Bảo tồn biệt thự cũ phải gắn liền với phát huy giá trị văn hóa

HOA LỆ |

Theo chuyên gia, từ bài học kinh nghiệm của các nước, bảo tồn biệt thự cũ ở Hà Nội phải gắn liền với phát huy giá trị văn hóa, tạo sự hài hòa với cuộc sống của người dân xung quanh.

Theo kế hoạch, UBND TP Hà Nội sẽ tổ chức kiểm định 1.216 biệt thự xây dựng trước năm 1954, trong đó 24 biệt thự và 8 công trình kiến trúc được ưu tiên thực hiện trước tháng 9.2023.

Việc kiểm định được chia làm hai nhóm, tương ứng với hai mốc thời gian hoàn thành. Ngoài nhóm ưu tiên, nhóm 1.192 biệt thự còn lại được kiểm định xong trước 30.6.2024.

1.216 biệt thự cũ này được chia làm 3 nhóm.

Nhóm 1, gồm những biệt thự được xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa; biệt thự gắn liền với cách mạng - kháng chiến được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xếp hạng; công trình có giá trị đặc biệt về kiến trúc, gồm 222 công trình.

Nhóm 2, gồm những biệt thự có giá trị về kiến trúc nhưng không thuộc nhóm 1, hiện gồm 356 công trình.

Nhóm 3, gồm những biệt thự không thuộc hai nhóm trên, gồm 638 công trình.

Bảo tồn thế nào cho hợp lý?

Trao đổi với Lao Động, ông KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam - cho biết, biệt thự cũ là “quỹ di sản” đặc biệt của Hà Nội, một minh chứng của cả thời kỳ phát triển hội nhập của Thủ đô.

Theo ông Nghiêm, ngay từ những năm 80 của thế kỷ trước đã có nhiều nghiên cứu ở trong và ngoài nước, các trường đại học về bảo tồn biệt thự cổ Hà Nội. Sau đó, TP Hà Nội đã lập ra danh sách các biệt thự cần bảo tồn.

"Giá trị của các biệt thự này được thể hiện ở hai mặt. Một là giá trị vật thể gồm kiến trúc, công trình không gian. Thứ hai là giá trị phi vật thể - là tổ chức cuộc sống xung quanh biệt thự" - ông Nghiêm nói.

Trong đó, ông Nghiêm nhấn mạnh, giá trị phi vật thể rất quan trọng. Từ bài học kinh nghiệm của các nước, Hà Nội cần phải chú trọng vào phát huy giá trị văn hóa, đồng thời đưa kinh tế phát triển đi lên.

"Ở Singapore, mục đích của họ bảo tồn biệt thự là phát triển cả kinh tế, gắn với cuộc sống người dân, có những quán cà phê phục dựng để du khách tham quan, góp phần vào việc phát triển kinh tế,...

Còn điều ít người nói đến là biệt thự không chỉ là công trình kiến trúc đơn giản mà còn góp phần tạo nên nét kiến trúc riêng trong cả một tuyến phố, khu vực.

Vì vậy, khi bảo tồn nó phải xem xét đến sự hài hòa với cuộc sống của người dân xung quanh chứ không nên biến nó thành nét độc lạ riêng" - ông nói.

Trong khuôn viên biệt thự cũ ngập đầy lá khô. Ảnh: Hữu Chánh
Trong khuôn viên biệt thự cũ ngập đầy lá khô. Ảnh: Hữu Chánh

Lần này, kế hoạch của thành phố đưa ra là chú trọng vào 24 biệt thự và 8 công trình kiến trúc. Đây đều là những biệt thự có giá trị đặc biệt.

Do đó, Hà Nội cần phải đánh giá, khảo sát để có sự phân loại. Việc đánh giá từng biệt thự phải trên cơ sở phân loại có tính khoa học và thực tiễn cao.

Triển khai sớm và an toàn

Một thành phố như Hà Nội, trong mắt của du khách quốc tế, vừa là nơi có truyền thống lịch sử hàng nghìn năm, lại mang phong cách kiến trúc phương Tây được Pháp kiến thiết hơn một thế kỉ không phải dễ mà có.

Việc bảo tồn các kiến trúc cũ là rất cần thiết và phải làm sớm, càng sớm càng an toàn, không để đến nước tự đổ sập như từng xảy ra tại 107 Trần Hưng Đạo cách đây gần 10 năm trước.

Để làm được việc này, bên cạnh việc có khung pháp lý, điều quan trọng nhất là cần vận động các cơ quan nghiên cứu khoa học, các chuyên gia nhiều kinh nghiệm để nhận diện từng công trình.

Bên cạnh đó, phải đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân không nên chia quá nhiều hộ gia đình ra, mà mỗi biệt thự là một hộ gia đình, đồng thời phải có trách nhiệm gìn giữ.

Nhiều hạng mục xuống cấp nghiêm trọng. Ảnh: Hữu Chánh
Nhiều hạng mục xuống cấp nghiêm trọng. Ảnh: Hữu Chánh

Về phía Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện trong việc bảo tồn biệt thự cũ. Kinh nghiệm của nước ngoài cho thấy, ngay cả các nước phát triển như Ý, Pháp… đều có hỗ trợ cho người dân để thực hiện bảo tồn biệt thự theo nguyên trạng.

"Hiện nay Hà Nội có thuận lợi là chúng ta đang sửa đổi Luật Thủ đô, trong luật này có điều về bảo tồn phát huy giá trị biệt thự, công trình kiến trúc xây dựng trước năm 1954.

Đây là dịp để Hà Nội đưa ra đề xuất chính sách đặc thù. Nếu được Quốc hội thông qua, Hà Nội có lực lượng mới để bảo tồn biệt thự cũ hiệu quả hơn" - KTS Đào Ngọc Nghiêm nói.

HOA LỆ
TIN LIÊN QUAN

Nhiều biệt thự cũ ở Hà Nội xuống cấp, khuôn viên ngập lá khô

HỮU CHÁNH |

Sau nhiều năm không sử dụng, một số biệt thự cũ xây dựng trước năm 1954 ở Hà Nội đã trở nên hoang tàn, xuống cấp, khuôn viên ngập tràn lá khô, rác thải gây ô nhiễm môi trường.

Kiểm định toàn bộ biệt thự cũ tại Hà Nội

KHÁNH AN |

Hà Nội sẽ tổ chức kiểm định 1.216 biệt thự xây dựng trước năm 1954.

Công trình xây dựng sai phép ở khu biệt thự 5,2ha ở Hà Nội đã hoàn thiện

PHẠM ĐÔNG |

Cách đây một năm, UBND TP Hà Nội yêu cầu xử lý dứt điểm vi phạm trật tự xây dựng công trình số 9, nhà B, khu biệt thự 5,2 ha phường Yên Hòa. Dù vậy đến nay, sai phạm này vẫn chưa được xử lý dứt điểm.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Lào Cai phạt quán ăn tăng giá bất thường mùa mưa lũ

Đinh Đại |

Lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai đã tiến hành lập biên bản và xử phạt cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại huyện Bảo Thắng.

Trường sạt lở nghiêm trọng, hàng trăm học sinh Thanh Hóa nghỉ học

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Do ảnh hưởng của mưa bão, một trường học đang xây dựng thì bị sạt lở nghiêm trọng. Ngay sau đó, ngành chức năng đã cho toàn bộ học sinh nghỉ học.