Từ vụ lùm xùm “Em và Trịnh”: Làm phim về nhân vật có thật cần sự chuyên nghiệp về pháp lý

Trần Việt |

Vụ lùm xùm của phim “Em và Trịnh” khi sử dụng hình ảnh - chi tiết đời tư của cá nhân (có thật và còn sống) vào phim là chuyện hiếm hoi của điện ảnh Việt. Ở nước ngoài thì chuyện kiện tụng của các nhân vật thực ngoài đời đối với tác phẩm điện ảnh đưa họ lên, không còn là chuyện lạ. Nhưng ở ta thì khác, nhất là khi ở đây không chỉ có danh ca Khánh Ly, Thanh Thúy phản ứng mà cả Giáo sư người Nhật Michiko cũng lên tiếng.

Vì sao xin lỗi khó đến vậy?

Vụ Giáo sư (GS) Michiko yêu cầu nhà sản xuất bộ phim “Em và Trịnh” phải xin lỗi hoặc luật sư của GS sẽ kiện ra tòa, có thêm diễn biến mới khi nhà sản xuất (Galaxy) lại xin gia hạn thời gian thêm 10 ngày nữa. Một câu hỏi được nhiều người đặt ra là vì sao để thực hiện một lời xin lỗi phải xin gia hạn. Có khó gì đâu một lời xin lỗi. Thực ra không hẳn như vậy, một lời xin lỗi được đưa ra sẽ ảnh hưởng phần nào đến uy tín của nhà sản xuất cũng như đạo diễn phim. Lời xin lỗi ở đây dưới hình thức một thông cáo báo chí công khai đưa ra phải được cân nhắc kỹ lưỡng từng câu chữ, chuẩn xác và đúng thời điểm.

Vẫn có những ý kiến nói rằng phim truyện điện ảnh dù là phim tiểu sử thì vẫn có quyền hư cấu, như trong phim “Em và Trịnh” là lấy cảm hứng từ nhân vật có thật và kể câu chuyện bằng ngôn ngữ điện ảnh. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là đoàn làm phim đã dùng tên thật của nhân vật và chưa hề liên lạc với GS Michiko để xin phép đưa lên phim. Quyền nhân thân của cá nhân, trong đó có quyền tự do về hình ảnh được Luật pháp bảo đảm và bảo vệ. Đặc biệt là việc sử dụng thông tin cá nhân và hình ảnh người khác vào hoạt động kinh doanh.

Vì thế GS Michiko đã ủy quyền cho luật sư đòi đoàn làm phim xin lỗi trước khi kiện ra tòa nếu không được đáp ứng yêu cầu, là hợp lý và chính đáng. Thái độ thiện chí và ứng xử nhân văn của GS trong vụ việc này (chỉ tiến hành sau khi phim đã ngừng chiếu thương mại) là rất rõ ràng. Ứng xử của nhà sản xuất khi chỉ đến 18h30 ngày hạn chót phải xin lỗi mới phúc đáp xin gia hạn cũng làm dư luận chú ý và tự đưa ra nhận xét. Tuy nhiên, vụ việc của GS Michiko không thuộc thẩm quyền của Luật Điện ảnh.

Tất cả phải căn cứ theo Luật

Việc bộ phim “Em và Trịnh” đưa hình ảnh nhân vật ca sĩ Michiko lên phim mà không xin phép GS Michiko có phải là xâm phạm bí mật đời tư cá nhân hay không, phải căn cứ theo Bộ luật Dân sự, theo quy định của Hiến pháp Việt Nam.

Trong Bộ luật Dân sự ở ta ban hành năm 2015, điều 38, khoản 1 quy định: “Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng có công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác”.

Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015 Quyền của cá nhân đối với hình ảnh; nêu rõ ở mục 1: “Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình”. Từ quy định trên có thể hiểu quyền của cá nhân đối với hình ảnh là quyền nhân thân gắn liền với mỗi cá nhân, việc sử dụng hình ảnh cá nhân phải được người đó đồng ý, đồng thời quyền của cá nhân đối với hình ảnh được pháp luật ghi nhận và bảo vệ (trừ một số trường hợp đặc biệt như hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng…).

Khi điện ảnh Việt Nam đang dần hoàn thiện là một ngành Công nghiệp thì cũng là lúc các nhà sản xuất tác phẩm điện ảnh cũng cần có sự chuyên nghiệp về pháp lý, một khi tác phẩm có liên quan đến nhân vật có thật… Điều đó không chỉ là việc làm đúng Luật mà còn là cách ứng xử văn hoá nhân văn.

Trần Việt
TIN LIÊN QUAN

Giáo sư Michiko có thể kiện NSX phim Em và Trịnh theo điều luật nào?

Mi Lan |

Xung quanh những tranh cãi ồn ào giữa nhà sản xuất phim “Em và Trịnh” với các nhân vật liên quan, Luật sư Nguyễn Minh Long (công ty luật Dragon) đã có cuộc trao đổi với phóng viên Lao Động.

Nhà sản xuất phim Em và Trịnh xin lỗi giáo sư Michiko là ứng xử có văn hóa

Lê Thanh Phong |

Nhà sản xuất phim Em và Trịnh xin gia hạn giải quyết yêu cầu của giáo sư Michiko Yoshii đã nhận được sự đồng ý của bà.

Phim Em và Trịnh: Bài học cho ê-kíp phim Việt

NGỌC DỦ |

Nhà sản xuất phim “Em và Trịnh” xin gia hạn giải quyết yêu cầu của giáo sư Michiko Yoshii đã nhận được sự đồng ý của bà. Tuy nhiên, việc phản hồi muộn của đại diện nhà sản xuất cũng cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp.

Giáo sư Michiko Yoshii đồng ý để Nhà sản xuất phim Em và Trịnh gia hạn việc xin lỗi

DI PY |

Giáo sư Michiko Yoshii đồng ý cho Galaxy - Nhà sản xuất (NSX) phim "Em và Trịnh" gia hạn việc xin lỗi thêm 10 ngày nữa.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Vụ sập cầu Phong Châu, tìm thấy 1 thi thể trong xe tải dưới sông

Tô Công |

Phú Thọ - Chiều 20.9, lực lượng chức năng trong quá trình trục vớt kết cấu cầu Phong Châu bị sập và phương tiện đã phát hiện 1 thi thể trong chiếc xe tải.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.