Bà Rịa - Vũng Tàu "phớt lờ" chỉ đạo của Chính phủ, không đền bù cho dân:

8 tỉ đồng trên giấy và lá đơn kêu cứu của một cựu binh tàu không số

HÀ ANH CHIẾN - MINH THÀNH |

Trong khi Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Bộ TNMT đều đồng thuận về việc UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) phải đền bù cho 15 người dân sau khi thu hồi hơn 54.000m2 đất thì UBND tỉnh “trây ỳ” khiến người dân mắc kẹt ở giữa.

8 tỉ đồng trên giấy

Trong nhiều văn bản, UBND tỉnh BR-VT luôn khẳng định, “chỉ đền bù tài sản trên đất” nhưng không đền bù phần đất bị thu hồi làm dự án công viên giải trí Chí Linh - Cửa Lấp.

Tuy nhiên, trong một số cuộc họp, UBND tỉnh đã đưa ra phương án đền bù cho 15 hộ dân này khoản tiền lên tới 8 tỉ đồng. Tại sao lại có mâu thuẫn đến vậy?

Cụ thể trong văn bản 1237 gửi Tổng Thanh tra Chính phủ và Bộ TNMT, UBND tỉnh BR-VT đã đưa ra phương án giải quyết là “không bồi thường giá trị quyền sử dụng đất” nhưng “xét quá trình sử dụng đất của ông Tổng và 14 hộ dân, hỗ trợ bằng 1 lần giá đất tại Quyết định 46/2012/QĐ-UBND của UBND tỉnh BR-VT.

Theo quy định của Quyết định này thì các hộ dân khiếu kiện sẽ nhận tổng cộng 8.578.531.000 đồng (gần 8,6 tỉ đồng) theo đơn giá 158.000 đồng/m2”.

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình chỉ đạo bồi thường cho dân, nhưng tỉnh không thực hiện. Ảnh: P.V
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình chỉ đạo bồi thường cho dân, nhưng tỉnh không thực hiện. Ảnh: P.V

Như vậy cộng với khoản bồi thường tài sản trên đất, lẽ ra các hộ dân sẽ nhận được khoản tiền 8,668 tỉ đồng. Thế nhưng cho tới thời điểm hiện tại, sau 5 năm đưa ra phương án giải quyết trên, các hộ dân đã không nhận được đồng nào.

Vì sao UBND tỉnh BR-VT lại có những quyết định tiền hậu bất nhất. Lúc không chịu đền bù, lúc tính đền bù ở mức 8,6 tỉ, nhưng cuối cùng vẫn không… chi trả.

Cho đến ngày 23.10, trao đổi với Lao Động thì đại diện UBND tỉnh BR-VT cho rằng “cần phải điều tra tiếp” nhưng đến bao giờ thì không nói. Trong khi đó, phần lớn “những ông già” đi khiến kiện đều ở tuổi “gần đất xa trời”.

Chia sẻ với Lao Động, ông Huỳnh Văn Tiến (93 tuổi) nói: “Là cảm tử quân, một trong những thuyền viên trong 5 thuyền Nam Bộ đầu tiên vượt biển ra Bắc năm 1961 gặp Trung ương Đảng xin vũ khí vận chuyển vào chiến trường miền Nam trở thành con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc chiến dịch. Tôi đã chấp nhận hy sinh cả tuổi thanh xuân nhưng quyền lợi chính đáng của người dân thì chúng tôi phải đòi”.

Vũng Tàu: Điểm nóng về sai phạm đất đai

Cách đây 30 năm thì khu vực tranh chấp chỉ là vùng đồng lầy không ai ngó ngàng nhưng hiện nay đã là “đất vàng” với những dự án tỉ đô xuất hiện. Chính vì vậy vấn đề đất đai ở Vũng Tàu luôn nóng.

Hồi cuối tháng 9.2010, cũng tại những vướng mắc việc đền bù đất đai cho 38 hộ dân phường 11 - TP.Vũng Tàu mà Bí thư Thành ủy Vũng Tàu đã phải gập người xin lỗi dân. Vụ việc diễn ra từ 2009 UBND tỉnh BR-VT có quyết định thu hồi hơn 90.000m2 đất của 38 hộ dân tại đường 2-9, phường 11 để làm dự án trung tâm hành chính TP.Vũng Tàu.

Tuy nhiên, dự án vẫn chưa triển khai do vướng mắc lớn nhất là đền bù, giải phóng mặt bằng. Các hộ dân đã không đồng ý với cách giải quyết của UBND TP.Vũng Tàu nên đã khiếu nại lên cấp tỉnh.

Theo UBND TP.Vũng Tàu, thực tế chỉ có 38 hộ đứng tên hợp pháp các thửa đất bị thu hồi, tuy nhiên hiện nay đã tách thành 112 lô và trên đất đã có nhà cửa. Phần lớn đều là xây dựng trên đất nông nghiệp. Các hộ dân cho biết chủ yếu không đồng tình về vấn đề đền bù giá đất, các chính sách hỗ trợ cũng như thái độ làm việc của một số cán bộ…

Trở lại câu chuyện của 14 hộ dân đòi tỉnh bồi thường, đáng lưu ý là Thanh tra Chính phủ đã có văn bản 1789/BC-TTCP gửi Thủ tướng Chính phủ có đưa ra kiến nghị giao UBND TP.Vũng Tàu thu hồi Quyết định 3133 về việc thu hồi 54.294m2 đất tại phường 11, TP.Vũng Tàu.

