Khánh thành Bia tưởng niệm chiến sĩ biệt động Sài Gòn hy sinh xuân Mậu Thân 1968

M.T |

Ngày 26.1, UBND TP Hồ Chí Minh và Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức lễ khánh thành Bia tưởng niệm chiến sĩ biệt động Sài Gòn hy sinh trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 tại Dinh Độc Lập (nay là Hội trường Thống Nhất).

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh: Với truyền thống uống nước nhớ nguồn, UBND TP chỉ đạo Sở Văn hóa và Thể thao xây dựng bia tưởng niệm các chiến sĩ biệt động Sài Gòn đã hy sinh trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968.

Song song đó, cũng đã chỉ đạo xây dựng 10 di tích, 9 bia tưởng niệm các chiến sĩ biệt động đã hy sinh trên địa bàn TP. Đồng thời, UBND TP đang chỉ đạo triển khai công trình Khu tưởng niệm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh.

"Hôm nay khánh thành thêm Bia tưởng niệm chiến sĩ biệt động Sài Gòn tại Dinh Độc Lập (hội trường Thống Nhất) không chỉ thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với các chiến sĩ biệt động Sài Gòn, lực lượng vũ trang TP mà còn là sự tuyên truyền thiết thực truyền thống yêu nước, tinh thần dũng cảm hy sinh vì độc lập tự do của dân tộc, giúp thế hệ hôm nay không ngừng phấn đấu, xứng đáng với thế hệ tiền nhân, xứng đáng với danh hiệu thành phố anh hùng".

Bia tưởng niệm có hình lá cờ Tổ quốc tượng trưng cho sức mạnh đoàn kết của dân tộc, hình tượng đốt tre thể hiện nét đặc trưng trong kiến trúc của Dinh Độc lập. Kích thước bia có chiều cao 4,5m, gồm 3 bục, chất liệu bằng đá granit, có khắc chữ. Lư hương bằng đá granit.

M.T
TIN LIÊN QUAN

Giới trẻ Đà Nẵng hào hứng nghe chuyện về cuộc Tổng tiến công Mậu Thân 1968

TRÂM NGUYỄN |

Sáng 25.1, Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức chương trình Nghe hiện vật kể với chủ đề “Đà Nẵng - Mậu Thân 1968”. Đến đây, các bạn trẻ không chỉ được nghe những nhân chứng kể lại mà còn hào hứng tham gia đặt câu hỏi với những người trong cuộc để hiểu rõ thêm câu chuyện đằng sau sự kiện Tổng tiến công Mậu Thân 1968.

Chuyện về người chiến sĩ đào hầm bí mật trong nhà giam Phú Quốc

Phố Nhơn |

Nhà giam Phú Quốc trong quá khứ khét tiếng tàn bạo, man rợ bởi những đòn tra tấn tù nhân rất dã man. Trong “địa ngục trần gian” đó, những tù binh cách mạng đã mưu trí, anh dũng, sáng tạo đào khoét các đường hầm bí mật từ trong phòng giam ra ngoài. Một trong số họ là ông Phan Kỳ (tên thường gọi là Hai Lúa, 80 tuổi, ngụ tổ dân phố 6, phường Ia Kring, TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai).

Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968: Khát vọng hòa bình, độc lập, thống nhất của dân tộc Việt Nam

BTS |

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 (1968-2018), Báo Lao Động trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 – Khát vọng hòa bình, độc lập, thống nhất của dân tộc Việt Nam" của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

Người dân huyện Mỹ Đức, Hà Nội khổ vì đoạn đường “nắng bụi, mưa lầy lội”

HOÀNG LỘC |

Gần 2km đường giao thông nông thôn qua ao làng Giữa Quýt nằm trên địa bàn xã Tuy Lai, huyện Mỹ Đức, Hà Nội đã xuống cấp, hư hỏng. Tình trạng “nắng bụi, mưa lầy lội”, khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn.

Bắt Chánh Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng

HOÀI THANH |

Chánh Văn phòng Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng bị bắt giữ để điều tra về việc bị tố nhận 1 tỉ đồng của người dân.

Ủng hộ trên 100.000 đồng được nhận giấy khen, dưới chỉ nhận thư khen

Chân Phúc |

TPHCM - Học sinh ủng hộ trên 100.000 đồng thì nhận được giấy khen còn ủng hộ dưới 100.000 đồng thì chỉ được nhận thư khen.

Bắt khẩn cấp TBT Tạp chí Môi trường và Đô thị cùng một số phóng viên

NHÓM PV |

Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thái Bình phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an vừa phá thành công chuyên án, bắt giữ khẩn cấp Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam cùng một số phóng viên, cán bộ về tội cưỡng đoạt tài sản.

Điều khách Tây “choáng” nhất khi đi trên vỉa hè ở Việt Nam

nguyễn đạt |

Khách Tây hóm hỉnh nhận xét vỉa hè Việt Nam có thể dành cho tất cả các hoạt động, ngoại trừ việc đi bộ.

Giới trẻ Đà Nẵng hào hứng nghe chuyện về cuộc Tổng tiến công Mậu Thân 1968

TRÂM NGUYỄN |

Sáng 25.1, Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức chương trình Nghe hiện vật kể với chủ đề “Đà Nẵng - Mậu Thân 1968”. Đến đây, các bạn trẻ không chỉ được nghe những nhân chứng kể lại mà còn hào hứng tham gia đặt câu hỏi với những người trong cuộc để hiểu rõ thêm câu chuyện đằng sau sự kiện Tổng tiến công Mậu Thân 1968.

Chuyện về người chiến sĩ đào hầm bí mật trong nhà giam Phú Quốc

Phố Nhơn |

Nhà giam Phú Quốc trong quá khứ khét tiếng tàn bạo, man rợ bởi những đòn tra tấn tù nhân rất dã man. Trong “địa ngục trần gian” đó, những tù binh cách mạng đã mưu trí, anh dũng, sáng tạo đào khoét các đường hầm bí mật từ trong phòng giam ra ngoài. Một trong số họ là ông Phan Kỳ (tên thường gọi là Hai Lúa, 80 tuổi, ngụ tổ dân phố 6, phường Ia Kring, TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai).

Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968: Khát vọng hòa bình, độc lập, thống nhất của dân tộc Việt Nam

BTS |

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 (1968-2018), Báo Lao Động trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 – Khát vọng hòa bình, độc lập, thống nhất của dân tộc Việt Nam" của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.