Bịt “lỗ hổng” quản lý trong hoạt động quyên góp tiền ủng hộ từ thiện

Thành Quang |

Hoạt động quyên góp tiền từ thiện hỗ trợ người nghèo đang được đông đảo người dân, tổ chức tham gia tạo nên nét đẹp trong đời sống. Tuy nhiên, những lùm xùm trong hoạt động này cho thấy còn nhiều lỗ hổng trong quản lý khiến cho các hoạt động từ thiện dễ bị trục lợi. Cơ quan chức năng cũng đã phải đưa ra nhiều khuyến cáo người dân nên chọn các quỹ, chương trình từ thiện do Nhà nước, đoàn thể, quỹ xã hội, quỹ từ thiện được cơ quan có thẩm quyền cấp phép đứng ra tổ chức thay vì “đặt hết lòng tin” vào những cá nhân, ngay cả khi cá nhân đó là nghệ sĩ, người nổi tiếng.

Thiếu minh bạch và dấu hiệu trục lợi

Hoạt động từ thiện đã góp phần trang trải cuộc sống cho những gia đình, cá nhân gặp khó khăn khẳng định tinh thần tương thân tương ái đáng quý. Nhưng gần đây nhiều đối tượng đã dùng nhiều chiêu bài kêu gọi từ thiện rồi sử dụng vào mục đích cá nhân.

Điển hình như vụ cơ quan Công an Hà Nam vừa khởi tố bắt giam nhóm đối tượng lập ra nhiều trang, nhóm trên mạng xã hội kêu gọi lòng hảo tâm của nhiều người sau đó ôm tiền bỏ trốn. Cụ thể Cơ quan công an vừa xác định đối tượng Trần Văn Lâm - lập ra Fanpage Hỗ trợ trẻ em đã lừa đảo, chiếm đoạt số tiền lên tới 6,6 tỉ đồng.

Từ tháng 9.2020 đến tháng 3.2021, tổng số tiền của các nhà hảo tâm gửi vào tài khoản của Lâm là hơn 6,6 tỉ đồng. Cơ quan công an xác định có đến hàng nghìn người gửi cho Trần Văn Lâm khoản tiền từ 50.000 đồng đến 5 triệu đồng.

Thủ đoạn của đối tượng này là: Thông qua các bài viết từ các Hội, Nhóm từ thiện trên mạng xã hội và trên các báo điện tử, sau đó thêm số điện thoại của Lâm tại một ngân hàng lớn đế nhận tài trợ. Sau khi nhận tiền, Trần Văn Lâm không chuyển tới các địa chỉ cần hỗ trợ mà chơi game, chi tiêu cá nhân.

Đây chỉ là một trong nhiều vụ gần đây bị cơ quan chức năng triệt phá. Hiện tượng nhiều cá nhân, trong có có những người nổi tiếng hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, có ảnh hưởng lớn đến công chúng cũng đứng ra quyên góp từ thiện.

Tuy nhiên do khoản tiển nhận được lớn, lên tới hàng chục, thậm chí hàng trăm tỉ đồng trong khi việc kiểm soát, đối chiếu, quản lý khoản tiền đó lại chỉ do một cá nhân hoặc một nhóm người thực hiện đã dẫn đến những hoài nghi về tính minh bạch, việc sử dụng đúng mục đích của những đồng tiền đã nhận được.

Cũng như một số cá nhân tự đứng ra quản lý tiền từ thiện trước đây rất dễ xảy ra những vấn đề liên quan đến pháp lý.

Về trường hợp liên quan đến nghệ sĩ Hoài Linh, luật sư Nguyễn Văn Hậu, Đoàn luật sư TPHCM cho rằng: “Nghệ sĩ Hoài Linh đã sai khi không giải trình được về tính minh bạch. Dù Hoài Linh đã chuyển hoặc chưa chuyển số tiền đó tới bà con miền Trung thì số tiền là bao nhiêu, ở tài khoản nào, kế hoạch xử lý tiền đó ra sao thì phải được thông tin công khai, điều này cho thấy Hoài Linh chưa thực hiện đúng ý nguyện những người làm từ thiện là vi phạm thoả thuận với họ”.

Lỗ hổng quản lý

Liên quan đến việc quyên góp, kêu gọi và sử dụng tiền từ thiện, Báo Lao Động đã có bài viết xung quanh hoạt động của CLB Tình người. Trong đó nêu vấn đề, khi CLB này do Hội chữ thập đỏ Hà Nội quản lý thì việc thu, chi tài chính khoản tiền hơn 100 tỉ đồng đều có sổ sách theo dõi. Tuy nhiện đến tháng 7.2019, Chi hội tán trợ chữ thập đỏ Tình Người có đơn xin dừng hoạt động chữ thập đỏ và không trực thuộc Hội chữ thập đỏ Hà Nội nữa thì các luật sư chỉ ra “những người cầm đầu đã tách ra lập CLB mới trực thuộc công ty do chính họ quản lý thì ai sẽ là người kiểm tra, giám sát việc thu - chi minh bạch, đúng pháp luật. Đặc biệt, số tiền huy động từ thiện từ hội viên lên tới hàng chục tỉ đồng và tăng theo cấp số nhân qua các năm”.

“Câu hỏi đặt ra là liệu có mượn danh, mượn uy tín của Hội chữ thập đỏ TP.Hà Nội để thu nạp thành viên, tạo thành hệ thống sau đó xin tách ra riêng để tránh việc phải công khai, minh bạch thu chi số tiền tài trợ, quyên góp hay không?” - luật sư La Văn Thái của Đoàn luật sư Hà Nội chia sẻ với Lao Động.

