Đắk Lắk: Hàng nghìn người lao động tìm được việc làm mới

BẢO TRUNG |

Hàng nghìn người lao động ở Đắk Lắk vừa tìm kiếm được việc làm mới, từng bước ổn định cuộc sống sau chuỗi thời gian thất nghiệp do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Ngày 16.11, Trung tâm Dịch vụ Việc làm tỉnh Đắk Lắk thông tin, sau khi địa phương khống chế thành công được dịch COVID-19, trong 2 tháng qua, đã có hàng nghìn người lao động ở địa phương tìm kiếm được việc làm mới.

Trong số 4.000 lao động tìm được việc làm có hơn 3.300 lao động làm việc trong tỉnh, hơn 500 người làm việc ngoài tỉnh và 13 người làm việc tại nước ngoài. Cùng với đó, đơn vị cũng đã tổ chức tư vấn việc làm và nghề nghiệp cho gần 21.500 lượt người.

Một lãnh đạo Trung tâm Dịch vụ Việc làm tỉnh Đắk Lắk - cho biết, để đảm bảo chỉ tiêu giới thiệu việc làm trong năm 2020, ngay sau khi tình hình dịch COVID-19 được khống chế, đơn vị đã tổ chức nhiều phiên giao dịch việc làm tăng cường và phiên lưu động để hỗ trợ lao động sớm tìm được việc làm.

Đến nay, Trung tâm đã tổ chức 7 phiên giao dịch việc làm tại trung tâm, 7 phiên giao dịch việc làm lưu động, 2 ngày hội việc làm thu hút hơn 120 lượt đơn vị, doanh nghiệp tham gia tuyển dụng lao động với hơn 5.000 lượt lao động tham gia.

Theo thống kê của LĐLĐ Đắk Lắk, toàn tỉnh hiện có 1 khu công nghiệp, 6 cụm công nghiệp với 85 doanh nghiệp tạo việc làm cho khoảng 4.500 người lao động (3 doanh nghiệp FDI với 280 lao động).

Sau chuỗi thời gian ảm đạm do ảnh hưởng của dịch COVID-19, một số lượng lớn người lao động thất nghiệp ở Đắk Lắk đã lâm vào cảnh thất nghiệp, cuộc sống gia đình khó khăn, kinh tế suy sụp.

Hiện, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh đã chỉ đạo các cấp công đoàn tham mưu với cấp ủy Đảng triển khai các biện pháp đảm bảo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp.

Khi doanh nghiệp và người lao động phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp, phải kịp thời xử lý, không để xảy ra ngừng việc tập thể kéo dài, lây lan hoặc để kẻ xấu lợi dụng kích động, gây chia rẽ nội bộ.

Ngoài ra, tiếp tục tổ chức các chương trình phúc lợi nhằm hỗ trợ cho các đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn để họ từng bước ổn định, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Trước đó, đầu tháng 5.2020, chính quyền Đắk Lắk thông tin, từ thời điểm dịch COVID-19 bùng phát đã có hơn 1.600 người lao động trên toàn tỉnh bị doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng và khoảng 3.400 người ngừng việc. Toàn tỉnh có gần 200 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng. Nhiều đơn vị giải thể, số khác thì tạm dừng hoạt động.

Có việc làm ổn định trong thời điểm hiện nay là mơ ước của nhiều người lao động. Ảnh: Nguyễn Hải
Có việc làm ổn định trong thời điểm hiện nay là mơ ước của nhiều người lao động. Ảnh: Nguyễn Hải
Căn cứ vào số liệu thống kê kể trên, dễ nhận thấy được rằng, nhiều doanh nghiệp ở tỉnh này chẳng mấy ''mặn mà'' với việc làm hồ sơ trình cơ quan chức năng xét duyệt phương án hỗ trợ cho người lao động.

Một số chủ doanh nghiệp cho rằng, khá ái ngại khi nghĩ đến vấn đề này vì nghĩ sẽ có nhiều thủ tục, giấy tờ lên quan, mất nhiều thời gian, công sức.

Thống kê của Sở Lao động-Thương binh và Xã hộ tỉnh Đắk Lắk, đến cuối tháng 5.2020, toàn tỉnh có khoảng 3.600 NLĐ bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Đặc biệt, hơn 90% trong số đó bị ngừng việc làm. Đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là những giáo viên đang công tác ở các đơn vị ngoài công lập. Tuy vậy, con số trên vẫn chưa dừng lại ở đó, các địa phương trong tỉnh vẫn đang tiếp tục thống kê rà soát. Bên cạnh đó, số lao động nghỉ việc nộp hồ sơ xin hưởng trợ cấp thất nghiệp là hơn 1.800 người.

Mất việc, nhiều lao động sẵn sàng làm bất cứ công việc gì, miễn có thu nhập duy trì đời sống. Ảnh: Lan Như.
Mất việc, nhiều lao động sẵn sàng làm bất cứ công việc gì, miễn có thu nhập duy trì đời sống. Ảnh: Lan Như.
Thống kê của UBND tỉnh Đắk Lắk, dịch COVID-19 đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của địa phương này. Theo đó, toàn tỉnh có gần 300 doanh nghiệp (DN), 1.876 hộ kinh doanh, 16 hợp tác xã ngừng hoạt động... Tổng doanh thu của DN bị thiệt hại ước tính hơn 900 tỉ đồng.

Tuy vậy, đến thời điểm hiện tại, Đắk Lắk vẫn chỉ mới có một DN trên địa bàn tỉnh làm hồ sơ trình cơ quan chức năng xét duyệt hỗ trợ cho NLĐ bị tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Cụ thể, Công ty (Cty) TNHH Ánh Dương (huyện Cư M’Gar) đã làm hồ sơ xin xét duyệt hỗ trợ 9 lao động đang làm việc ở đơn vị. UBND tỉnh đã ký quyết định phê duyệt danh sách hỗ trợ mà Cty này trình lên.

BẢO TRUNG
TIN LIÊN QUAN

Khởi công công trình “Thắp sáng vùng biên” ở Đắk Lắk

Hương Cẩm |

Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Đắk Lắk phối hợp Đồn Biên phòng Sêrêpốk, Bộ đội Biên phòng Đắk Lắk tổ chức khởi công công trình “Thắp sáng vùng biên” tại buôn Đrang Phốk, xã biên giới Krông Na, huyện Buôn Đôn.

Đắk Lắk: Làm giả sổ đỏ, lừa chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng

BẢO TRUNG |

Bà H Ngơm Bdap (huyện Cư Kuin, Đắk Lắk) đã mượn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của người trong xã rồi sử dụng thông tin cá nhân đó làm giả và nhờ người đứng tên, vay hàng trăm triệu đồng của ngân hàng.

Đắk Lắk vẫn gặp nhiều khó khăn để dập tắt dịch tả lợn Châu Phi

BẢO TRUNG |

Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Lắk hiện vẫn chưa thể dập tắt được dịch tả lợn Châu Phi dù đã đầu tư không ít công sức và tiền của để phòng, chống dịch bệnh.

Bộ Tài chính xem xét tăng mức giảm trừ gia cảnh

Mai Ánh |

Bộ Tài chính đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh theo kiến nghị của các cử tri từ 6 tỉnh, thành phố.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.