Điều lạ lùng là UBND TP.Vũng Tàu vẫn không thu hồi quyết định trên.

Cũng cần phải nhắc lại là vì sao UBND TP.Vũng Tàu, UBND tỉnh BR-VT nhiều lần không thực hiện các quyết định của Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Bộ Tư pháp mà không hề bị kiểm điểm, nhắc nhở. Trong khi đó, chính dự án được cấp phép trên diện tích đang khiếu kiện lại nảy sinh nhiều vấn đề khiến dư luận bức xúc. Cụ thể dự án Saigon Atlantis Hotel, vốn đầu tư 4,1 tỉ USD hiện đang “đắp chiếu” dù được cấp phép 10 năm nay.

Theo tờ Đầu Tư, trong hai năm 2007-2008, chủ đầu tư đã ứng trước 98 tỉ đồng tiền thuế đất để hỗ trợ tỉnh chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Vấn đề nằm ở chỗ, tiền thì ứng trước, mà đến tháng 11.2012, tỉnh mới bàn giao được 87ha đất (trong tổng số 297,3ha) cho chủ đầu tư. Và theo quy định của pháp luật Việt Nam thì tiền thuê đất lại được tính ở thời điểm bàn giao đất.

Bởi thế, chỉ tính riêng khoản thuế đất cho 87ha đã nhận, thì trừ đi 98 tỉ đồng tiền ứng trước chủ đầu tư còn phải trả thêm 800 tỉ đồng nữa - một con số quá lớn. Winvest đã nhiều lần đề nghị tỉnh cho phép áp dụng đơn giá thuê đất vào thời điểm 2007-2008, nhưng bất thành. Rõ ràng đất đai để đó là lãng phí quá lớn, trong đó có trách nhiệm UBND tỉnh không dứt điểm đền bù cho dân.

Tóm tắt vụ việc

Năm 1989, 15 người dân ở phường 11 khai hoang mảnh đất hơn 54.000m2. Đến năm 2008, UBND tỉnh Vũng Tàu ra quyết định thu hồi nhưng không bồi thường quyền sử dụng đất. Từ 2008, đại diện các hộ dân khiếu kiện nhiều nơi. Bộ TNMT, Thanh tra Chính phủ, Bộ Tư pháp và đặc biệt Văn Phòng Chính phủ đã 5 lần gửi ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh BR-VT giải quyết đền bù cho dân. Tuy nhiên cho đến nay, tỉnh vẫn không trả. Thậm chí còn mời cơ quan cảnh sát vào điều tra các hộ dân trên.

HÀ ANH CHIẾN - MINH THÀNH
TIN LIÊN QUAN

Kinh phí công đoàn 2% đã phát huy hiệu quả hơn 60 năm qua

Nhóm phóng viên |

ĐBQH đề nghị duy trì kinh phí công đoàn 2%, nhận định nguồn kinh phí này đã phát huy hiệu quả hơn 60 năm qua trong chăm lo đời sống cho người lao động.

Diện mạo đô thị Huế khi lên thành phố trực thuộc Trung ương

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN PHONG |

HUẾ - Đô thị Huế khi thành thành phố trực thuộc Trung ương là đô thị đặc sắc về sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.

Xét xử 6 bị cáo vụ cháy karaoke An Phú khiến 32 người chết

ĐÌNH TRỌNG |

Ngày 24.10, TAND tỉnh Bình Dương đã mở phiên tòa sơ thẩm vụ án sai phạm để xảy ra cháy karaoke An Phú khiến 32 người chết.

Trạm bơm tiền tỉ, chưa nghiệm thu đã thanh toán tiền rồi bỏ hoang hơn 4 năm

PHÚC ĐẠT |

Công trình trạm bơm trị giá 1,5 tỉ đồng ở xã Hương Phong (TP Huế) bị bỏ hoang hơn 4 năm nay, điều đáng nói, khi công trình chưa thể hoạt động, chưa nghiệm thu, chủ đầu tư là UBND xã Hương Phong đã đem tiền đi thanh toán cho đơn vị thi công.

Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nguyện vọng của nhân dân

VƯƠNG TRẦN thực hiện |

Bài viết “Phát huy tính đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Tổng Bí thư Tô Lâm đang nhận được nhiều sự quan tâm và đồng tình của dư luận. Lao Động có cuộc trao đổi cùng PGS.TS Vũ Văn Phúc - Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương - về các nội dung liên quan tới bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Người dân sống thấp thỏm sau vụ vỡ đập bùn thải ở Bắc Kạn

Ngọc Minh |

Vụ vỡ đập bùn thải chứa kẽm chì ở huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) để lại hậu quả nặng nề về môi trường, khiến cuộc sống của người dân địa phương bị đảo lộn.

Bản tin công đoàn: Tuổi nghỉ hưu năm 2025 của người lao động

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn có những nội dung: Tuổi nghỉ hưu năm 2025 của người lao động; Trên 66.500 lao động nghỉ việc, nhảy việc ở Bình Dương...

NATO phản ứng việc Thổ Nhĩ Kỳ muốn gia nhập BRICS

Song Minh |

Nước thành viên NATO Thổ Nhĩ Kỳ đã chính thức nộp đơn xin gia nhập BRICS.