Người sưu tập báo xưa trên đất Thành Nam

Vũ Mừng |

Nếu ai có một lần ghé qua mảnh đất Nam Định rồi tìm gặp Nguyễn Phi Dũng, hẳn sẽ thấy ông là một người đặc biệt. Đặc biệt nhất có lẽ là cái cách ông lựa chọn niềm đam mê cho mình, rồi đến việc phải đánh đổi nhiều thứ quý giá như thời gian, sự nghiệp... để “nuôi” niềm đam mê ấy - sưu tầm những tờ báo, những số báo xưa của Việt Nam lẫn thế giới.

Mê mải “nhặt nhạnh” tri thức xưa

Thực ra, khi muốn kiếm tìm câu chuyện về những người sưu tầm, “chơi” sách cổ quả không thiếu, nhưng dày công tìm tới những tờ báo xưa thì chắc hẳn là không quá nhiều. Thường thì người ta giữ sách cũ chứ mấy ai cất báo cũ để đọc lại, trừ những bài báo liên quan đến các sự kiện trọng đại hoặc thật sự cần thiết cho bản thân.

Ấy thế nhưng với Nguyễn Phi Dũng, những số báo, đầu báo, càng cũ thì lại càng được ông trân trọng và “khăng khăng” tìm cách để đưa về với không gian lưu trữ của bản thân mình. Vừa cẩn trọng rà đầu ngón tay tìm kiếm những số báo đặc sắc nhất để khoe với chúng tôi, Nguyễn Phi Dũng ôn tồn: “Tớ đã từng nghe ai đó nói đại ý rằng, mỗi tờ báo chỉ tồn tại trong có 24 giờ, ngày mai lại những số báo mới, ngồn ngộn những thông tin mới xuất hiện, phủ lấp những “giá trị” của ngày hôm qua. Ấy thế nhưng khi mà mình chưa đọc, thì những tờ báo đó vẫn là mới, đúng không nào?”.

Trong số hơn 20 tấn sách và báo chí đã được Nguyễn Phi Dũng “biến thành của riêng” trong gần 10 năm qua, có cả những tờ thuộc các báo đầu tiên được xuất bản ở Việt Nam, bằng tiếng Việt như tờ Gia Định báo (xuất bản số đầu tiên xuất bản năm 1865 ở Sài Gòn), Phụ nữ tân văn (xuất bản số đầu năm 1929 ở Sài Gòn); những tờ báo cách mạng thời kỳ đầu như Cứu Quốc, Độc Lập, Cờ Giải Phóng, Lao Động, Vui Sống…; những tạp chí văn hóa, văn học nổi tiếng một thời như Phong Hóa, Ngày Nay, Nam Phong…

Những tờ báo Lao Động được xuất bản hơn nửa thế kỷ trước được ông Nguyễn Phi Dũng trân trọng gìn giữ. Ảnh: VM
Những tờ báo Lao Động được xuất bản hơn nửa thế kỷ trước được ông Nguyễn Phi Dũng trân trọng gìn giữ. Ảnh: VM

Chỉ mới kể ra chừng đó thôi nếu ước lượng qua loa, quy theo giá của đồ cổ thì chắc cũng phải bội tiền, nhưng cái lý của người sưu tầm thì lại rất rành mạch: “Không có tờ báo quý nhất, không có tờ báo rẻ nhất. Mỗi tờ báo đều có một vai trò và giá trị nhất định. Như một “thư ký lịch sử”, báo chí thông tin kịp thời, nhờ đó mà mỗi sự kiện đều được thể hiện rất cụ thể và rõ ràng”.

Giữa một kho tàng tri thức ngồn ngộn và đẫm màu thời gian kia, Nguyễn Phi Dũng hào hứng giới thiệu cho chúng tôi về từng giai đoạn lịch sử của đất nước qua những trang báo, đã được phân chia theo từng năm tháng. Chính chúng tôi cũng chưa thể hình dung ra được rằng để sống với niềm đam mê, để nuôi dưỡng tình yêu cho sách báo cổ của mình, Dũng đã phải “cắt xẻo” thời gian thế nào, khi mà công việc kinh doanh vốn đã đủ khiến người ta mệt nhoài và không có thời gian dư dả. Nguyễn Phi Dũng lúc này mới nhoẻn miệng cười mà chỉ ra bí quyết đã được tích góp nhiều năm: “Ngoài yếu tố nội dung thì chất liệu giấy của báo chí xưa cũng đa dạng từ giấy dó, giấy rơm đến giấy bản; mỗi chất liệu giấy lại gắn với một giai đoạn lịch sử riêng của báo chí cũng như lịch sử của đất nước. Thế nên chỉ nhìn thoáng qua thôi là tớ đã biết được tờ báo đó được xuất bản giai đoạn nào”.

