Dâu mới ám ảnh cái tết đầu tiên ở nhà chồng

Bích Hà |

Ngày tết đang đến rất gần, nếu với con trẻ là niềm vui, sự hứng khởi thì với người lớn lại đầy ngổn ngang. Đặc biệt, với hầu hết các nàng dâu mới, việc trải nghiệm cái tết đầu tiên ở nhà chồng thường để lại nhiều cảm xúc, đôi khi trở thành nỗi ám ảnh.

Tết sao không đơn giản để phụ nữ đỡ khổ?

Mới trải qua cái tết đầu tiên ở nhà chồng, nhưng Lê Thị Ngọc Anh (Hà Nội) đã có quá nhiều kỷ niệm. Mỗi khi nhớ lại, cô bảo vẫn thấy rùng mình.

Vốn là người gốc Hà Nội, được bố mẹ chiều, trước khi lấy chồng, không mấy khi Ngọc Anh phải động tay đến việc nhà. Năm 2016, cô yêu và cưới một chàng trai quê ở Vĩnh Phúc nhưng có công việc ổn định ở Hà Nội và đã mua được nhà riêng. Cuộc sống êm đềm trôi qua cho đến cô được trải nghiệm cái tết đầu tiên ở nhà chồng.

“28 Tết, vợ chồng tôi chạy xe về Vĩnh Phúc, vì bố chồng yêu cầu con trai và con dâu phải có mặt ở nhà để lo hương khói gia tiên.  Dù đã được chồng báo trước là tính bố gia trưởng nhưng tôi không nghĩ lại khắt khe đến mức như vậy.

Vừa đặt chân về nhà, cất xong đồ đạc vào phòng, tôi đã được nghe bài giảng về đạo làm vợ, chuyện tề gia nội trợ. Nào là con dâu phải biết việc bếp núc, phải gói được bánh chưng, làm cỗ để cúng gia tiên. Tôi nghe đến đấy là bủn rủn chân tay vì chưa bao giờ phải động tay vào những việc đó.

Khi gợi ý có thể đi đặt ở hàng, vừa nhanh, vừa tiện, tôi đã bị bố mẹ chồng lườm và so sánh với một người yêu cũ của chồng - người trước đây ông bà rất ưng. Thực sự lúc đó tôi chỉ biết nuốt thầm nước mắt, vì tủi thân quá” – Ngọc Anh ngậm ngùi.

Nhưng đó vẫn chưa phải là tất cả. Nàng dâu mới kẻ tiếp: "3 ngày tết, tôi chỉ loanh quanh dưới bếp để nấu nướng và rửa dọn. Mỗi ngày làm vài mâm cơm vừa để cúng gia tiên, vừa để đãi khách. Vừa làm, vừa bị bố mẹ chồng bỉ bôi vì nấu ăn không khéo.

Mới một mùa tết đầu tiên ở nhà chồng đã đủ khiến tôi ám ảnh rồi. Sao không đơn giản để phụ nữ đỡ khổ? Mang tiếng được nghỉ tết, nhưng thật sự tôi chẳng thiết ăn mà cũng chả được nghỉ. Chẳng mong đến tết nữa".

Kỷ niệm nhớ đời khi ăn tết quê chồng!

Với chị Thảo Nguyên (quê Nam Định) dù đã làm dâu được 8 năm, nhưng không thể quên được cái tết đầu tiên ở nhà chồng.

“Là phóng viên của một tờ báo điện tử, do đặc thù công việc nên tiếng là nghỉ tết nhưng tôi vẫn phải trực tin bài. Tôi được tòa soạn phân công trực vào mùng 2 Tết. Hôm đó, biết ý, tôi đã dậy rất sớm lo chu toàn cơm nước trước khi ngồi làm việc. Nhưng dường như vẫn không vừa ý nhà chồng.

Đang làm việc thì bố chồng sầm sập đi tới, giằng lấy máy tính, cất vào tủ và khóa cửa lại. Lúc đó, tôi chỉ biết ngồi khóc. Từ những năm sau, tôi cố xin cơ quan phân trực vào ngày nào trong đợt nghỉ cũng được, chỉ trừ 3 ngày tết ra. Vì tôi đã có bài học nhớ đời rồi” – chị Thảo Nguyên chia sẻ.

Chỉ còn hơn chục ngày nữa Tết Nguyên đán sẽ đến, nghĩ đến thế chị Thảo Nguyên và Ngọc Anh lại thở dài. Hai chị cho rằng, ở nhiều vùng quê của Việt Nam hiện nay, quan niệm về ngày tết truyền thống còn quá nặng nề, nhiều hủ tục. Đàn ông thì sa vào nhậu nhẹt, còn phụ nữ bạc mặt lo chuyện cỗ bàn. Tết như vậy, chỉ tốn kém và chẳng trọn niềm vui.

Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Đến tết ta lại bàn chuyện nên ăn tết tây

Nguyễn Đắc Thành |

Cứ đến dịp cuối năm, khi sắp đến tết truyền thống của người Việt, nhiều người lại lôi chuyện nên hay không nên ăn tết truyền thống  ra để bàn. Năm nào cũng vậy, cứ đến hẹn là cuộc tranh luận diễn ra nhưng rồi chẳng có năm nào đưa ra được một kết luận.

Bàn chuyện Tết gây mệt mỏi, tốn kém: Giữ Tết truyền thống hay ăn Tết hiện đại?

MAI KA - ĐẶNG CHUNG |

Việt Nam là một trong số ít nước trên thế giới còn giữ tục lệ đón Tết theo lịch mặt trăng (âm lịch). Từ xa xưa, dân gian quen gọi là “ăn Tết” thay vì “chơi Tết”. Tết phải có mâm cao cỗ đầy cúng gia tiên, mời khách khứa, bạn bè. Tuy nhiên gần đây, câu hỏi “Tết có cần chuẩn bị hoàn hảo hay giản tiện để đỡ tốn kém, mệt mỏi?”… đã được nhiều người đặt ra, với những băn khoăn nên giữ Tết truyền thống.

Đạo diễn Lê Hoàng: Chị em hãy tung tăng về nhà ngoại ăn Tết nhanh lên!

Bích Hà |

“Cũng là phận làm con, ngày tết phụ nữ cũng mong mỏi được sum vầy bên gia đình bố mẹ đẻ. Hà cớ gì phải vùi mình trong bếp nhà chồng. Năm mới không thể chôn vùi trong quần quật. Hãy tung tăng về bên ngoại nhanh lên!”. 

Bộ Tài chính xem xét tăng mức giảm trừ gia cảnh

Mai Ánh |

Bộ Tài chính đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh theo kiến nghị của các cử tri từ 6 tỉnh, thành phố.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.