4 phương án đưa người lao động Việt Nam từ Guinea Xích đạo về nước

Đặng Tiến |

Bộ GTVT vừa có văn bản hỏa tốc gửi các bộ các Ngoại giao, Y tế, LĐTBXH về kế hoạch bay đưa người lao động và công dân Việt Nam tại Guinea Xích đạo (Châu Phi) về nước. Theo đó, VNA đã xây dựng 4 phương án kế hoạch bay và hiện đang chờ đối tác cung cấp dịch vụ xác nhận về khả năng đáp ứng khai thác tàu bay.

Trên 50 chuyến bay đưa hàng nghìn công dân về nước an toàn

Đại diện Cục Hàng không Việt Nam cho biết, trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều quốc gia hạn chế việc di chuyển, các cơ quan đại diện Việt Nam tại Châu Âu đã tích cực làm việc với các cơ quan chức năng sở tại để chuẩn bị các thủ tục cần thiết về cấp phép bay, hướng dẫn công dân di chuyển đến các sân bay, phối hợp với hãng hàng không và các cơ quan chức năng sở tại hướng dẫn, hỗ trợ công dân hoàn thành các thủ tục cần thiết. Cũng theo Cục Hàng không Việt nam, hiện Bộ Ngoại giao đang là tổng chỉ huy phương án đưa công dân về nước. Sau khi được Thủ tướng Chính phủ đồng ý thì Cục Hàng không và các hãng bay triển khai tàu bay và nhân lực để đưa công dân về nước an toàn. Hiện tàu bay luôn sẵn sàng bay chỉ chờ lệnh là lên đường.

Đại diện Vietnam Airlines cho biết, từ đầu mùa dịch đến nay hãng đã có khoảng trên 50 chuyến bay đón công dân Việt Nam ở nước ngoài về nước. Mới đây nhất ngày 22.7.2020, Vietnam Airlines đã đưa 270 công dân Việt Nam từ Ba Lan và Romania về nước. Hành khách trên chuyến bay bao gồm học sinh, sinh viên đã hoàn thành khóa học, gặp khó khăn về chỗ ở, trẻ em dưới 18 tuổi, người cao tuổi, người có bệnh nền, người đi du lịch, thăm thân, người lao động hết hạn thị thực và hợp đồng lao động bị kẹt lại từ các nước Rumani, Bulgaria, Ba Lan, Ý, Bỉ, Áo, Đan Mạch, Hà Lan, Séc, Slovakia và Hungary. Chuyến bay do các cơ quan chức năng Việt Nam, các cơ quan đại diện Việt Nam tại Romania, Ba Lan và các nước lân cận khu vực Châu Âu cùng Vietnam Airlines phối hợp với các cơ quan chức năng sở tại tổ chức thực hiện.

Cũng theo VNA, hiện đội tàu luôn sẵn sàng, vì nếu tàu không bay quốc tế thì vẫn đang bay nội địa bình thường. Về mặt lý thuyết, dù bay quốc tế hay nội địa vẫn phải đảm bảo an toàn (kỹ thuật, tổ bay…) đáp ứng đủ để bay. Nó chỉ khác nhau việc đưa công dân về nước nguy cơ lây nhiễm cao, vì công dân đều từ vùng dịch ra. Vì nhiều hành khách từ Nga, UAE… sau khi về nước kiểm tra y tế đưa đi cách đã phát hiện mắc COVID-19. Việc này theo kế hoạch của Chính phủ và Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) sẽ lên một list bay từ đâu về Việt Nam và Cục Hàng không sẽ giao VNA chuẩn bị nhân lực và vật lực (tàu bay và tổ bay).

Theo Cơ trưởng A350 Phạm Thanh Sơn, Tổ bay được trang bị quần áo bảo hộ 2 lớp và không tiếp xúc với hành khách và khi về Việt Nam tổ bay sẽ được cách ly riêng tại khu cách lý của VNA đã được Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) chứng nhận. Toàn bộ hành khách, phi hành đoàn đều mặc đồ bảo hộ y tế toàn thân và được đo thân nhiệt trước khi lên tàu. Để hạn chế khả năng lây nhiễm qua vật tiếp xúc nhiều lần, chuyến bay chỉ phục vụ đồ ăn đóng gói sẵn và dụng cụ ăn uống dùng 1 lần.

