Không thể siết chặt lễ hội trên công văn, giấy tờ

Phi Yến |

"Lễ hội ở Việt Nam đang bị rơi vào tình trạng không quản lý được thì cấm. Siết chặt lễ hội cũng không thể trên công văn, giấy tờ được", PGS Trần Lâm Biền cho biết.

Đến hẹn lại lên, mùa lễ hội năm nay tiếp tục lặp lại các hiện tượng chen chúc, ồ ạt như nhiều mùa lễ hội năm trước. Chùa Hương, Phủ Tây Hồ (Hà Nội)… và nhiều địa điểm khác đều thất thủ vì số người kéo về đi lễ quá đông.

Theo PGS Trần Lâm Biền, nhiều người Việt đang thi nhau đi lễ hội nhưng thực chất không hiểu rõ khái niệm lễ hội là gì. Điều này xuất phát từ việc, chúng ta đang khủng hoảng lòng tin tâm linh.

PGS Trần Lâm Biền.
PGS Trần Lâm Biền.

“Người ta thi nhau mổ xẻ lễ hội xấu hay tốt mà chưa biết cách quản lý. Lễ hội không xấu, đó là văn hóa, phong tục tập quán bao đời. Mỗi một lễ hội sinh ra đều có mục đích rõ ràng. Hiện nay các nhà quản lý văn hóa đang làm việc theo kiểu hành chính. Họ chưa thực sự quan tâm đến vấn đề “làm sao để quản lý công tác tổ chức lễ hội theo thực tiễn chứ không phải là “siết chặt” trên giấy tờ, công văn. Lễ hội là tâm linh. Trong không gian tâm linh mà có những hành động trần tục, sân si quá thì phải xem đó là tội lớn chứ không chỉ phản ánh chung chung là phản văn hóa", ông nói.

Theo PGS Trần Lâm Biền, lễ hội không phải để cấm. “Trái lại cần được mở cửa, giữ gìn và phát triển. Hiện nay, vì việc quản lý có nhiều vấn đề dẫn đến việc phải cấm hay tạm dừng một số lễ hội. Không quản lý được thì cấm, tư duy quản lý đó là không đúng. Lễ hội trước hết là để thần linh chứng giám. Tuy nhiên, một số lễ hội như chọi trâu Đồ Sơn hiện nay được đưa vào sân có hàng rào bao quanh thì thần linh nào chứng giám được".

Chuyên gia nghiên cứu văn hóa viện dẫn câu thành ngữ “tả tơi lễ hội”. Theo ông, cần có cách hiểu “tử tế” về khái niệm này. "Tả tơi" là trở về thời kỳ hỗn mang, để vượt qua thời kỳ hỗn mang đó và nhắc nhở thần linh tạo ra thiên thời địa lợi nhân hòa, đưa đến nguồn hạnh phúc cho con người.

Ông cho rằng, trong lễ hội luôn có nghi thức. Tuy nhiên một số nghi thức hiện nay đang bị biến tướng thành trò chơi, thậm chí là trá hình các trò ăn thua, cá độ.

Phi Yến
TIN LIÊN QUAN

Dùng gậy xoa tiền vào tượng Phật để cầu may tại chùa Bái Đính

KHOA ĐĂNG |

Ngày 21.2 (tức mùng 6 tháng Giêng), tại chùa Bái Đính đã tổ chức khai mạc Lễ hội năm 2018. Hàng nghìn người dân quanh vùng và du khách thập phương đã tới đây lễ Phật đầu năm.

Siết chặt quản lý đối với chọi trâu Phú Thọ

Đào Bích |

Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VH,TT&DL) vừa có công văn hỏa tốc gửi Sở VH-TT&DL tỉnh Phú Thọ yêu cầu siết chặt công tác tổ chức đối với Hội Chọi trâu xã Phù Ninh (huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ).

Bỏ tục cướp hoa tre tại Lễ hội đền Sóc: Quản không được thì bỏ?

QUANG ĐẠI |

Trước tình trạng hỗn loạn dẫn đến ẩu đả không kiểm soát được khi đám đông tranh nhau “cướp” lộc hoa tre, ban tổ chức Lễ hội đền Sóc đã cam kết bỏ tục lệ nói trên trong năm nay.

Bộ Tài chính xem xét tăng mức giảm trừ gia cảnh

Mai Ánh |

Bộ Tài chính đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh theo kiến nghị của các cử tri từ 6 tỉnh, thành phố.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.