“Chảy máu” nhân lực ngành Y ở điện biên

“Chảy máu” nhân lực ngành Y ở Điện Biên: Giải pháp "lạt mềm buộc chặt"?

SONG AN |

“Việc bác sĩ thôi việc, bỏ việc trong thời gian qua có ảnh hưởng một phần đến chất lượng đội ngũ cán bộ y tế cũng như công tác khám, chữa bệnh tại các đơn vị. Nếu tình trạng này vẫn tiếp tục gia tăng trong những năm tới thì sẽ ảnh hưởng đến định hướng, chiến lược chung của đơn vị, ngành” - ông Phạm Giang Nam - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Điện Biên khẳng định. Tuy nhiên, làm sao để giữ chân họ trong điều kiện còn nhiều chênh lệch như hiện tại, đã và đang đặt ra thách thức không nhỏ đối với ngành Y tế địa phương.

Cam kết bị phá vỡ

Trước khi được cử đi đào tạo, các cán bộ y tế đều ký cam kết: “Sau khi tốt nghiệp, tôi sẽ trở về đơn vị cũ tiếp tục công tác lâu dài theo quy định của tỉnh và của ngành. Nếu không thực hiện đúng cam kết tôi xin chịu trách nhiệm đối với mọi quy định của ngành và pháp luật”.

Tỉnh Điện Biên cũng đã ban hành 2 quyết định liên quan trực tiếp đến vấn đề này, với nhiều nhiều nội dung rất cụ thể, như: “Cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 2 lần thời gian đào tạo”; hoặc quy định những trường hợp “phải đền bù chi phí đào tạo khi đã hoàn thành và được cấp bằng tốt nghiệp khóa học nhưng bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết”.

Qua rà soát, 27 trường hợp cán bộ y tế, bác sĩ của Điện Biên được đào tạo trở về tự ý bỏ việc (từ năm 2018 đến nay) đều là học tập trung, toàn thời gian. Vì cơ quan cử đi học, nên vẫn được nhận lương, thưởng, thu nhập tăng thêm và được hỗ trợ toàn bộ kinh phí đào tạo. Tùy vào trình độ theo học mà mỗi người “tiêu tốn” của cơ quan mình số tiền khác nhau, hàng chục đến hàng trăm triệu đồng.

Đơn cử như trường hợp bác sĩ B.Ð.L, Khoa Sản (Bệnh viện Ða khoa tỉnh Điện Biên) được cử đi đào tạo thạc sĩ năm 2015 - 2017, thôi việc năm 2018. Theo tính toán, số tiền hỗ trợ đào tạo lên tới 116,5 triệu đồng, bao gồm tiền vé xe, học phí và các chi phí khác theo quy chế bệnh viện, tiền thưởng, thu nhập tăng thêm...

Tuy nhiên, đa phần các trường hợp sau khi nộp đơn đều không trở lại, không tham gia giải quyết sự việc, cũng như nhận quyết định nghỉ việc, khiến cho các cam kết này đều bị phá vỡ. Còn các cơ sở y tế địa phương thì cũng không biết tìm ai để đòi khoản kinh phí đã bỏ ra đầu tư cho các cán bộ, bác sĩ này đi đào tạo?!

Theo chia sẻ của bà Dương Thị Quỳnh Châu - Trưởng phòng Tổ chức-Hành chính (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Điện Biên), đơn vị có 4 cán bộ, bác sĩ bỏ việc sau đào tạo từ năm 2018 đến nay - cho biết: “Khi tiếp nhận đơn xin thôi việc của các cán bộ, bác sĩ, đơn vị đều tìm cách gặp gỡ, chia sẻ, trò chuyện, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của các đồng chí ấy. Nhưng khi họ nộp đơn là đã quyết định rồi, nên dù có tạo điều kiện thuận lợi thế nào cũng không giữ chân được”.

“Kinh phí đào tạo mà các cơ sở đã thanh toán cho cán bộ, bác sĩ gần như không thu lại được. Chỉ có bác sĩ P.X.T, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh nghỉ việc cuối năm 2018 là đã hoàn trả với tổng số tiền gần 60 triệu đồng, bởi người này vừa mới tốt nghiệp bác sĩ trở về cơ quan tiếp tục công tác, chưa được cấp chứng chỉ hành nghề” - bà Ðinh Thị Thu Hà, Phó trưởng Phòng Tổ chức cán bộ (Sở Y tế) cho biết.

“Mạnh tay” khi cử cán bộ đi học

Hiện nay các cơ sở y tế cũng như ngành Y tế Điện Biên chưa có giải pháp cứng rắn nào đối với các trường hợp, cán bộ, bác sĩ phá vỡ cam kết sau khi được cử đi đào tạo, mà sử dụng các biện pháp “lạt mềm buộc chặt”. Tức là giữ “chân” cán bộ, bác sĩ bằng cách tạo điều kiện sắp xếp bố trí cho cán bộ sau khi được đào tạo nâng cao trở về làm việc đúng chuyên khoa, thực hiện đầy đủ chế độ cho cán bộ theo quy định; xây dựng chính sách đãi ngộ đối với nhân lực y tế; huy động mọi nguồn lực, đầu tư cải thiện môi trường làm việc…

Tuy nhiên, với tiềm lực của ngành Y tế tại một tỉnh miền núi khó khăn như Điện Biên, thì dù cố gắng tạo điều kiện về chính sách cũng chưa đủ sự hấp dẫn đối với đội ngũ bác sĩ chất lượng cao. Bởi khi có trình độ chuyên môn cao, họ có nhiều cơ hội lựa chọn làm việc ở những đơn vị có thu nhập cao hơn và môi trường làm việc tốt hơn, với cơ chế, chính sách phù hợp.

