Đẩy mạnh chuyển đổi số tại các chợ truyền thống Đà Nẵng

Trần Thi |

Năm 2023, nhiều chợ truyền thống trên địa bàn Đà Nẵng rơi vào tình trạng ế ẩm đặc biệt từ sau đại dịch COVID-19. Trước tình hình đó, để thúc đẩy việc buôn bán, nhiều chợ truyền thống đã áp dụng chuyển đổi số nhằm tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, phù hợp với xu hướng của xã hội.

Sau ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, xu hướng mua hàng trực tuyến, thanh toán trực tuyến được ưa chuộng hơn cùng với sự phát triển của các trung tâm thương mại, siêu thị mini… nhiều chợ truyền thống tại Đà Nẵng rơi vào tình trạng ế ẩm kéo dài. Để khắc phục tình trạng này, các ban quản lý tại một số chợ truyền thống đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm kích cầu mua sắm đặc biệt là đẩy mạnh công tác chuyển đổi số.

Tại các chợ truyền thống hướng đến du lịch như chợ Cồn, chợ Hàn… hoạt động chuyển đổi số đã được áp dụng nhiều năm nay nhằm tạo sự thuận tiện cho khách du lịch cũng như tiểu thương trong việc thanh toán và truy xuất được nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa.

Các chợ truyền thống trên địa bàn thành phố thúc đẩy việc chuyển đổi số. Ảnh: Trần Thi
Các chợ truyền thống trên địa bàn thành phố thúc đẩy việc chuyển đổi số. Ảnh: Trần Thi

Bà Nguyễn Thị Thanh Vân - Phó Giám đốc Công ty Quản lý và phát triển các chợ Đà Nẵng cho hay: “Lượng khách du lịch đến mua sắm tại các chợ như chợ Hàn, chợ Cồn năm nay rất đông, đặc biệt là chợ Hàn lượng khách đến mua sắm quá tải. Để tiếp cận được với khách du lịch thì nhiều năm nay chợ Hàn cũng đã thực hiện chuyển đổi số nhằm minh bạch nguồn gốc hàng hóa cũng như thuận tiện cho khách hàng trong việc thanh toán trực tuyến”.

Việc đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm thuận tiện hơn trong việc thanh toán đối với tiểu thương mà người mua hàng. Ảnh Trần Thi
Việc đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm thuận tiện hơn trong việc thanh toán đối với tiểu thương và khách hàng. Ảnh Trần Thi

Bên cạnh đó, với các chợ truyền thống hạng 2 tại các phường, quận, công tác chuyển đổi số cũng được đẩy mạnh để khắc phục tình trạng ế ẩm.

Theo ban quản lý các chợ trên địa bàn quận Sơn Trà, năm 2023, ban đã đề xuất với Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội thành phố nghiên cứu thực trạng của 7 chợ trên địa bàn quận và đưa ra một số biện pháp để tăng cường sức cạnh tranh của tiểu thương trong chợ so với các thị trường khác.

“Ban quản lý thời gian qua đã triển khai từng giải pháp đối với tình trạng ế ẩm của các chợ truyền thống và đặc biệt quan trọng là đẩy mạnh trong việc ứng dụng chuyển đổi số để tiểu thương tiếp cận được nhiều khách hàng trong thời gian rảnh rỗi không có khách đến mua trực tiếp. Trong đó, nhiều hộ kinh doanh đã áp dụng chuyển đổi số thành công, mang lại lượng khách hàng đáng kể cho gian hàng”, ông Phan Mạnh Hân - Phó Ban quản lý chợ quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng cho hay.

Tại chợ Phước Mỹ (quận Sơn Trà), gian hàng kinh doanh nước mắm truyền thống của chị Nguyễn Thị Vy nhờ có chuyển đổi số mà chị đã tiếp cận được khách hàng không chỉ trong địa bàn phường, quận hay thành phố mà còn mở rộng cho khách ngoại tỉnh và quốc tế.

Trước đó, một số quận trên địa bàn thành phố cũng đã phối hợp với Trung tâm Thông tin và Giám sát, điều hành thông minh Đà Nẵng tổ chức chương trình tuyên truyền, hướng dẫn triển khai thực hiện công tác chuyển đổi số cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Chương trình nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, triển khai thực hiện công tác chuyển đổi số thanh toán không dùng tiền mặt trong giao dịch mua bán hằng ngày.

Trần Thi
TIN LIÊN QUAN

Chợ truyền thống ở Đà Nẵng ế ẩm, nhiều ki-ốt đóng cửa vì không có khách

Lệ My - Hiền An |

Đà Nẵng - Dù đã cận Tết nhưng nhiều ki-ốt tại chợ Đống Đa (quận Hải Châu) lại trong tình trạng đóng cửa. Nhiều tiểu thương lo lắng không đủ lo trang trải cuộc sống gia đình.

Sớm có giải pháp với tình trạng ế ẩm tại các chợ truyền thống Đà Nẵng

TRẦN THI - NGUYỄN LINH |

Nhiều chợ truyền thống tại TP Đà Nẵng rơi vào tình trạng ế ẩm, các gian hàng đóng cửa sang nhượng mặc dù cận Tết Nguyên đán 2024. Trước thực trạng đó, các ban quản lý chợ cũng tìm nguyên nhân, đưa ra nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ các tiểu thương trong việc buôn bán.

Chợ truyền thống ế khách, nhưng tiền thuê mặt bằng vẫn rục rịch tăng

Hoàng Nam |

“Kinh doanh ế ẩm, không gánh nổi tiền thuê” là tình hình chung của nhiều tiểu thương tại chợ truyền thống Hà Nội.

Tạm dừng hoạt động vui chơi, du lịch trong thời gian báo động lũ

Chí Long |

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) vừa có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, trong đó có chỉ đạo tạm dừng các hoạt động vui chơi, giải trí, du lịch trong thời gian báo động lũ.

Bắc Ninh tiếp tục sơ tán 450 hộ dân trong đêm

Vân Trường |

450 hộ dân trong một khu phố ở TP Bắc Ninh đã được sơ tán đến nơi an toàn vào rạng sáng nay khi mực nước sông khu đê bối dâng cao, có dấu hiệu tràn qua mặt đê.

Bản tin công đoàn: Tăng lương với giáo viên hợp đồng 111

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung sau: Tổng LĐLĐVN kêu gọi quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão; Giáo viên ký hợp đồng 111 có được tăng lương?...

Gia cố nhiều điểm xung yếu dọc sông Lô

Việt Bắc |

Trong khi vị trí vỡ đê tại Tuyên Quang đang chờ được khắc phục, nhiều vị trí xung yếu khác dọc sông Lô đoạn qua Phú Thọ cũng khẩn trương được gia cố.

181 người chết, 145 người mất tích do ảnh hưởng bão số 3

Khương Duy |

Đến 22h ngày 11.9, có 181 người chết, 145 người mất tích. Số người chết, mất tích do ảnh hưởng cơn bão số 3 hôm qua tăng 126 trường hợp.