Bán đồ ăn chín không đeo găng tay: Chỉ tăng mức phạt tiền thôi là chưa đủ

CAO NGUYÊN |

Trong tháng 10.2018, nhiều chính sách mới đi vào thực tế. Trong đó có quy định người bán thức ăn chín không đeo găng bị phạt tiền.

Trước khi quy định này đi vào thực tiễn đã có nhiều chính sách đưa ra nhưng bị “bỏ quên”. Cụ thể như việc xử lý tiểu tiện không đúng nơi quy định, tuy nhiên con số xử phạt rất ít nên tình trạng tiểu tiện vẫn diễn ra thường xuyên.  

Từ thực trạng đó, nhiều chuyên gia lo rằng, các chính sách mới khi có hiệu lực liệu có bị bỏ quên?

Dễ đối phó

Từ ngày 20.10 tới đây, các quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm sẽ được áp dụng theo Nghị định 115/2018 của Chính phủ. Theo đó, người bán thức ăn đường phố không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, ăn ngay bị phạt từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng (trước đây chỉ phạt từ 300.000-500.000 đồng); phạt 1 - 3 triệu đồng đối với cửa hàng ăn uống, nhà hàng ăn uống của khách sạn sử dụng người trực tiếp chế biến thức ăn mà không đội mũ, đeo khẩu trang; không cắt ngắn móng tay; phạt 5 - 10 triệu đồng với hành vi quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có khuyến cáo thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh...

Trao đổi về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Khoa Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội - cho rằng, quy định ít có tính khả thi bởi sau khi quy định có hiệu lực, các cửa hàng, nhà hàng ăn uống sẽ thường xuyên được các cơ quan chức năng kiểm tra về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó, người bán hàng sẽ đeo găng tay để đối phó.

“Đeo găng tay là hình thức để đoàn kiểm tra thấy người bán đồ ăn chín có đeo khi bán thực phẩm chín nhưng sau khi đoàn kiểm tra đi, họ lại tháo ra hoặc nếu có đeo thì người ta lại dùng chính cái đôi găng tay bốc bún, bánh phở để bốc than, đếm tiền. Liệu hỏi, lúc đó có đảm bảo vệ sinh và cơ quan chức năng sẽ xử phạt như thế nào” - ông Thịnh nói.

Trong khi đó, ông Trần Ngọc Tụ - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội (Sở Y tế Hà Nội) cho rằng, trong trường hợp thức ăn đường phố không cần giấy phép chứng nhận nhưng phải thực hiện đầy đủ quy định về an toàn thực phẩm. Việc xử phạt đưa ra thì cá nhân phải thực hiện theo pháp luật.

Tuy nhiên để thuận lợi thì phải tuyên truyền, có văn bản hướng dẫn cho người mở các quán ăn, quán nhậu. Nếu họ vẫn cố tình thì xử phạt thật nặng. Song song với việc tuyên truyền, người tiêu dùng cần phải có lựa chọn đúng nếu dịch vụ không đảm bảo an toàn.

“Việc xử phạt chỉ là hình thức răn đe, xử phạt hôm nay nhưng ngày mai họ lại tiếp tục thì không có ý nghĩa. Cái chủ yếu ở đây chính là khách hàng. Nếu cơ sở không đảm bảo khách hàng không đến ăn. Nếu làm được như vậy thì chắc chắn mọi quy định sẽ thực hiện tốt” - ông Tụ nói thêm.

Khó đi vào cuộc sống

Trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Anh Trí - Đại biểu Quốc hội khóa XIV - cho rằng, quy định này là rất nên. Tuy nhiên khi áp dụng thực tế thì tính khả thi rất thấp. Ông Trí đưa ra hai lý do chính, thứ nhất người làm là ai? Thứ hai việc này quá nhỏ, quá phổ biến.

“Nếu xử phạt thì người đi xử lý phải tương đương với những người vi phạm. Không cơ quan nào suốt ngày chỉ lo mỗi việc phạt này” - cũng theo ông Trí, đây là vấn đề giáo dục người dân, cần phải tuyên truyền là chủ yếu. Còn nếu cần thiết thì phải xử lý, mà khi đã xử lý thì phải xử lý thật nặng. Chưa kể trong việc này khi đi xử phạt 200 - 300 nghìn đồng khi người dân vi phạm cũng có thể dễ sinh ra tiêu cực.

Còn luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng, việc Chính phủ đưa ra quy định nâng mức xử phạt nhiều hành vi vi phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thực phẩm như người bán thức ăn đường phố để tay trần tiếp xúc thức ăn sẽ bị phạt từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng là cần thiết. Tuy nhiên chỉ tăng mức phạt tiền thôi là chưa đủ, vì đây liên quan đến ý thức, trách nhiệm của người bán hàng nên cần đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân biết rõ để không vi phạm.

Theo Luật sư Ứng, thực tế đã có nhiều quy định được ban hành nhưng không thấy thực hiện, chỉ dừng lại ở quy định rồi để đó, như Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá, rất nhiều người vẫn hút thuốc lá tại nơi công cộng, công sở nhưng rất ít người bị phạt. Thậm chí, nhiều nơi lãnh đạo vẫn hút thuốc thì làm sao phạt được nhân viên và người dân.

“Nếu không thực hiện một cách công bằng, nghiêm túc sẽ dẫn đến tình trạng người dân không đồng tình trong việc xử phạt, ví dụ như nhiều người mắc cùng một lỗi mà có người bị phạt, có người lại không bị xử lý. Do đó, dễ dẫn đến tâm lý nhiều người vi phạm không phục” - luật sư Bùi Đình Ứng phân tích.

