Nỗi niềm công nhân khu công nghiệp dịp cuối năm:

Chưa biết tiền thưởng Tết, chưa nghĩ đến về quê

Tú Quỳnh - Đỗ Phương |

Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, người lao động chỉ mong có việc làm ổn định, có thể làm tăng ca để kiếm thêm thu nhập bù đắp khoảng thời gian khó khăn. Bởi, trong khi Tết đã đến rất gần, nhưng chuyện lương, thưởng Tết với họ vẫn còn là một dấu hỏi lớn.

Chưa hết nợ, chưa thể nghỉ việc về quê

Chị Hà Thị Dung (SN 1980, quê ở Vĩnh Phúc) - hiện là công nhân (CN) một công ty (Cty) về linh kiện điện tử ở Khu Công nghiệp (KCN) Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội). Chị Dung làm CN đã 10 năm nay. Lý do khiến chị gắn bó với Cty lâu dài như vậy là bởi gánh nặng trả nợ. Chừng nào chưa thể trả hết nợ, chị Dung chưa thể nghỉ việc để về quê.

Chồng chị Dung làm thợ xây ở địa phương nên thu nhập không cao lại không ổn định. Sau khi sinh con đầu lòng, vợ chồng chị Dung bàn nhau cất căn nhà mới trên mảnh đất bố mẹ chồng cho. Trong tay hai vợ chồng khi đó chỉ có vẻn vẹn 10 triệu đồng. Nhưng vì suy nghĩ “an cư rồi mới lạc nghiệp”, vợ chồng chị Dung vẫn quyết định vay thêm ngân hàng để xây nhà.

Cũng bởi quyết định đó, sau khi con cứng cáp, chị Dung lại bàn với chồng để chị đi làm CN dưới Hà Nội. Suốt 10 năm làm ở Cty, tháng nào chị Dung cũng tăng ca và làm thêm ca kíp để tăng mức thu nhập. Nhiều lúc chị thèm được ăn món ngon hay mua gì cho bản thân, nhưng cứ nghĩ tới khoản nợ, chị lại kìm lòng. “Tôi tính mua lấy cái đệm thay cho chăn để mùa đông bớt lạnh, thế mà cũng mấy năm rồi cứ khất lần” - chị Dung nói.

Nhờ sự chi li ấy, mỗi tháng, nhiều nhất thì chị Dung có thể gửi về quê được 5-6 triệu đồng để cùng chồng trả nợ ngân hàng, còn ít thì 3,5 triệu đồng.

Tết là dịp để gia đình sum họp, đoàn tụ nhưng chị Dung bảo “không thích Tết mấy vì không có tiền”. Điều mà chị Dung cũng như nhiều CN khác mong đợi nhất thời điểm cuối năm là khoản tiền thưởng Tết, vì đó là khoản tiền có thể giúp chị sắm đồ và mua quần áo mới cho con.

Những năm trước, Cty chị Dung thưởng Tết khoảng 2 tháng lương. Còn năm nay, chị Dung trăn trở: “Chưa biết tình hình thế nào, nhưng tôi hy vọng mức thưởng vẫn như mọi năm để cân đối được mọi thứ ở quê”.

Trông chờ vào thưởng Tết

Trong thời điểm này, với nhiều công nhân lao động (CNLĐ) như chị Dung, thông tin về thưởng Tết vẫn được quan tâm hơn cả. Với mọi người, dù nhận được ít hay nhiều thì thưởng Tết vẫn là nguồn khích lệ họ suốt một năm dài nỗ lực, nhất là trong bối cảnh bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Trường hợp của vợ chồng anh Nguyễn Tiến Sỹ (quê ở Hà Tĩnh) là một câu chuyện như vậy. Làm CN trong KCN Thăng Long đã được 5 năm nay, nhưng căn phòng trọ rộng khoảng 15m2 của vợ chồng anh Sỹ vẫn rất thiếu thốn.

Kể về cuộc sống và công việc, chị Nguyễn Thị Tiến - vợ anh Sỹ - không khỏi ngậm ngùi. Bởi, mỗi tháng chỉ tính riêng tiền cho cậu con trai 4 tuổi đi học ở trường tư, anh chị đã tiêu hết khoảng 2 triệu đồng. Bởi vậy, tiền thuê phòng, tiền ăn uống... gia đình chị phải cân đối theo kiểu chắp vá, tháng này bù cho tháng kia.

Cuộc sống cứ chen chúc và chật vật như vậy, chị Tiến và chồng không biết đến bao giờ mới được thảnh thơi. Đi làm cả một năm trời, thời điểm cuối năm, những lo lắng trong chị Tiến càng nhiều hơn. Khuôn mặt chị lúc nào trông cũng mệt mỏi. Liên tục thở dài, chị Tiến chỉ mong thời gian trôi chậm lại để gỡ gạc lại cả một năm trời công việc bị gián đoạn do dịch.

Nói về chuyện Tết, anh Sỹ tâm sự, Tết năm nào, hai vợ chồng anh chị cũng phải chuẩn bị ít nhất 10 triệu đồng, chưa tính chi phí tàu xe đi lại. Số tiền ấy hầu như đều là tiền thưởng Tết của hai vợ chồng, chứ không phải tiền tiết kiệm từ trước. “Nghe thì nhiều, nhưng mua sắm vài thứ rồi tiền mừng cho ông bà hai bên, tiền quần áo cho con cái… chẳng thấm vào đâu! Cả một năm trời đi làm, có mấy ngày về Tết thôi cũng cố để cả nhà vui vầy” - anh Sỹ cười nói.