Theo tính toán của ngành Y tế Điện Biên, thực tế hiện nay bình quân 1 cán bộ y tế có tổng thu nhập từ 7 - 10 triệu đồng/tháng. Con số này được đánh giá là thấp so với mặt bằng chung.

Trong khi đó, một số bác sĩ của Bệnh viện Ða khoa tỉnh hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ đã bỏ việc “đầu quân” cho bệnh viện tư tại các tỉnh, thành lớn được cho là có thu nhập hiện tại khoảng 40 - 50 triệu đồng/người/tháng. Những con số mà chính người trong ngành Y tế truyền tai nhau buộc họ phải có sự so sánh.

“Hiện nay ngành Y tế địa phương đang từng bước giao các đơn vị sự nghiệp công lập có thu thực hiện tự chủ một phần tài chính. Nhưng với đặc thù Điện Biên là tỉnh miền núi, biên giới đặc biệt khó khăn về kinh tế, giao thông…, trên 90% kinh phí còn do ngân sách nhà nước cấp. Bệnh nhân chủ yếu khám chữa bệnh bằng BHYT, nguồn thu từ các dịch vụ y tế hầu như không có, nên không thể nâng cao thu nhập cho cán bộ y tế và bác sĩ được”, ông Phạm Giang Nam - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Điện Biên cho biết.

Thêm vào đó, sự chênh lệch về áp lực công việc giữa cơ sở khám chữa bệnh tư và những tồn tại, khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ khám chữa bệnh tại cơ sở y tế công miền núi càng khiến cho các cán bộ, bác sĩ thêm quyết tâm “dứt áo ra đi”.

Tuy nhiên, khi “lạt mềm” không thể “buộc chặt”, thì việc xem xét đến những biện pháp mạnh tay hơn là cần thiết. Năm 2020, UBND tỉnh Điện Biên được xem là mạnh tay khi ban hành Quyết định quy định việc cán bộ được cử đi đào tạo (trừ trường hợp đào tạo sau đại học) phải tự túc học phí, kinh phí đào tạo. Nhà nước không hỗ trợ hoặc thanh toán học phí, kinh phí đào tạo. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn chưa thể giải quyết triệt để vấn đề.

“Cởi trói” cơ chế, bổ sung các chính sách thu hút vùng đặc thù, cải thiện môi trường làm việc, đồng thời tăng thu nhập cho người lao động là điều không chỉ bác sĩ, mà bất cứ ai đã và đang thực hiện nhiệm vụ tại các khu vực miền núi, khó khăn đều mong muốn. Tuy nhiên, để làm được những điều đó thì không chỉ từ địa phương, mà cần sự thay đổi từ nhiều cấp.

SONG AN
TIN LIÊN QUAN

Tổng thống Putin ký lệnh tăng quy mô quân đội Nga

Ngọc Vân |

Tổng thống Vladimir Putin ký sắc lệnh chính thức tăng quy mô quân đội Nga lên gần 2,4 triệu người.

Trường 3 cấp học ở Đồng Nai nợ bảo hiểm hơn 3 tỉ đồng

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Trường TH-THCS-THPT Lê Quý Đôn - huyện Tân Phú bị đề nghị không giao chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2024- 2025.

Mắc bẫy lừa đảo mua "combo du lịch" vì ham rẻ

LƯƠNG HẠNH |

Đánh vào tâm lý "ham rẻ" khi tham quan, nghỉ dưỡng của người dân, đối tượng lừa đảo đã mạo danh công ty, phòng vé bán combo, vé máy bay du lịch.

Những lô trái phiếu giá trị lớn đã xuất hiện

Lục Giang |

Ngoài trái phiếu ngân hàng, thị trường trái phiếu ghi nhận những tín hiệu tích cực từ nhóm bất động sản với những lô trái phiếu giá trị lớn.

Hiện trường vụ sập giàn giáo hầm chui cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang

Lam Thanh |

Tại hiện trường là khung cảnh đổ nát sau vụ sập giàn giáo trong quá trình đổ bê tông hầm chui cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang.

Gia cảnh khó khăn của trưởng công an xã mất khi trực lũ

Vũ Bảo - Trần Bùi |

Yên Bái - Thiếu tá Trần Đông, Trưởng Công an xã Vân Hội, ra đi để lại vợ và 2 con thơ.

Người dân Hà Nội chen chân trên phố Hàng Mã chơi Trung thu

NHÓM PV |

Tối 16.9 (tức 14.8 Âm lịch), hàng ngàn người dân đổ về khu vực phố Hàng Mã (Hoàn Kiếm, Hà Nội) để vui chơi Trung thu khiến tuyến phố trở nên ùn tắc.

Kịch bản đường đi khi áp thấp nhiệt đới mạnh lên bão số 4

AN AN |

Đại diện cơ quan khí tượng nhận định áp thấp nhiệt đới có thể mạnh thành bão số 4 và khả năng tác động đất liền nước ta.