Cây mía, vật phẩm dâng cúng không thể thiếu của người Mường

Chuyên Công |

Trong dịp Tết Nguyên đán hay lễ hội đầu năm của người Mường, cây mía được sử dụng như một kiểu “cờ” hay vật phẩm dâng cúng không thể thiếu.

Tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình, đa phần các gia đình người Mường đều có một cặp cây mía to, thẳng, lá xanh tốt được được dựng, buộc vào vị trí trang trọng trong ngôi nhà. Dường như cây mía là thứ không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán hay những ngày đầu xuân ở đây.

Ông Bùi Văn Dực - xóm Vó Trên, xã Nhân Nghĩa, huyện Lạc Sơn cho biết, mỗi khi Tết đến, Xuân về, cùng với cành đào, xôi, thịt... nhà nào cũng sắm đôi cây mía đẹp, to, thẳng, buộc sóng đôi, vạt bỏ bớt lá ở phần ngọn. Đôi cây mía được buộc dựng vào cột cái nhà sàn hay bắc từ đòn tay hiên phía trên nhà sàn lên đòn tay cái bên dưới mái nhà.

Theo ông Dực, người Mường quan niệm, vào ngày Tết trưng đôi cây mía để lấy may, mong cho năm mới mọi người khỏe mạnh, hạnh phúc, vạn vật sinh sôi. Bởi vì, trong tự nhiên, cây mía có sức sống mãnh liệt, được trồng bằng ngọn và các đốt. Khi bị đổ, trên các đốt mía sẽ sinh ra một chồi khác, rễ từ quanh đốt mọc ra, ăn xuống đất, từ đó một cây mía khác lại mọc lên.

 
Từ lâu, người dân xứ Mường Hòa Bình đã gắn bó mật thiết với cây mía. Ảnh: Chuyên Công

Đối với người Mường, cây mía còn gắn bó với con người từ lúc lọt lòng. Khi đứa trẻ trong gia đình được sinh ra, sau ba ngày sẽ được cúng mụ và sắm một chiếc “Nạ mụ” (vỉ tre đan cuốn bán nguyệt, cắm vào đó một ngọn mía, đó là cái võng cho vía trẻ) cắm lên mái nhà. Chiếc “Nạ mụ” chính là vật để linh hồn đứa trẻ trú ngụ.

Còn theo ông Bùi Văn Khiên - xóm Lục 3, xã Yên Nghiệp, huyện Lạc Sơn, trong lễ dựng vợ, gả chồng đều có đôi cây mía được buộc song song để nguyên ngọn, vác dẫn đầu đoàn nhà trai đi đón dâu hay đoàn nhà gái đưa dâu về nhà chồng. Cây mía chính là vật để linh hồn người trú ngụ và đi theo.

Cùng với đó, từ vị ngọt và đặc tính sinh trưởng mãnh liệt, người Mường coi cây mía là biểu tượng cho sự ngọt ngào của tình yêu đôi lứa, của tín ngưỡng phồn thực.

 
Người Mường có truyền thuyết về cây mía được truyền tụng cho tới ngày nay. Ảnh: Chuyên Công

Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Bùi Huy Vọng - xã Hương Nhượng, huyện Lạc Sơn, truyền thuyết về cây mía được người Mường truyền tụng như sau: Ngày xưa, ở xứ Mường có con Moi (muỗi) khổng lồ, độc ác. Hàng năm, dân Mường phải cắt người đến nộp mạng cho con Moi ăn thịt. Năm ấy đến lượt hai chị em Côi. Hai chị em rất yêu thương nhau, ai cũng muốn nhận phần chết về mình. Cuối cùng, hai chị em quyết định cùng đi đến hang Moi.

Vậy là, trong ngày tháng Chạp rét buốt, trước cửa hang có đống bã mía của những người đi chết trước ăn bỏ lại. Vì quá rét, chị em Côi trong lúc chờ Moi ra đã vun bã mía lại nhóm lửa đốt để sưởi, khói bốc lên nghi ngút, khói tuôn vào hang làm con quái vật sặc mà chết.

Từ đó, dân Mường rất biết ơn hai chị em Côi và cây mía. Cây mía trở thành biểu tượng cho tình yêu thương của chị em Côi và giữ vai trò quan trọng trong đời sống của người Mường.

Hiện nay, trồng mía đã trở thành hướng đi chủ lực trong phát triển kinh tế ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Hiện nay, trồng mía đã trở thành hướng đi chủ lực trong phát triển kinh tế ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Ảnh: Công Chuyên

Với ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần, người Mường Hòa Bình luôn giữ gìn những giá trị văn hóa linh thiêng của cây mía, đồng thời mở rộng diện tích trồng mía để xây dựng thương hiệu mía tím Hòa Bình. Giờ đây, mía trở thành cây trồng chủ lực, giúp bà con xóa đói, giảm nghèo. Mía tím Hòa Bình ngọt thơm, mềm, dóng dài, được người tiêu dùng khắp cả nước ưa chuộng.

Tết Quý Mão năm nay, bà con trồng mía được đón Tết sung túc nhờ những vườn mía bội thu. Tại vùng trồng mía Tân Lạc, Cao Phong, Lạc Sơn, niên vụ 2021 - 2022, mía tím được bán tại vườn với giá 9 - 10 nghìn đồng/cây, thu nhập bình quân từ trồng mía đạt 200 - 250 triệu đồng/ha.

Chuyên Công
TIN LIÊN QUAN

Đưa cây mía ở Hoà Bình xuất khẩu ra thị trường thế giới

Khánh Linh - Minh Nguyễn |

Nhằm nâng cao giá trị lợi nhuận của cây mía, tỉnh Hoà Bình đã có nhiều các giải pháp đưa cây mía ăn tươi xuất khẩu ra thị trường nhiều nước trên thế giới.

Người dân ở Hòa Bình thu lợi nhuận lớn nhờ trồng mía tím

Hùng Dân |

Với giá bán trên thị trường cao, nhiều người dân trồng mía tím ở Hòa Bình phấn khởi vì năm nay được mùa, được giá, có hộ đút túi đến hàng trăm triệu đồng.

Lợi ích giảm cân của nước mía

THANH NGỌC (THEO FOOD.NDTV) |

Theo Food.NDTV, nước mía không chỉ giúp khát những ngày nắng nóng mà còn có nhiều lợi ích giảm cân. Dưới đây là những lợi ích giảm cân của nước mía.

Bộ Tài chính xem xét tăng mức giảm trừ gia cảnh

Mai Ánh |

Bộ Tài chính đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh theo kiến nghị của các cử tri từ 6 tỉnh, thành phố.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.