Bí thư Hà Nội: Khắc phục chậm trễ trong xét nghiệm, gọi không thấy bác sĩ

Phạm Đông |

Hà Nội - Bí thư Thành uỷ yêu cầu bố trí đủ trạm y tế lưu động khi ca F0 tăng mạnh, không để dân gọi mà không thấy bác sĩ, cần điều trị mà không có thuốc.

Ngày 15.12, tại hội nghị Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Bí thư Thành uỷ Đinh Tiến Dũng cho biết, số bệnh nhân COVID-19 mới phát sinh bình quân một tuần gần đây đã tăng lên hơn 750 ca/ngày so với khoảng 460 ca/ngày trong một tuần trước đó. Con số này được dự báo sẽ tiếp tục tăng.

Ông Đinh Tiến Dũng yêu cầu các cơ quan thành phố theo chức năng, nhiệm vụ phải phân công cán bộ, bám sát từng địa phương để hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và kiểm tra, giám sát việc thực hiện.

Từng quận, huyện, thị xã phải chỉ đạo đánh giá và xác định nhu cầu bố trí các trạm y tế lưu động theo số dân và từng cấp độ dịch. Ví dụ như phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai) với số dân lên tới 9 vạn người mà chỉ có 1 trạm y tế phường thì có thể phải tính toán sẵn sàng bố trí thêm nhiều trạm y tế lưu động khi cần thiết.

Ngành Y tế phải có hướng dẫn về chuyên môn, nhất là trang thiết bị và con người cho các trạm y tế. Từng phường, xã, thị trấn phải có phương án cụ thể để chuẩn bị cơ sở vật chất và nhân lực tương ứng với số lượng trạm y tế lưu động sẵn sàng triển khai khi số ca F0 tăng mạnh. Nơi nào cần phải tổ chức thiết lập vận hành ngay; nơi nào chưa cần ngay phải có tập huấn, diễn tập để khi có động lệnh là triển khai, bố trí nhanh nhất.

“Chúng ta phải quyết định tổ chức thực hiện theo hướng lấy y tế cơ sở làm nòng cốt để chiến thắng dịch bệnh. Quá trình thực hiện vừa làm, vừa đánh giá, rút kinh nghiệm để tổ chức diện rộng toàn thành phố” - Bí thư Thành ủy nêu rõ.

Trước mắt, Ban Cán sự đảng UBND thành phố và Đảng đoàn HĐND thành phố phối hợp tháo gỡ ngay các khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách mua sắm vật tư, máy xét nghiệm, thiết bị y tế… để tăng cường cho bệnh viện cấp huyện, nâng cao năng lực xét nghiệm, khắc phục việc trả mẫu chậm, quá tải.

“Cơ chế, chính sách phải đi trước một bước, là vấn đề mấu chốt phải triển khai làm ngay” - Bí thư Thành ủy lưu ý.

Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh, thắng bại trong cuộc chiến chống dịch hiện nay nằm ở y tế cơ sở. Cấp ủy, chính quyền các địa phương phải quán xuyến toàn diện, bố trí đủ trạm y tế lưu động khi ca F0 tăng mạnh, không để dân gọi mà không thấy bác sĩ, cần điều trị mà không có thuốc.

Trước đó, Lao Động đã có bài viết "Hà Nội: F1 lo lắng vì chậm được lấy mẫu, trả kết quả xét nghiệm COVID-19" phản ánh tình trạng nhiều trường hợp F1 phải chờ đợi rất lâu mới được lấy mẫu xét nghiệm và hẹn 3-4 ngày sau mới nhận được kết quả. Bên cạnh đó, việc hộ gia đình F1 không được triển khai các biện pháp cảnh báo như treo biển, căng dây để tạm thời cách ly y tế cũng khiến người dân lo lắng.

Bên cạnh đó, một trường hợp F0 sinh sống tại chung cư HH3A Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai đã bị "bỏ quên" khiến cả nhà lây bệnh. Sau gần 1 tuần mắc COVID-19, các trường hợp này vẫn phải tự chiến đấu với dịch bệnh tại nhà.

Theo chính quyền địa phương, những trường hợp này chưa được đưa đi cách ly bởi vẫn phải chờ chính xác kết quả xét nghiệm bằng PCR từ Trung Tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội. Bởi trước đó, trong ngày 14.12, trường hợp F0 khác của phường (CDC công bố) được đưa đến khu cách ly tập trung nhưng phải quay về do không còn chỗ.

Đây không phải là địa phương đầu tiên của Hà Nội chậm trễ trong việc lấy mẫu, trả kết quả xét nghiệm và đưa người dân đi cách ly. Theo ghi nhận của Lao Động, tình trạng này cũng xảy ra ở một số quận khác như Thanh Xuân, Ba Đình... khi người dân phải chờ từ 3-4 ngày mới có kết quả xét nghiệm.

Việc chậm trễ hỗ trợ y tế và trả giấy xét nghiệm COVID-19 có thể khiến dịch bệnh lây lan. Theo quy định, những vi phạm về phòng chống dịch COVID-19 như vậy có thể bị xem xét trách nhiệm, thậm chí bị xử lý hình sự nếu hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. 

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Bí thư Hà Nội yêu cầu không để số ca mắc COVID-19 tăng cao

Phạm Đông |

Hà Nội - Bí thư Thành uỷ Đinh Tiến Dũng nêu rõ, người đứng đầu từng địa bàn phải chịu trách nhiệm về phòng, chống dịch COVID-19, không để số ca mắc COVID-19 tăng cao. Các địa phương phải làm quyết liệt hơn nữa, nếu không số ca mắc sẽ tiếp tục tăng cao.

Hà Nội: F1 lo lắng vì chậm được lấy mẫu, trả kết quả xét nghiệm COVID-19

Phạm Đông |

Hà Nội - Nhiều trường hợp F1 cho biết, phải chờ đợi rất lâu họ mới được lấy mẫu xét nghiệm và hẹn 3-4 ngày sau mới nhận được kết quả. Bên cạnh đó, việc hộ gia đình F1 không được triển khai các biện pháp cảnh báo như treo biển, căng dây để tạm thời cách ly y tế cũng khiến người dân lo lắng.

Ghi nhận số ca F0 trong ngày cao nhất nước, CDC Hà Nội đưa ra khuyến cáo

Phạm Đông |

Hà Nội - Trước thông báo số ca F0 trong ngày cao nhất nước, CDC Hà Nội khuyến cáo các quận/huyện chuyển "nguy cơ cao" đều có thể hạn chế hoạt động không thiết yếu để kịp thời kiểm soát dịch COVID-19 trên địa bàn, ngăn chặn dịch lây lan diện rộng.

Bộ Tài chính xem xét tăng mức giảm trừ gia cảnh

Mai Ánh |

Bộ Tài chính đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh theo kiến nghị của các cử tri từ 6 tỉnh, thành phố.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.