Dịch sốt xuất huyết tiếp tục tăng cao, lan rộng

Thùy Linh |

Theo lãnh đạo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, dịch sốt xuất huyết vẫn tăng cao và lan rộng. Một trong những nguyên nhân quan trọng là nhận thức của người dân còn hạn chế, chưa tự giác tham gia các hoạt động phòng, chống dịch bệnh tại cộng đồng. Chính quyền một số địa phương chưa quan tâm, thiếu quyết liệt chỉ đạo các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

Biến chứng nguy hiểm

Mới đây, theo Sở Y tế Kon Tum trường hợp thứ 2 bị tử vong do sốt xuất huyết là bé gái Văn Thị Khánh Ng. (4 tuổi, học sinh mẫu giáo, trú tại đường Huỳnh Thúc Kháng, TP.Kon Tum) tử vong hôm 24.11. Theo PGS Đặng Quang Tấn, Phó Cục trưởng Phụ trách, Quản lý và Điều hành Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), hiện nước ta có hơn 250.000 ca mắc, 50 ca tử vong.

Trao đổi về những biến chứng của bệnh sốt xuất huyết có thể khiến bệnh nhân tử vong, ThS. BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết: Theo quy luật, thường trong 3 ngày đầu tiên, người bệnh sẽ sốt cao, đau đầu, đau mỏi người, nhức mắt. Tuy nhiên, thời gian này không phải là thời gian nguy hiểm nhất và không xuất hiện các biến chứng. Bệnh nhân vẫn có thể điều trị tại nhà.

Từ ngày thứ 4 (tính từ khi bắt đầu sốt trở đi) là thời điểm nguy hiểm nhất của bệnh. Bệnh nhân sẽ không còn sốt cao như 3 ngày trước, nhiều người bệnh hay cho rằng bệnh đã bớt nguy hiểm và sắp khỏi nhưng chính giai đoạn này có thể có những biến chứng nặng.

Biến chứng thứ nhất là tình trạng tăng tính thấm thành mạch và cô đặc máu. Bệnh nhân sẽ không cảm nhận được điều này mà nó chỉ thể hiện qua các chỉ số xét nghiệm. Dựa vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ quyết định có phải truyền dịch cho bệnh nhân hay không. Ở trẻ nhỏ có thể chỉ thấy trẻ li bì hoặc bứt rứt vật vã, tiểu ít, bỏ bú. Những trường hợp này cần phải đến bệnh viện gần nhất ngay để bù dịch, tránh nguy hiểm tính mạng.

Biến chứng thứ 2: Xuất huyết do giảm tiểu cầu. Bệnh nhân có thể có; chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da… Những bệnh nhân này cần đến các cơ sở y tế làm các xét nghiệm đánh giá mức độ giảm tiểu cầu như thế nào để thầy thuốc cân nhắc truyền tiểu cầu nếu cần.

Trong 10 tháng đầu năm 2019, hầu hết các dịch bệnh truyền 4 nhiễm có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2018; riêng sốt xuất huyết theo chu kỳ nên số mắc, số chết tăng so với cùng kỳ; số mắc tay chân miệng tăng 0,5%.

Người dân chủ quan, chưa tự giác phòng chống sốt xuất huyết

PGS.TS Đặng Quang Tấn - Phó Cục trưởng Phụ trách, Quản lý và Điều hành Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, mùa đông xuân và những tháng cuối năm là thời điểm dễ lây truyền các dịch bệnh truyền nhiễm như: Sởi, sốt xuất huyết, tay chân miệng, cúm A/H7N9, Mers-CoV...

Chuyên gia y tế dự phòng cũng lo ngại, một số bệnh đã được khống chế nhưng vẫn ở mức cao như sốt xuất huyết, tay chân miệng.

Cũng theo ông Tấn, bệnh sốt xuất huyết liên quan nhiều đến biến đổi khí hậu, ổ bọ gậy nguồn không được dọn dẹp. “Do đó, công tác phòng chống dịch bệnh là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, nhận thức của người dân còn hạn chế, chưa tự giác tham gia các hoạt động phòng, chống dịch bệnh tại cộng đồng. Chính quyền một số địa phương chưa quan tâm, chưa quyết liệt chỉ đạo các biện pháp phòng chống dịch bệnh...” - ông Tấn nói.