Trân trọng giá trị lịch sử qua từng trang báo

Giống như một bảo tàng báo chí thu nhỏ, với mỗi một đầu báo đặc biệt, Nguyễn Phi Dũng luôn tâm huyết giành riêng một không gian trưng bày, trong đó phải kể tới những tờ báo lớn như Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, Cứu Quốc, Lao Động… Sở hữu cho mình một bộ sưu tập các số báo của Lao Động được xuất bản trong giai đoạn 1951 - 1953, người sưu tầm báo xưa của Thành Nam bộc bạch: “Trong số những đầu báo, tờ báo tại căn phòng này, có thể nói Lao Động là một tờ báo đặc biệt”.

Ngay từ đầu những năm 50, Lao Động là một trong số rất ít những tờ báo có khả năng phát hành ấn phẩm in màu. Trong bối cảnh đất nước còn chiến tranh với nền khoa học công nghệ có phần khiêm tốn, những người làm báo Lao Động thời điểm đó đã hướng tới một tờ báo chuyên nghiệp. Từ bộ nhận diện tiêu đề báo, cho tới font chữ đều được in theo một thể thức thống nhất, gần như có sự nhất quán xuyên suốt thời gian dài.

Nguyễn Phi Dũng bày tỏ: “Với những số báo đặc biệt như: Kỷ niệm lần thứ 5 ngày thành lập Tổng LĐLĐ Việt Nam, Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Hồ Chủ Tịch, Tuyên ngôn của Đảng Lao động Việt Nam thì “Lao Động” không chỉ đơn thuần là một tờ báo mà còn có thể xem là một tác phẩm mỹ thuật với những tranh minh hoạ, những hình ảnh đi kèm cực kỳ ấn tượng, để ngày hôm nay, sau gần một thế kỷ nhìn lại vẫn mang đến cho bạn đọc những xúc cảm mạnh mẽ”.

Ở cuối hành trình tham quan bộ sưu tập báo chí đồ sộ ấy, Nguyễn Phi Dũng ngồi trước mặt chúng tôi, hai bàn tay đan cài vào nhau để giữ cho niềm xúc động không rưng rưng nơi khoé mắt. “Tớ muốn giới thiệu thêm cho các cậu về không khí rạo rực của ngày 2.9 trên quê hương Nam Định được in trên tờ Nỗ Lực của Công thương cứu quốc Nam Định, số ra ngày 20.8.1946”.

Lật giờ từng trang báo Nỗ Lực của mùa thu năm 1946, chúng tôi thấy một Nam Định với những con phố cổ tràn ngập các hoạt động vui tươi. Người dân Thành Nam của những năm tháng ấy và cả bây giờ vẫn hướng về ngày lễ Độc lập bằng những nghi thức không quá ồn ào nhưng lại cực kỳ sâu lắng như bình văn chương, bình thơ, hát tuồng, hát chèo và chiếu bóng miễn phí.

Kho tàng báo chí xưa ước tính có tổng trọng lượng gần 20 tấn. Ảnh: VM
Kho tàng báo chí xưa ước tính có tổng trọng lượng gần 20 tấn. Ảnh: VM

Tới đây, tôi chợt nhớ tới Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, trong trang viết của mình ông từng chia sẻ: “Sách cũ, giấy đen, không còn đọc được, nhưng nó lại có giá trị của những trang nhật ký cuộc đời. Nó là kỷ niệm, là nhắc nhớ, là những cuốn sách không phải để đọc mà để nghĩ ngợi, để suy tư, để ngẩn ngơ cùng năm tháng đời người”. Với những người yêu thích công việc sưu tầm sách báo cũ như ông Dũng, nhận định này rất đúng.

Trên tất cả, họ đến với sách báo vì tình yêu sau những con chữ, sau mới là niềm đam mê sưu tầm, cũng là để nghiên cứu, vừa để giữ gìn chúng. Sưu tầm, giữ gìn cẩn thận, sẵn sàng chia sẻ với những ai có cùng đam mê, yêu mến sách báo cũ, cũng là cách ông Dũng đang góp phần lưu giữ lại một phần lịch sử của đất nước, dân tộc cho những đời sau.

