Đề xuất người Hà Nội đang dùng nước sạch phải đóng giếng khoan, giếng đào

KHÁNH AN |

Từ những tồn tại về tình hình cung cấp nước sạch trên địa bàn TP Hà Nội, các địa phương, doanh nghiệp đề xuất đóng dần các giếng khai thác nước ngầm đối với các địa bàn đã có nguồn nước sạch tập trung.

139 xã chưa có nước sạch

Ban đô thị HĐND TP Hà Nội cho biết, qua giám sát về tình hình cung cấp nước sạch trên địa bàn thành phố cho thấy, hiện nguồn cấp nước tập trung từ các nhà máy nước tập trung trên địa bàn thành phố hiện đạt khoảng 1.530.000m/ngày đêm, trong đó, nguồn nước ngầm khoảng 735.000m/ngày đêm tại 16 nhà máy ngầm và 12 trạm sản xuất nước cục bộ.

Nguồn nước mặt khoảng 795.000m/ngày đêm tại 5 nhà máy nước mặt. Trong đó, đưa Nhà máy nước Mê Linh tại xã Tiến Thịnh, huyện Mê Linh, công suất 25.000m/ngày đêm vào cấp nước cuối năm 2021; chuẩn bị hoàn thành Nhà máy nước Phú Sơn (huyện Ba Vì) giai đoạn 2 nâng công suất lên 60.000m/ngày đêm dự kiến sẽ đưa vào vận hành quý 4/2023.

Về mạng lưới cấp nước, khu vực đô thị hệ thống mạng lưới cấp nước đã được phủ kín với tỷ lệ cấp nước đạt 100% và chỉ tiêu cấp nước khoảng 100-150 l/người/ngày. Tại khu vực nông thôn, từ năm 2021 đến tháng 6.2023 triển khai 5 dự án và có thêm 27 xã được đầu tư hệ thống đường ống cấp nước.

Về việc đầu tư phát triển mạng lưới cấp nước, theo báo cáo của Sở Xây dựng, UBND TP đã giao các Nhà đầu tư triển khai 29 dự án xây dựng hệ thống mạng lưới cấp nước trên địa bàn TP Hà Nội, trong đó có 22 dự án đã hoàn thành và cơ bản hoàn thành, 4 dự án đang triển khai thực hiện và 3 dự án nhà đầu tư chưa thực hiện.

Đến nay, còn 139/413 xã chưa hoàn thành việc cung cấp nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Đoàn giám sát cũng nêu một số tồn tại như một số dự án còn chậm triển khai hoặc triển khai nhưng không đảm bảo tiến độ mà nguyên nhân chủ yếu là do các chủ đầu tư thiếu quyết liệt trong triển khai.

Một số chủ đầu tư hạn chế về năng lực tài chính, vốn, công nghệ, mặc dù thành phố đã có cơ chế tạo điều kiện để các chủ đầu tư được vay vốn từ Quỹ đầu tư song việc tiếp cận nguồn vốn còn gặp khó khăn do doanh nghiệp không đáp ứng đủ điều kiện để được vay vốn...

Đoàn giám sát thực tế tại thị trấn Thường Tín, huyện Thường Tín. Ảnh: dbndhanoi.gov
Đoàn giám sát thực tế tại thị trấn Thường Tín, huyện Thường Tín. Ảnh: dbndhanoi.gov

Tăng cường kiểm tra, đôn đốc

Từ những tồn tại trên, các địa phương, doanh nghiệp kiến nghị UBND TP chỉ đạo thẩm định hồ sơ, chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án cấp nước hoặc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án tuân thủ đúng quy định.

Tăng cường kiểm tra, giám sát đánh giá đầu tư, đôn đốc các chủ đầu tư dự án phát triển nguồn tập trung và đầu tư phát triển mạng cấp nước thực hiện dự án theo đúng tiến độ.

Đồng thời, nghiên cứu giao một đơn vị đầu mối trong việc quản lý nhà nước về nước sạch trên địa bàn thành phố để có sự thống nhất và hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước.

Cùng với đó, chỉ đạo tập trung thực hiện theo kết luận thanh tra đối với các công trình cấp nước sạch tập trung nông thôn; đẩy nhanh việc hoàn thành công tác quyết toán đối với các trạm cấp nước sạch nông thôn; tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân ở khu vực nông thôn đối với việc sử dụng nước sạch.

