3 phương thức giúp người mua kỳ nghỉ du lịch có thể đòi lại tiền

Nhóm Phóng Viên |

Ngoài việc khởi kiện ra toà hoặc tố cáo ra cơ quan công an (nếu thấy dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự); người dân có thể giải quyết tranh chấp hợp đồng với công ty sở hữu kỳ nghỉ du lịch bằng phương thức trọng tài thương mại.

Nhiều người dân quan tâm làm sao để đòi lại quyền lợi

Báo Lao Động vừa có loạt bài viết "Biến tướng kinh doanh sở hữu kỳ nghỉ du lịch tại Việt Nam", phản ánh dấu hiệu lừa đảo, dấu hiệu trốn thuế của một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, gây ra nhiều hệ luỵ cho người dân, xã hội.

Theo đó, toà soạn đã nhận được hàng trăm đơn thư của người dân gửi đến, cho rằng bị một số công ty sở hữu kỳ nghỉ du lịch lừa bằng cùng một thủ đoạn tinh vi: Người dân (đa phần là người già, về hưu) được mời gọi đến nhận voucher nghỉ dưỡng miễn phí, sau đó được mời chào đầu tư sở hữu kỳ nghỉ với cam kết không có nhu cầu nghỉ thì có thể cho thuê hoặc bán lại để kiếm lời.

Tuy vậy, đó chỉ là lời của nhân viên tư vấn mà không được thể hiện trong hợp đồng. Nhiều người cho biết, do tin lời tư vấn viên và bị thúc ký hợp đồng ngay trong hội thảo, lúc trạng thái tinh thần không tỉnh táo, hợp đồng lại dài hàng chục trang, chữ nhỏ nên đã trót đặt bút ký.

Trong hợp đồng có cài các điều khoản bất lợi cho khách hàng như "không được phép khiếu nại, không được phép khởi kiện". Vậy, khi xảy ra tranh chấp, người dân cần thực hiện như thế nào cho đúng quy định của pháp luật?

3 phương thức xử lý tranh chấp

Luật sư Lê Hồng Hiển - Giám đốc Hãng luật Lê Hồng Hiển và Cộng sự (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) - cho biết, “Trong các hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ có những điều khoản như là không được phép khiếu nại, không được phép khởi kiện, không được phép huỷ ngang, đó là những điều khoản bất lợi. Xét dưới góc độ pháp luật, quy định đó không làm mất đi quyền khiếu nại và khởi kiện của bên mua", luật sư Lê Hồng Hiển khẳng định.

Lời quảng cáo, tư vấn của các tư vấn viên sở hữu kỳ nghỉ du lịch thường không đúng với các nội dung ký kết trong hợp đồng. Ảnh: PV Lao Động
Lời quảng cáo, tư vấn của các tư vấn viên sở hữu kỳ nghỉ du lịch thường không đúng với các nội dung ký kết trong hợp đồng. Ảnh: PV Lao Động

Nếu người dân có căn cứ để chứng minh khi ký vào hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ du lịch, mình bị nhầm lẫn, bị lừa dối hay là bị đe dọa thì hoàn toàn có quyền khởi kiện ra toà để yêu cầu tuyên bố các hợp đồng đó là vô hiệu.

Nếu toà tuyên các hợp đồng đó là vô hiệu thì các bên sẽ phải trả cho nhau những gì đã nhận được, trong đó có số tiền người dân đã bỏ ra để mua sở hữu kỳ nghỉ, cộng thêm phần bồi thường thiệt hại.

Luật sư nhận định, nếu xác định được hành vi lừa dối, gian dối thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

“Nếu thấy dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự thì người dân cần tố cáo ra cơ quan công an có thẩm quyền để xử lý, điều tra, đồng thời cung cấp các bằng chứng liên quan. Nếu có dấu hiệu tội phạm, cơ quan điều tra sẽ khởi tố vụ án”, luật sư Hiển nói.

Các hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ du lịch thường có nhiều điều khoản bất lợi cho khách hàng. Ảnh: PV Lao Động
Các hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ du lịch thường có nhiều điều khoản bất lợi cho khách hàng. Ảnh: PV Lao Động

Luật sư Trương Anh Tú - Chủ tịch TAT Law Firm (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho rằng, những khách hàng có tranh chấp hợp đồng với các công ty sở hữu kỳ nghỉ du lịch có thể dùng phương thức giải quyết tranh chấp là đưa ra Trọng tài thương mại.

Điều kiện để giải quyết tranh chấp bằng phương thức này là ngay từ khi ký hợp đồng, các bên đã phải thống nhất lựa chọn cơ chế giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại.

Trong trường hợp chưa có thống nhất trong hợp đồng, nhưng khi xảy ra tranh cấp, các bên cùng thoả thuận giải quyết bằng Trọng tài thương mại thì vẫn có thể thực hiện khi có ít nhất một bên có hoạt động thương mại (theo quy định của Luật Trọng tài thương mại năm 2010).

"Trọng tài thương mại là một cơ chế giải quyết hết sức văn minh, mềm dẻo, nhanh chóng, thuận lợi cho các bên" - luật sư Trương Anh Tú cho biết.

Nhóm Phóng Viên
TIN LIÊN QUAN

Luật sư nêu 4 lý do không nên mua sở hữu kỳ nghỉ du lịch

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Là người có nhiều tìm hiểu thực tế và nghiên cứu sâu về "sở hữu kỳ nghỉ du lịch" ngay khi mô hình kinh doanh này vừa du nhập về Việt Nam (từ năm 2014), luật sư Trương Anh Tú nêu 4 lý do người dân không nên mua sở hữu kỳ nghỉ du lịch.

Rầm rộ kinh doanh sở hữu kỳ nghỉ du lịch kiểu "lùa gà", cần thanh tra toàn diện

NHÓM PHÓNG VIÊN THỜI SỰ |

Đánh giá kinh doanh sở hữu kỳ nghỉ du lịch đang bị biến tướng tại Việt Nam theo kiểu chộp giật, lùa gà, gây ra nhiều hệ luỵ cho xã hội, chuyên gia cho rằng, các Bộ, ngành liên quan cần sớm vào cuộc, thanh tra toàn diện với các doanh nghiệp hoạt động trong thị trường này.

Những bi kịch cuộc đời vì trót ký hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ du lịch

Nhóm Phóng Viên Thời Sự |

Tin lời quảng cáo hoa mỹ của của một số công ty kinh doanh sở hữu kỳ nghỉ du lịch tại Việt Nam, nhiều người dân đã sập bẫy và rơi vào bi kịch, thậm chí tan cửa nát nhà.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Lào Cai phạt quán ăn tăng giá bất thường mùa mưa lũ

Đinh Đại |

Lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai đã tiến hành lập biên bản và xử phạt cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại huyện Bảo Thắng.

Trường sạt lở nghiêm trọng, hàng trăm học sinh Thanh Hóa nghỉ học

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Do ảnh hưởng của mưa bão, một trường học đang xây dựng thì bị sạt lở nghiêm trọng. Ngay sau đó, ngành chức năng đã cho toàn bộ học sinh nghỉ học.