Người trẻ phải lòng ca trù

ANH ĐÀO ĐẶNG |

Những người trẻ yêu thích ca trù không hiếm, nhưng đam mê và coi nghệ thuật này là một nghề thì không phải ai cũng dám gắn bó.

Và đâu đó vẫn còn những người trẻ “cháy hết mình” với ca trù, như 2 ca nương trẻ của CLB ca trù Hà Nội.

Lớn lên cùng ca trù

Đặng Thị Hường (sinh năm 1994) là ca nương trẻ tuổi nhất của Câu lạc bộ (CLB) ca trù Hà Nội. Hường nhỏ nhắn, giọng hát cuốn hút, cách đánh phách không kém đàn anh đàn chị. Bà nội cô là nghệ nhân Nguyễn Thị Chúc - một trong những đại thụ của ca trù đất Bắc. Hường ngấm ca trù ngay từ nhỏ, khi lên 6 tuổi Hường đã được bà dậy những câu ca trù đầu tiên. Hường phải lòng loại hình nghệ thuật truyền thống này và gắn bó suốt 20 năm qua. Khao khát muốn trở thành một ca nương đã thôi thúc cô chăm chỉ rèn luyện. Hàng ngày, ghi chép lại từng câu bà hát rồi học thuộc lòng, đến khi quen, ghép được tiếng hát với tiếng phách, tiếng đàn, tiếng trống, bắt đầu theo bà đi diễn.

Khi đã trở thành một ca nương hát trong CLB ca trù Hà Nội, Đặng Thị Hường vẫn không ngừng luyện tập, trau dồi các kỹ năng hát và đánh phách. NSƯT Bạch Vân - Chủ nhiệm CLB ca trù Hà Nội chia sẻ: “Hường có sức hút đặc biệt với khán giả. Ca nương trẻ này như thổi một làn gió mới nhưng vẫn giữ được nét xưa của ca trù”.

Để được sống với đúng đam mê, 1 tuần 3 buổi tối, Hường vượt quãng đường 20km từ Hoài Đức lên trung tâm Hà Nội. Những lúc diễn xong, chị ở lại giao lưu cùng khán giả đến đêm muộn. Khó khăn, vất vả là thế nhưng chưa bao giờ nghĩ sẽ rời bỏ ca trù. Với Hường, ca trù là truyền thống dòng tộc; hát ca trù là một cách thể hiện tình cảm và trách nghiệm của con cháu trong gia đình với tổ tiên.

Đặng Thị Hường tâm sự, để được sống với đúng đam mê, chị phải làm thêm nhiều việc khác. Hiện tại, CLB chưa có đơn vị nào tài trợ và không thuộc quản lý của nhà nước, mọi chi phí được trả tùy thuộc vào số lượng vé bán ra. Số lượng khách thưa dần, có những hôm chỉ bán được duy nhất 1 vé. Bởi thế đồng lương chỉ đủ xăng xe, đồ dùng và trang phục phục vụ cho buổi biểu diễn.

“Gieo mầm” ca trù cho thế hệ trẻ

Trong nhiều lần đến nghe CLB ca trù Hà Nội, chúng tôi không rời mắt khỏi một bé gái tầm 7 tuổi đang ngồi tập gõ từng nhịp phách sao cho khớp với tiếng đàn và tiếng hát. Đó là con của ca nương Kim Ngọc. Chị Ngọc kể, thi thoảng chị dẫn con gái theo để làm quen dần với ca trù, vì tình yêu quá lớn nên cũng muốn con mình theo nghiệp. Chị không muốn ca trù mai một, vì thế muốn gieo tình yêu ca trù cho thế hệ trẻ, trước hết là con mình.

Kim Ngọc là thế hệ cuối 8x nhưng đã trở thành ca nương hát chính trong canh hát tại đình Kim Ngân. Chị mong muốn tiếng hát có thể lôi cuốn thế hệ trẻ đến gần với âm nhạc truyền thống và mình góp một phần công sức trong việc giữ gìn và phát triển ca trù.

Hôm 2.11, Kim Ngọc đã cho con gái tham gia Liên hoan tài năng trẻ ca trù Hà nội tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, một sân chơi cực kỳ hữu ích vừa giúp bé thể hiện tài năng vừa là nơi rất tốt để bé có thể giao lưu học hỏi. Giải thưởng Ca nương trẻ tuổi nhất và giải khuyến khích Tài năng trẻ sẽ là động lực cho bé để cố gắng hơn trong quãng đường phía trước...

Liên hoan tài năng trẻ ca trù Hà Nội năm 2019 diễn ra ngày 2.11 có sự tham gia của các thí sinh từ 4 tuổi (nhóm múa) đến 30 tuổi là những tài năng trẻ đến từ 8 nhóm CLB ca trù trên địa bàn Hà Nội (CLB ca trù Chanh Thôn, Hoa Hựu, Lỗ Khê, Ngãi Cầu, Thái Hà, Thượng Mỗ, Xuân Đỉnh, nhóm ca trù Phú Thị) và 3 thí sinh tự do.

Có 13/26 thí sinh là đào nương, kép đàn trong độ tuổi từ 6 - 15 tuổi, có 13/26 thí sinh là đào nương, kép đàn trong độ tuổi 16 - 30 tuổi, còn lại các nhóm múa có độ tuổi từ 4 - 15 tuổi. Đặc biệt, liên hoan năm nay có rất nhiều gương mặt trẻ lần đầu tiên tham gia

Bà Bùi Thị Thu Hiền - Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội nhấn mạnh: “Liên hoan không chỉ góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản ca trù mà còn động viên, thúc đẩy hoạt động truyền dạy, thực hành ca trù ở cơ sở, đồng thời phát hiện, bồi dưỡng các tài năng trẻ. Đây chính là vấn đề mấu chốt nhất nhằm đưa ca trù ra khỏi tình trạng bảo vệ khẩn cấp”.

ANH ĐÀO ĐẶNG
TIN LIÊN QUAN

Thị Nở là hoa hậu, Mị nổi loạn: Thời văn học "lên ngôi" trong MV ca nhạc

Linh Chi |

Vẫn lấy chủ đề chính là câu chuyện tình yêu nhưng thời gian gần đây, các ca sĩ Việt đã tìm ra được hướng đi mới là thực hiện MV dựa trên những tác phẩm văn học như: "Hết thương cạn nhớ" - Đức Phúc hay "Để Mị nói cho mà nghe" - Hoàng Thùy Linh...

Sao ca nhạc "bí mật" lên Sa Pa chạy 21km giải trail lớn nhất Việt Nam

Hoài Vũ |

Các ca sĩ nổi tiếng ở phía Nam đổ xô đến Sa Pa để tham gia chạy giải VMM, chung tay đóng góp cho cộng đồng.

Nhạc sĩ Trần Hùng ra mắt phim ca nhạc "Tình cha nghĩa mẹ"

M. K |

Mới đây, nhạc sĩ Trần Hùng chính thức ra giới thiệu phim ca nhạc "Tình cha nghĩa mẹ", với thông điệp trong cuộc sống "mỗi người hãy luôn yêu thương nhau và báo hiếu cha mẹ bởi tình yêu của cha mẹ dành cho chúng ta chẳng khi nào vơi cạn". Đây cũng chính là món quà nhạc sĩ Trần Hùng muốn dành tặng khán giả trong tháng Vu lan báo hiếu.

Bộ Tài chính xem xét tăng mức giảm trừ gia cảnh

Mai Ánh |

Bộ Tài chính đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh theo kiến nghị của các cử tri từ 6 tỉnh, thành phố.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.