ĐBSCL: Lo ngại cao điểm hạn mặn lại xuống giống vụ hè thu

TRẦN LƯU |

Nhờ chủ động các giải pháp ứng phó hạn mặn, nhiều diện tích lúa đông xuân sớm ở ĐBSCL đang bước vào kỳ thu hoạch với niềm vui “trúng mùa được giá”. Thế nhưng, giữa niềm vui đó lại xen lẫn nỗi lo, người dân sẽ ồ ạt xuống giống vụ hè thu, vốn rơi ngay vào cao điểm của hạn mặn…

Trúng mùa được giá

Những ngày này, đã có hàng ngàn hécta lúa đông xuân sớm ở ĐBSCL đang được thu hoạch rộ. Anh Nguyễn Thanh Hải (huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang) phấn khởi nói: “Gia đình tui đang thu hoạch 1,6ha lúa (giống OM 5451) đạt năng suất gần 1 tấn/công, giá bán cũng dao động từ 4.800-5.000 đồng/kg. Năm nay, lúa cho năng suất tốt, giá cả cũng tốt hơn”.

Theo thống kê nhanh của ngành nông nghiệp Hậu Giang, đến nay nông dân trên địa bàn tỉnh đã thu hoạch hơn hơn 3.000ha lúa đông xuân, tập trung nhiều ở huyện Châu Thành A và Vị Thủy, với năng suất lúa bình quân đầu vụ đạt gần 7,7 tấn/ha, tăng khoảng 1,5 tấn/ha so với cùng kỳ.

Ghi nhận tại các địa phương ĐBSCL, giá lúa tươi hiện nay đã tăng nhẹ. Giống lúa dài OM 5451 được thương lái đặt cọc với giá từ 4.900-5.100 đồng/kg, IR 50404 có giá từ 4.600-4.700 đồng/kg, tăng 200 đồng so với tuần trước.

Ông Nguyễn Minh Thân (xã Trường Xuân B, huyện Thới Lai, TP.Cần Thơ) cho biết, gia đình ông chỉ trồng 0,5ha lúa OM 5451, nhưng thu hoạch được tới trên 4 tấn, thương lái đến đặt cọc thu mua với giá 4.800đồng/kg. “Giá lúa hiện nay cũng bằng năm trước, tuy nhiên năng suất cao hơn rất nhiều, nên tui và bà con rất phấn khởi”, ông Thân nói.

Nỗi lo vì… giá lúa tăng

TP.Cần Thơ hiện có 70.000ha lúa đông xuân đang bước vào giai đoạn thu hoạch, giá ổn định, năng suất cao từ 8-9 tấn/ha. Điều này khiến bà con phấn khởi và dự định sẽ xuống giống vụ hè thu tới vào tháng 3, tức ngay lúc cao điểm của hạn mặn.

Ông Nguyễn Ngọc Hè - Giám đốc Sở NNPTNT TP.Cần Thơ - cho biết: Năm nay, tình trạng hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn dự báo sẽ kéo dài. Ngành nông nghiệp đã chỉ đạo các quận huyện hướng dẫn bà con chuyển đổi cây trồng cho phù hợp. Những vùng đất thiếu nước, khô hạn sẽ tập trung chuyển đổi trồng màu.

Tuy nhiên, nhiều nông hộ lại không nghĩ vậy. Nông dân Nguyễn Văn Bảy (quận Ô Môn, TP.Cần Thơ) cho rằng: Trồng lúa không bán được thì có thể trữ lại, còn trồng màu không bán được coi như thua lỗ. Đặc biệt, tác động của dịch bệnh COVID-19 đang khiến giá nông sản rớt thê thảm, thị trường chưa biết bao giờ ổn định, phục hồi. “Tui dự định sau vụ đông xuân sẽ làm đất để làm tiếp vụ hè thu tới”, ông Bảy cho biết.

Trên thực tế, đã có nhiều thời điểm, giá lúa và năng suất đứng ở mức cao, khiến nhiều nông dân ở ĐBSCL ào ào xuống giống lúa hè thu sớm hơn khung thời vụ khuyến cáo. Nhiều nơi nông dân vừa thu hoạch lúa đông xuân, chỉ có 5-7 ngày làm đất vội vã đã gieo sạ lại, không đảm bảo thời gian cách ly giữa các vụ, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh tăng cao. Đặc biệt năm nay, thời điểm tháng 3 được xác định là cao điểm của hạn mặn và sẽ kéo dài đến tháng 4, tháng 5. Do đó, nguy cơ xảy ra thiệt hại là rất lớn.

Nhờ chủ động các giải pháp ứng phó hạn mặn, nên vụ đông xuân ở ĐBSCL bước đầu đã đạt được những thắng lợi. Tìm các giải pháp để đảm bảo một vụ hè thu sắp tới được an toàn là điều cấp bách ngay từ lúc này.

TRẦN LƯU
TIN LIÊN QUAN

Hạn mặn gay gắt, trên 20.000 hộ dân Cà Mau thiếu nước sinh hoạt

NHẬT HỒ |

Nắng nóng, xâm nhập mặn khiến cho trên 20.542 hộ dân tại Cà Mau bị thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Nhiều nơi, người dân sử dụng nước phèn, nước mặn sinh hoạt, đổi nước đóng chai để uống với giá cao.

Đủ cách trữ nước ngọt giữa mùa hạn mặn lịch sử của nông dân miền Tây

TRẦN LƯU |

Hạn hánxâm nhập mặn ở ĐBSCL vẫn đang diễn ra nghiêm trọng. Dự báo, trong đợt cao điểm sẽ có trên dưới 100.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt. Trước "cơn khát" cực đại, người nông dân ĐBSCL đã dùng nhiều cách để trữ nước ngọt sử dụng, và xem đó là báu vật quý như vàng.

Về nơi nông dân thoát nghèo dễ dàng dù ở tâm hạn mặn gay gắt

Kỳ Quan |

Những ngày cuối tháng 2 này, khi hạn mặn đang ở mức gay gắt, nước trên cù lao Tân Phú Đông đã cạn sát đáy kênh làm trơ ra lớp phèn vàng cháy, các ruộng sả vẫn xanh tươi bạt ngàn...

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Lào Cai phạt quán ăn tăng giá bất thường mùa mưa lũ

Đinh Đại |

Lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai đã tiến hành lập biên bản và xử phạt cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại huyện Bảo Thắng.

Trường sạt lở nghiêm trọng, hàng trăm học sinh Thanh Hóa nghỉ học

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Do ảnh hưởng của mưa bão, một trường học đang xây dựng thì bị sạt lở nghiêm trọng. Ngay sau đó, ngành chức năng đã cho toàn bộ học sinh nghỉ học.