Việc đón công dân về nước, tổ bay còn được bổ sung thêm cả bác sĩ để hỗ trợ các bệnh nhân để đảm bảo khai thác, do đó có những chuyến bay phi hành đoàn lên đến gần 20 người. Sau khi về nước tổ bay cũng phải cách ly 14 ngày như mọi hành khách theo quy định của CDC. Sau khi hạ cánh, tất cả hành khách đều được kiểm tra sức khỏe, cách ly theo quy định.

Máy bay được khử trùng toàn bộ khoang hành khách, buồng lái bằng dung dịch khử khuẩn tiêu chuẩn quốc tế. Do đó, VNA phải chuẩn bị nguồn lực để thực hiện làm nhiệm vụ chính trị quốc gia. Cùng đó, kế hoạch bay cũng được Bộ Ngoại giao cũng có thời gian cụ thể từng khoảng thời gian bay, VNA cũng căn cứ vào đó để chuẩn bị. Trong thời gian tới cơ quan chức năng trong nước, cơ quan đại diện ở nước ngoài sẽ tiếp tục phối hợp cùng Vietnam Airlines tổ chức các chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước.

4 phương án đưa người Việt từ Guinea Xích đạo về nước

Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ nghe Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống COVID-19 báo cáo tình hình, đưa ra các quyết sách, xử lý các vấn đề phát sinh ngày 10.7 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đề nghị Bộ Ngoại giao cùng các cơ quan phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải thực hiện 55 chuyến bay với gần 14.000 người Việt Nam về nước an toàn; đáp ứng mong chờ, tháo gỡ khó khăn, bức xúc của bà con. Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Ngoại giao, các đại sứ quán, cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài làm việc với Chính phủ nước sở tại để tăng chuyến bay cứu hộ, mở các chuyến bay thương mại nhằm đón công dân Việt Nam, nhà đầu tư, chuyên gia về Việt Nam, đồng thời đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; có chuyến bay cứu hộ công dân ở Guinea Xích Đạo ngay tức thời trên tinh thần làm hết sức mình để bảo hộ công dân.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ GTVT vừa có văn bản hoả tốc gửi các bộ các Ngoại giao, Y tế, LĐTBXH về kế hoạch bay đưa công dân Việt Nam tại Guinea Xích đạo (Châu Phi) về nước. Theo đó, VNA đã xây dựng 4 phương án kế hoạch bay và hiện đang chờ đối tác cung cấp dịch vụ xác nhận về khả năng đáp ứng khai thác tàu bay. Cụ thể, phương án 1 sẽ sử dụng 1 máy bay A350, hành trình Hà Nội - Bata (Guinea) - Hà Nội; Phương án 2, sử dụng 1 máy bay A350, hành trình Hà Nội - Bata - Malabo - Hà Nội; Phương án 3, sử dụng 1 máy bay A350, hành trình Hà Nội - Malabo - Hà Nội và phương án 4 là sử dụng 2 máy bay A321, trong đó 1 tàu chở khách dương tính với COVID-19 (khoảng 120 khách), 1 tàu chở khách bình thường (khoảng 10 khách), hành trình Hà Nội - Dubai (UAE) - Bata - Jeddah (Ả rập - Xê Út) - Ahnedabad (Ấn Độ) - Hà Nội. Theo đại diện Bộ GTVT, phương án này sẽ thuận lợi cho công tác chống lây nhiễm trên tàu bay. Nhưng sẽ gặp các khó khăn như việc xin cấp phép bay của các nước đối với các chuyến bay chở người bệnh; thời gian bay dài, nhiều điểm cất hạ cánh, điều kiện nghỉ ngơi của tiếp viên không đủ tiêu chuẩn; sân bay Bata phải đủ khả năng cung cấp nhiên liệu và bổ sung xe cứu hỏa để đảm bảo cứu hỏa cấp 6 phục vụ khai thác tàu bay A321.

Bộ GTVT cam kết sẽ chỉ đạo các cơ quan, đơn vị ngành hàng không tạo điều kiện thuận lợi nhất có thể về cấp phép bay cũng như giảm các chi phí dịch vụ, và liên hệ đề nghị nhà chức trách hàng không các nước đối tác hỗ trợ về thủ tục cấp phép.

Đồng thời đề nghị Bộ Ngoại giao chỉ đạo Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại các nước đề nghị chính quyền sở tại sớm cấp phép bay cho các chuyến bay nhân đạo, phối hợp với Bộ LĐTBXH tập hợp hành khách lên tàu bay vào thời gian và địa điểm thống nhất. Bộ Y tế chủ trì hướng dẫn điều kiện sức khỏe của hành khách tham gia chuyến bay; cử đủ bác sĩ, nhân viên y tế có chuyên môn đi cùng chuyến bay, đảm bảo chăm sóc sức khỏe người bệnh…

Theo Cục Hàng không Việt Nam, từ đầu dịch đến nay Hãng hàng không quốc gia Việt Nam Vietnam Airlines (VNA) đã tổ chức trên 50 chuyến bay đưa công dân về nước an toàn. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Cục đã chỉ đạo các hãng bay chuẩn bị nhân lực và vật lực sẵn sàng lên đường đưa công dân về nước.