Theo luật sư Nguyễn Trọng Nghĩa (Công ty TNHH luật sư X), từ thiện thì mọi cá nhân, doanh nghiệp đều có thể kêu gọi được. Nhưng hiện đang có lỗ hổng về vấn đề quản lý, giám sát tiền từ thiện đối với các tổ chức, cá nhân. Đây có thể là kẽ hở giúp các đối tượng trục lợi từ thiện từ lòng tin người khác.

Rõ ràng, dù có những cơ sở pháp lý quan trọng về quản lý sử dụng tiền từ thiện như Nghị định 64/2008/NĐ-CP, Thông tư 72/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 64/2008/NĐ-CP… nhưng vẫn còn quá nhiều lỗ hổng.

Hồi tháng 10.2020, Thủ tướng đã yêu cầu khẩn trương xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 64/2008/NĐ-CP về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.

Mục đích việc sửa đổi này là để đảm bảo việc tổ chức vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện bảo đảm hiệu quả, kịp thời. Đồng thời khuyến khích, tôn vinh và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tham gia hỗ trợ người dân. Đặc biệt tìm ra các giải pháp để quản lý nhằm tránh hành vị trục lợi trong sử dụng tiền tài trợ, từ thiện.

Đáng tiếc là dù có hai từ “khẩn trương” nhưng cho đến nay, sau 6 tháng, Nghị định mới thay thế Nghị định 64/2008 vẫn chưa được ban hành.

Trước mắt, cơ quan chức năng khuyến cáo người dân: Cần nâng cao cảnh giác trước các thủ đoạn kêu gọi ủng hộ từ thiện để lừa đảo trên mạng xã hội. Cần thận trọng tìm hiểu, kiểm chứng kỹ các thông tin đăng tải kêu gọi ủng hộ từ thiện trên các trang mạng xã hội; yêu cầu công khai, minh bạch thông tin về người cần giúp đỡ hoặc liên hệ với chính quyền địa phương, bệnh viện nơi họ điều trị để kiểm chứng thông tin.

Để tránh bị kẻ xấu lợi dụng lòng tin để trục lợi, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thông qua việc kêu gọi từ thiện, các nhà hảo tâm nên lựa chọn các quỹ, chương trình từ thiện do Nhà nước, đoàn thể, quỹ xã hội, quỹ từ thiện được cơ quan có thẩm quyền cấp phép đứng ra tổ chức. Trường hợp có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, cần báo cho cơ quan Công an để kịp thời xử lý.

Thành Quang
TIN LIÊN QUAN

Nghệ sĩ Hoài Linh và chuyện từ thiện: Khán giả đang cần gì lúc này?

ĐÔNG DU |

Sự việc hơn 13 tỉ đồng từ thiện của NSƯT Hoài Linh đã thổi bùng lên những tranh cãi. Dù Hoài Linh đã lên tiếng giải thích về chuyện chậm giải ngân và đi cứu trợ miền Trung nhưng dư luận vẫn chưa "hạ nhiệt" sau khi có hàng loạt những ồn ào khác xoay quanh câu chuyện này.

Nóng Sài Gòn: Nghệ sĩ Hoài Linh giữ tiền từ thiện 6 tháng có phạm luật?

KHÁNH LINH - CHÂN PHÚC |

Khách giảm hơn 70%, sân bay Tân Sơn Nhất vắng chưa từng có; Khoanh vùng thêm 1 con hẻm tại Quận 3 liên quan COVID-19; Nghệ sĩ Hoài Linh giữ tiền từ thiện 6 tháng có phạm luật... là những tin tức đáng chú ý trong Bản tin Nóng Sài Gòn ngày 25.5.

Pháp luật quy định việc sử dụng tiền ủng hộ từ thiện như thế nào?

Việt Dũng |

Liên quan đến việc một nghệ sĩ nổi tiếng giữ tiền quyên góp từ thiện, chưa chuyển cho người cần được giúp đỡ, luật sư Nguyễn Minh Long cho rằng pháp luật đã có quy định cụ thể việc sử dụng tiền ủng hộ từ thiện.

Bánh mì Sài Gòn ngon tới mức khách Tây muốn ăn 7 chiếc liền

Đan Thanh |

TPHCM - Bánh mì Bảy Hổ mở bán hơn 90 năm qua được thực khách địa phương và quốc tế yêu thích nhờ hương vị và giá cả phải chăng.

Bên trong Cung Thiếu nhi hiện đại bậc nhất Hà Nội

Tùng Giang |

Cung Thiếu nhi Hà Nội là một trong những công trình lớn, hiện đại và được khánh thành chào mừng kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô.

Nhà bị sập, cuốn trôi do bão, lũ lụt gây ra có được hỗ trợ?

NHÓM PV |

Người dân bị ảnh hưởng bởi bão, lũ sẽ được hưởng những khoản hỗ trợ nào từ Nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành?

Nước mắt ngày chia tay chiến sĩ bộ đội tại vùng lũ Yên Bái

Trần Bùi |

Sáng 22.9, người dân Yên Bái đổ ra đường, bịn rịn tiễn đoàn Bộ đội Cụ Hồ hoàn thành nhiệm vụ hỗ trợ bà con vùng lũ.

Đại gia Đức An bị yêu cầu trả hơn 31 tỉ cho cựu siêu mẫu

Anh Tú |

Cục Thi hành án dân sự TPHCM vừa có thông báo về thi hành án gửi cho ông Nguyễn Đức An, yêu cầu thanh toán cho cựu siêu mẫu Ngọc Thúy (vợ cũ) hơn 31 tỉ đồng.