Khuyến cáo của Bộ Y tế

Trước tình hình bệnh sốt xuất huyết lan rộng, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế khuyến cáo: Bệnh sốt xuất huyết đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, diệt loăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt. Để tích cực phòng bệnh cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau: Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn. Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng . Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch. Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Sốt xuất huyết tăng cao, nhiều bệnh nhân biến chứng nặng

HƯƠNG GIANG |

Năm 2019, tình hình sốt xuất huyết (SXH) diễn biến phức tạp và gia tăng tại rất nhiều quốc gia, trong đó, tất cả các nước khu vực Đông Nam Á đều ghi nhận số ca mắc bệnh và tử vong gia tăng. Ở nước ta, SXH xuất hiện ở 63 tỉnh thành phố. Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 250.000 ca mắc SXH, tăng gần gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó 50 người tử vong.

Sốt xuất huyết tăng đột biến liên quan với biến đổi khí hậu ra sao?

Thảo Anh |

Mối tương quan "mật thiết" giữa biến đổi khí hậu và dịch tễ là cơ sở phát triển hệ thống cảnh báo dịch sốt xuất huyết.

Cao điểm sốt xuất huyết: Cả mẹ và con cùng nhập viện trong một ngày

Trọng Tuấn - Thế Quỳnh |

Thời điểm giao mùa mọi người thường chủ quan khi dịch sốt xuất huyết giảm nhưng đây lại là thời điểm hay xảy ra những ca biến chứng nặng, nguy hiểm đến tính mạng. Mỗi ngày Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) có hàng trăm trường hợp đến khám vì nghi ngờ sốt xuất huyết trong đó có đến gần 50 ca nhập viện vì dương tính với virut sốt xuất huyết Dengue.

Hàng trăm người chui rào đập thủy điện, đổ xô bắt cá khủng

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Hàng trăm người dân đổ xô xuống đập tràn của hồ Thủy điện Trị An để bắt cá khủng, kiếm tiền triệu.

Chưa rõ nguyên nhân hơn 40 người ở chung cư nghi ngộ độc

QUANG ĐẠI |

Nghệ An – Cơ quan chức năng đang tiếp tục xác minh nguyên nhân vụ hơn 40 người ở chung cư Golden City 3 (Nghi Phú, TP Vinh) có biểu hiện ngộ độc.

Thanh niên tử vong khi livestream cảnh báo sạt lở QL2

Lam Thanh |

Hà Giang - Vụ sạt lở trên QL2 đoạn qua xã Việt Vinh (huyện Bắc Quang) đã vùi lấp nhiều người và phương tiện.

Lực lượng chức năng căng mình phân luồng cầu phao Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Ngày 30.9, khi cầu phao Phong Châu thông xe, lưu lượng phương tiện đổ về rất đông, các lực lượng chức năng phải căng mình điều tiết giao thông.

Quy định là khung, việc ký phối hợp sẽ dựa trên thực tế

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội – Ngày 30.9, tại kỳ họp thứ 7, khóa XIII Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN dưới sự chủ trì của Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Nguyễn Đình Khang, các đại biểu đã cho ý kiến vào Tờ trình dự thảo Quy định về mối quan hệ phối hợp công tác giữa Công đoàn ngành Trung ương và tương đương với các LĐLĐ tỉnh, thành phố.

Sốt xuất huyết tăng cao, nhiều bệnh nhân biến chứng nặng

HƯƠNG GIANG |

Năm 2019, tình hình sốt xuất huyết (SXH) diễn biến phức tạp và gia tăng tại rất nhiều quốc gia, trong đó, tất cả các nước khu vực Đông Nam Á đều ghi nhận số ca mắc bệnh và tử vong gia tăng. Ở nước ta, SXH xuất hiện ở 63 tỉnh thành phố. Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 250.000 ca mắc SXH, tăng gần gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó 50 người tử vong.

Sốt xuất huyết tăng đột biến liên quan với biến đổi khí hậu ra sao?

Thảo Anh |

Mối tương quan "mật thiết" giữa biến đổi khí hậu và dịch tễ là cơ sở phát triển hệ thống cảnh báo dịch sốt xuất huyết.

Cao điểm sốt xuất huyết: Cả mẹ và con cùng nhập viện trong một ngày

Trọng Tuấn - Thế Quỳnh |

Thời điểm giao mùa mọi người thường chủ quan khi dịch sốt xuất huyết giảm nhưng đây lại là thời điểm hay xảy ra những ca biến chứng nặng, nguy hiểm đến tính mạng. Mỗi ngày Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) có hàng trăm trường hợp đến khám vì nghi ngờ sốt xuất huyết trong đó có đến gần 50 ca nhập viện vì dương tính với virut sốt xuất huyết Dengue.