Quan tâm có biện pháp, giải pháp đảm bảo kiểm soát chặt chẽ nguồn nước mặt. Bảo đảm số lượng, chất lượng nước phục vụ dân sinh trong mọi tình huống. Kiểm soát, giám sát chặt chẽ các nguồn thải, chất thải xả vào nguồn nước, nhất là nước thải sinh hoạt, công nghiệp.

Chỉ đạo các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã chỉ đạo các sở, ban, ngành khẩn trương hoàn thiện các cơ chế chính sách hỗ trợ, kêu gọi các nhà đầu tư vào tiếp nhận quản lý vận hành, nâng cấp các công trình cấp nước sạch nông thôn hiện có đang hoạt động theo đề án, phương án đã phê duyệt.

Xây kế hoạch, lộ trình cụ thể để đóng dần các giếng khai thác nước ngầm đối với các địa bàn đã có nguồn nước sạch tập trung, quản lý tốt việc cấp phép khai thác nước ngầm, tổ chức giám sát, kiểm tra việc khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước, công trình cấp nước; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về khai thác nước ngầm theo quy định của pháp luật.

KHÁNH AN
TIN LIÊN QUAN

Người dân Hà Nội dậy từ 2 giờ sáng để canh bơm từng giọt nước sạch vào bể

VĨNH HOÀNG - KHÁNH AN |

Hà Nội - Mất nước sạch sinh hoạt liên tục trong 3 tháng trở lại đây, nhiều người dân tại Hoài Đức, Hà Nội phải đặt báo thức lúc 2-3h sáng để canh bơm nước vào bể. Song song với đó, họ phải quay trở lại dùng nước giếng khoan.

Hàng nghìn hộ dân Thủ đô thiếu nước sạch, phải đi xin từng thùng nước về ăn

Cường Ngô |

Tại nhiều xã trên địa bàn huyện Hoài Đức, Hà Nội suốt gần 1 tháng nay đã không có nước sạch để sử dụng. Hàng nghìn hộ dân phải mua thùng nhựa, cát, vỏ trấu lọc nước giếng khoan để dùng do thiếu nước sạch.


Dân uống nguồn nước ô nhiễm bên công trình nước sạch tiền tỉ là vì tội lãng phí chưa bị xử

Thanh Hải |

Hàng vạn dân ở các vùng quê Quảng Ngãi phải chịu cảnh thiếu nước sạch sinh hoạt. Nhiều hộ dùng nước giếng ô nhiễm, thiếu, khát vào mùa khô, hoặc uống nước suối ngay bên những công trình nước sạch sinh hoạt được đầu tư tiền tỉ... Để xảy ra hàng trăm công trình nước sạch sinh hoạt đầu tư tiền tỉ, bỏ hoang như vậy là tội lãng phí, cần phải truy cứu...

Chủ tịch Tổng LĐLĐVN thăm, tặng quà người dân bị thiên tai tại Hà Giang

Nguyễn Tùng |

Ngày 14.9, ông Nguyễn Đình Khang, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Tổng LĐLĐVN) cùng đoàn công tác tới thăm, tặng quà đoàn viên, công nhân viên chức lao động và người dân bị thiệt hại do lũ lụt tại Hà Giang.

Haaland lập cú đúp giúp Man City đánh bại Brentford

NGUYỄN ĐĂNG |

Brentford đã không thể tạo nên cú sốc trước Man City tại vòng 4 Ngoại hạng Anh, dù đã dẫn trước ngay ở giây thứ 22.

Thị trường ế ẩm, bánh Trung thu truyền thống vẫn đắt hàng

Phương Anh |

Hà Nội - Trái với cảnh nhiều điểm bán bánh Trung thu ế ẩm dù giảm giá, khách vẫn xếp hàng dài chờ mua bánh Trung thu truyền thống trên phố Thụy Khuê.

Giờ thứ 9: Trả về nguyên quán - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Cô gái trẻ tiến tới hôn nhân khi vừa học hết cấp 3. Cô bị gia đình phản đối vì quyết định này. Diễn biến tiếp theo của câu chuyện sẽ ra sao?

Di dời cả bản hơn 100 hộ ở Sơn La trước nguy cơ sạt trượt

Minh Nguyễn |

Sơn La - Lực lượng chức năng đang khẩn trương di dời người dân một bản ở huyện Bắc Yên để tránh nguy hiểm do xuất hiện vị trí nứt gãy có nguy cơ sạt trượt.