Vũ Mừng
TIN LIÊN QUAN

Đây là tờ báo của chúng tôi

Đăng Huỳnh |

2022, tròn 10 năm tôi viết những bài đầu tiên cho Báo Lao Động. Mỗi một bài báo được đăng đều rất đỗi tự hào. Cầm tờ báo trên tay thấm thía mọi cung bậc cảm xúc.

"Đỏ mắt" tìm sạp báo truyền thống giữa lòng Hà Nội

MINH TRIẾT - HOÀI THU |

Những sạp báo in chỉ còn lại số ít tại Hà Nội khi suy giảm về lượng người đọc và tìm mua, nhưng đó dường như vẫn là một nét văn hóa, một thói quen với nhiều người.

Những kỷ vật trong Bảo tàng Báo chí Việt Nam: Ghi dấu lịch sử báo chí dân tộc

Bích Hà - Hải Nguyễn |

Những trang báo cũ, những cuốn sổ ghi chép đã nhuốm màu thời gian, hay cái ba lô và chiếc võng thủng, máy quay ngựa trời và những chiếc máy ảnh không còn hiện diện trong đời sống thường nhật... Mỗi hiện vật đang được lưu giữ tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã và đang kể với công chúng về câu chuyện của những người làm báo, tái hiện sinh động dòng chảy của lịch sử, trong đó báo chí vừa là người quan sát, vừa là chứng nhân.

Nhiều hộ dân tự ý quay trở lại nhà ở khu vực di dời vì bão

CÔNG SÁNG |

Nhiều hộ dân tại huyện Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình) quay trở lại nhà khi khu vực của gia đình còn nguy hiểm do ảnh hưởng mưa bão.

Bà chủ Xuyên Việt Oil bị cấp dưới bớt tiền hối lộ quan chức

Việt Dũng |

Để phục vụ cho việc kinh doanh xăng dầu, bà chủ Xuyên Việt Oil đã chi ra hàng triệu USD hối lộ lãnh đạo bộ, ngành song một phần tiền bị cấp dưới bớt xén.

Giá cả ở Việt Nam chênh lệch thế nào trong mắt khách Tây?

Nguyễn Đạt |

Tính toán chi phí du lịch Việt Nam, khách Tây bất ngờ vì đồ ăn nhanh, cà phê khá đắt so với quê nhà, còn dịch vụ làm đẹp quá rẻ.

Dân vùng táo muối đặc sản Hải Phòng nỗ lực cứu vụ Tết

Hoàng Khôi |

Người dân vùng trồng táo muối đặc sản Hải Phòng tiếc nuối, xót xa khi hàng trăm ha táo tươi tốt, đang độ ra hoa để cho thu hoạch vụ Tết bỗng tả tơi, thiệt hại do bão.

Cầu Long Thành hoàn thành sửa chữa vượt tiến độ

MINH QUÂN |

Công tác sửa chữa khe co giãn tại cầu Long Thành trên tuyến cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây đã hoàn thành trước kế hoạch 4 ngày.

Đây là tờ báo của chúng tôi

Đăng Huỳnh |

2022, tròn 10 năm tôi viết những bài đầu tiên cho Báo Lao Động. Mỗi một bài báo được đăng đều rất đỗi tự hào. Cầm tờ báo trên tay thấm thía mọi cung bậc cảm xúc.

"Đỏ mắt" tìm sạp báo truyền thống giữa lòng Hà Nội

MINH TRIẾT - HOÀI THU |

Những sạp báo in chỉ còn lại số ít tại Hà Nội khi suy giảm về lượng người đọc và tìm mua, nhưng đó dường như vẫn là một nét văn hóa, một thói quen với nhiều người.

Những kỷ vật trong Bảo tàng Báo chí Việt Nam: Ghi dấu lịch sử báo chí dân tộc

Bích Hà - Hải Nguyễn |

Những trang báo cũ, những cuốn sổ ghi chép đã nhuốm màu thời gian, hay cái ba lô và chiếc võng thủng, máy quay ngựa trời và những chiếc máy ảnh không còn hiện diện trong đời sống thường nhật... Mỗi hiện vật đang được lưu giữ tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã và đang kể với công chúng về câu chuyện của những người làm báo, tái hiện sinh động dòng chảy của lịch sử, trong đó báo chí vừa là người quan sát, vừa là chứng nhân.