Năm nay, dù chưa có thông báo chính thức về thưởng Tết, nhưng cả anh Sỹ và chị Tiến đều rất trăn trở. Nếu vì ảnh hưởng dịch mà tiền thưởng Tết bị cắt giảm so với các năm trước, khoản tiền mà mỗi năm cần có của anh chị cũng sẽ bị thiếu hụt đi. Đó là chưa kể, thời gian gần đây, con trai của anh chị bị ốm liên tục, phải tốn rất nhiều tiền thuốc.

Gần hết năm, vợ chồng chị Tiến càng thở dài vì một năm qua không tiết kiệm được nhiều, cũng chưa làm được gì quan trọng nên chị Tiến mong thời gian trôi chầm chậm.

“Công việc trong năm đã phải làm giãn cách, tiền tăng ca lại không có. Nếu giờ không trông chờ vào thưởng Tết thì khó khăn lắm! Làm sao dám mong có được cái Tết đủ đầy” - hai vợ chồng anh Sỹ cùng nhìn xa xăm.

Tú Quỳnh - Đỗ Phương
TIN LIÊN QUAN

Mong doanh nghiệp có đơn hàng, người lao động thêm tiền thưởng tết

bảo hân |

Đầu giờ chiều thứ 6 (ngày 18.12), các dãy trọ cho công nhân thuê tại khu công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh vắng lặng, hầu hết các phòng đều “cửa đóng then cài”. Người dân ở đây cho hay, nếu không đi làm thì các công nhân đều đang ngủ vùi trong phòng để lấy lại sức sau những giờ làm việc mệt mỏi nơi nhà xưởng.

Nhiều doanh nghiệp lớn ở Đồng Nai: Dự kiến thưởng Tết tương đương năm 2020

HÀ ANH CHIẾN |

Các doanh nghiệp lớn có đông công nhân lao động ở tỉnh Đồng Nai đã công bố mức thưởng Tết Tân Sửu năm 2021 cho người lao động. Điều đặc biệt, dù khó khăn của dịch bệnh, nhưng mức thưởng Tết đều từ cao hơn hoặc bằng so với năm 2020.

Dự kiến báo cáo thưởng Tết năm 2021 sẽ muộn hơn mọi năm

ANH THƯ |

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các doanh nghiệp (DN) sẽ báo cáo thưởng Tết muộn hơn so với mọi năm. Dự kiến cuối tháng 1.2021, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội mới có thông tin tổng hợp về tình hình thưởng Tết của các DN.

Kinh phí công đoàn 2% đã phát huy hiệu quả hơn 60 năm qua

Nhóm phóng viên |

ĐBQH đề nghị duy trì kinh phí công đoàn 2%, nhận định nguồn kinh phí này đã phát huy hiệu quả hơn 60 năm qua trong chăm lo đời sống cho người lao động.

Diện mạo đô thị Huế khi lên thành phố trực thuộc Trung ương

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN PHONG |

HUẾ - Đô thị Huế khi thành thành phố trực thuộc Trung ương là đô thị đặc sắc về sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.

Xét xử 6 bị cáo vụ cháy karaoke An Phú khiến 32 người chết

ĐÌNH TRỌNG |

Ngày 24.10, TAND tỉnh Bình Dương đã mở phiên tòa sơ thẩm vụ án sai phạm để xảy ra cháy karaoke An Phú khiến 32 người chết.

Trạm bơm tiền tỉ, chưa nghiệm thu đã thanh toán tiền rồi bỏ hoang hơn 4 năm

PHÚC ĐẠT |

Công trình trạm bơm trị giá 1,5 tỉ đồng ở xã Hương Phong (TP Huế) bị bỏ hoang hơn 4 năm nay, điều đáng nói, khi công trình chưa thể hoạt động, chưa nghiệm thu, chủ đầu tư là UBND xã Hương Phong đã đem tiền đi thanh toán cho đơn vị thi công.

Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nguyện vọng của nhân dân

VƯƠNG TRẦN thực hiện |

Bài viết “Phát huy tính đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Tổng Bí thư Tô Lâm đang nhận được nhiều sự quan tâm và đồng tình của dư luận. Lao Động có cuộc trao đổi cùng PGS.TS Vũ Văn Phúc - Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương - về các nội dung liên quan tới bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Mong doanh nghiệp có đơn hàng, người lao động thêm tiền thưởng tết

bảo hân |

Đầu giờ chiều thứ 6 (ngày 18.12), các dãy trọ cho công nhân thuê tại khu công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh vắng lặng, hầu hết các phòng đều “cửa đóng then cài”. Người dân ở đây cho hay, nếu không đi làm thì các công nhân đều đang ngủ vùi trong phòng để lấy lại sức sau những giờ làm việc mệt mỏi nơi nhà xưởng.

Nhiều doanh nghiệp lớn ở Đồng Nai: Dự kiến thưởng Tết tương đương năm 2020

HÀ ANH CHIẾN |

Các doanh nghiệp lớn có đông công nhân lao động ở tỉnh Đồng Nai đã công bố mức thưởng Tết Tân Sửu năm 2021 cho người lao động. Điều đặc biệt, dù khó khăn của dịch bệnh, nhưng mức thưởng Tết đều từ cao hơn hoặc bằng so với năm 2020.

Dự kiến báo cáo thưởng Tết năm 2021 sẽ muộn hơn mọi năm

ANH THƯ |

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các doanh nghiệp (DN) sẽ báo cáo thưởng Tết muộn hơn so với mọi năm. Dự kiến cuối tháng 1.2021, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội mới có thông tin tổng hợp về tình hình thưởng Tết của các DN.