Liên quan đến tình hình sức khoẻ của 219 công nhân của 3 công ty xây dựng Việt Nam tại Guinea Xích Đạo, theo thông tin từ Bộ Y tế chiều 16.7, đã có 120 công nhân và quản lý người Việt ở Châu Phi mắc COVID-19, tăng hơn trước 4 người.

Theo đó, Bộ Y tế cho biết 3 công ty có người lao động và quản lý đang làm việc tại Guinea Xích Đạo thuộc châu Phi đã gửi thông báo cho biết số ca mắc COVID-19 trong đoàn công nhân và cán bộ quản lý (219 người) đã tiếp tục tăng thêm, hiện là 120 người mắc bệnh (tăng 4 người so với báo cáo trước).

Trong số này có 22 người đang được theo dõi tại 2 bệnh viện, 80 người theo dõi tại khu cách ly và khách sạn, 15 người còn lại vẫn đang xác minh vị trí.

Về tình hình sức khỏe của bệnh nhân, có 47 người (38,5%) có tức ngực, 33 người (28%) có ho, đau họng, 16 người đau đầu, 13 người sốt.

Trong số 120 bệnh nhân có 46 người có bệnh mãn tính kèm theo (là nhóm dễ có biến chứng hơn) như loét dạ dày, cao huyết áp, tim mạch, viêm phế quản. Ngoài 120 bệnh nhân COVID-19, còn 7 người phải nhập viện để theo dõi bệnh khác, 3 người bị sốt rét, 1 người trong đó vừa sốt rét vừa COVID-19.

Hiện Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, 3 công ty chủ quản của 219 công nhân và quản lý này đang phối hợp để sớm đưa công dân về nước.

Do thủ tục đăng ký chuyến bay phức tạp nên ngày 3.8 tới máy bay mới khởi hành đi đón bệnh nhân, cùng đoàn sẽ có 2 bác sĩ, 2 điều dưỡng của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương.

Đặng Tiến
TIN LIÊN QUAN

Thông tin mới vụ người lao động Việt Nam giúp việc ở Saudi Arabia kêu cứu

ANH THƯ |

Báo Lao Động nhận được đơn cầu cứu của chị Lê Thị Hằng (xã Nghi Thịnh, Nghi Lộc, Nghệ An) về việc đi làm việc giúp gia đình ở Saudi Arabia bị chủ cũ hành hạ, nợ lương và giữ giấy tờ tuỳ thân. 

Người lao động Việt Nam giúp việc ở Saudi Arabia: Muốn sớm về với gia đình

ANH THƯ |

Báo Lao Động nhận được đơn cầu cứu của chị Lê Thị Hằng (xã Nghi Thịnh, Nghi Lộc, Nghệ An) về việc đi làm việc giúp gia đình ở Saudi Arabia bị chủ cũ hành hạ, nợ lương và giữ giấy tờ tuỳ thân. Người lao động mong muốn được hoàn trả tiền lương, giấy tờ tuỳ thân trên và sớm về nước đoàn tụ với gia đình.

Xử nghiêm việc lợi dụng đưa lao động ra nước ngoài để trục lợi

T.Vương - C.Nguyên - Đ.Chung |

Ngày 10.6, Quốc hội  thảo luận về dự án Luật Người lao động (NLĐ) Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi). ĐBQH Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - cho rằng, cần phải bổ sung việc giảm chi phí cho NLĐ. Đồng thời, cần phải tránh được tình trạng NLĐ bị lừa đảo, bơ vơ khi ra nước ngoài.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Lào Cai phạt quán ăn tăng giá bất thường mùa mưa lũ

Đinh Đại |

Lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai đã tiến hành lập biên bản và xử phạt cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại huyện Bảo Thắng.

Trường sạt lở nghiêm trọng, hàng trăm học sinh Thanh Hóa nghỉ học

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Do ảnh hưởng của mưa bão, một trường học đang xây dựng thì bị sạt lở nghiêm trọng. Ngay sau đó, ngành chức năng đã cho toàn bộ học sinh nghỉ học.