Luật sư Ứng cũng cho rằng, bên cạnh việc tăng mức phạt, cần tăng cường công tác kiểm tra và xử lý thường xuyên chứ không nên làm hình thức cho có rồi bỏ đấy. Bên cạnh đó là việc sẽ bố trí người như thế nào để thực hiện xử lý các hành vi vi phạm này.

CAO NGUYÊN
TIN LIÊN QUAN

Ý tưởng làm cáp treo 1.300 tỉ đồng vượt sông Hồng: Chuyên gia đánh giá "bất khả thi"

cường ngô |

Hà Nội vừa tiếp nhận đề xuất của Tập đoàn Poma (một công ty chuyên về cáp treo của Pháp) về xây dựng tuyến cáp treo vận chuyển hành khách công cộng qua sông Hồng. Đề xuất này sau khi công bố gây ra nhiều tranh luận.

Du lịch Việt Nam sánh vai với Thái Lan: Nhiệm vụ bất khả thi?

MAI CHÂU |

Ý kiến của Bộ trưởng VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện trước Quốc hội rằng, du lịch Việt Nam hoàn toàn có cơ hội sánh ngang với Thái Lan trong vòng 15 năm tới, nhiều ý kiến nghi ngại, liệu ngành du lịch có đạt được mục tiêu đề ra, hay đang tự khoác chiếc áo “quá cỡ” trong việc đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước vào năm 2020.

Các nhà xe đòi quay lại bến Mỹ Đình, lãnh đạo Bộ GTVT nói “bất khả thi“

Phạm Dung - Nguyễn Hà - Văn Thắng |

Trước những khó khăn mà các nhà xe đang gặp phải, đặc biệt là doanh thu giảm sau khi điều chuyển luồng tuyến, các nhà xe đã kiến nghị với Thứ trưởng Bộ GTVT để cho họ có thể quay lại bến Mỹ Đình hoạt động như trước. Trả lời các doanh nghiệp, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường khẳng định, điều này sẽ là rất khó và đi ngược lại với định hướng phát triển của thủ đô.

Quy định là khung, việc ký phối hợp sẽ dựa trên thực tế

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội – Ngày 30.9, tại kỳ họp thứ 7, khóa XIII Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN dưới sự chủ trì của Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Nguyễn Đình Khang, các đại biểu đã cho ý kiến vào Tờ trình dự thảo Quy định về mối quan hệ phối hợp công tác giữa Công đoàn ngành Trung ương và tương đương với các LĐLĐ tỉnh, thành phố.

Nghịch cảnh của phim Việt dự Oscar

Bình An |

Xưa nay, mỗi bộ phim Việt gửi dự vòng sơ tuyển Oscar ở hạng mục "Phim quốc tế hay nhất" luôn gây tranh cãi.

Trương Mỹ Lan muốn giải tỏa kê biên hàng loạt tài sản

Tâm Tú |

TPHCM - Tại phiên xử xét ngày 30.9, Trương Mỹ Lan đề nghị HĐXX giải tỏa tài sản đã bị kê biên để khắc phục hậu quả.

Israel tấn công, 3 lãnh đạo phong trào Palestine thiệt mạng

Song Minh |

Mặt trận Nhân dân Giải phóng Palestine (PFLP) cho biết 3 lãnh đạo của tổ chức này thiệt mạng trong cuộc không kích của Israel vào Beirut, Lebanon.

1 tài xế ôtô đưa đón học sinh dùng giấy phép lái xe giả

Duy Tuấn |

Bình Thuận - Một tài xế ôtô đưa đón học sinh dùng giấy phép lái xe giả bị phát hiện và xử phạt.

Ý tưởng làm cáp treo 1.300 tỉ đồng vượt sông Hồng: Chuyên gia đánh giá "bất khả thi"

cường ngô |

Hà Nội vừa tiếp nhận đề xuất của Tập đoàn Poma (một công ty chuyên về cáp treo của Pháp) về xây dựng tuyến cáp treo vận chuyển hành khách công cộng qua sông Hồng. Đề xuất này sau khi công bố gây ra nhiều tranh luận.

Du lịch Việt Nam sánh vai với Thái Lan: Nhiệm vụ bất khả thi?

MAI CHÂU |

Ý kiến của Bộ trưởng VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện trước Quốc hội rằng, du lịch Việt Nam hoàn toàn có cơ hội sánh ngang với Thái Lan trong vòng 15 năm tới, nhiều ý kiến nghi ngại, liệu ngành du lịch có đạt được mục tiêu đề ra, hay đang tự khoác chiếc áo “quá cỡ” trong việc đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước vào năm 2020.

Các nhà xe đòi quay lại bến Mỹ Đình, lãnh đạo Bộ GTVT nói “bất khả thi“

Phạm Dung - Nguyễn Hà - Văn Thắng |

Trước những khó khăn mà các nhà xe đang gặp phải, đặc biệt là doanh thu giảm sau khi điều chuyển luồng tuyến, các nhà xe đã kiến nghị với Thứ trưởng Bộ GTVT để cho họ có thể quay lại bến Mỹ Đình hoạt động như trước. Trả lời các doanh nghiệp, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường khẳng định, điều này sẽ là rất khó và đi ngược lại với định hướng phát triển của thủ đô.