Gần 20 năm chưa làm xong đoạn đường dài hơn 2km ở Hà Nội

Kim Anh - Gia Huy |

Dự án đường Vành đai 2,5 (đoạn Đầm Hồng – Giải Phóng, với chiều dài 2,1km), được phê duyệt từ năm 2002, nhưng đến nay chưa hoàn thành vì vướng mắc trong việc giải phóng mặt bằng.

Theo quy hoạch của UBND TP Hà Nội, tuyến Vành đai 2,5 dài 30km, có chiều rộng mặt đường 40m. Dự án tuyến đường qua Đầm Hồng - Quốc lộ 1A (thuộc địa bàn quận Hoàng Mai) dài 2,1 km được UBND TP Hà Nội phê duyệt quy hoạch từ năm 2002, do Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Hoàng Mai làm chủ đầu tư.

Dự án có mức đầu tư gần 1.300 tỉ đồng, dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng tháng 12.2016. Tuy nhiên, sau gần 20 năm triển khai, dự án vẫn đang vướng mắc ở khâu giải phóng mặt bằng hơn 1km từ Đầm Hồng đến sông Tô Lịch.

Đoạn hoàn thiện của đoạn đường vành đai 2,5 với chiều rộng 40 m, mỗi bên có ba làn xe chạy, có dải phân cách giữa. Ảnh: V.Đ

Ghi nhận của Lao Động chiều 15.12, đoạn từ Đầm Hồng - Quốc lộ 1A vẫn đang trong tình trạng thi công dang dở.

Đoạn đường Trần Điền xuất hiện nhiều hố công trình sâu, ngập nước và thậm chí có cả những đống rác tràn ở lòng đường. Sau 3 năm hoạt động, đoạn đường hoàn thiện (phố Trần Điền) vẫn chưa được kẻ vạch phân làn, nhiều đoạn bụi bẩn, đất cát phủ kín mặt đường, cỏ cây.

Mỗi khi có xe đi qua thì đoạn đường này sẽ xuất hiện cơn “bão bụi”

Vật liệu xây dựng và rác thải để ngổn ngang, tràn làn ra ngoài mặt đường gây mất mỹ quan đô thị. Hai bên đường vẫn là nhà tạm của các hộ dân để mở quán nước hay quán rửa xe.

Rác thải tràn lan ra mặt đường.

Theo quan sát, trên toàn dự án đang có vài công nhân đang thi công hệ thống thoát nước ở khu vực phường Định Công, quận Hoàng Mai.

Chia sẻ với Lao Động, một công nhân thi công ở đây cho biết, sau khi chính quyền địa phương hoàn tất giải phóng mặt bằng một số hộ dân phường Định Công, giáp quận Thanh Xuân, đội công nhân mới bắt đầu trở lại công trình làm việc tiếp những ngày gần đây.

Công nhân đang thi công hệ thống thoát nước. Ảnh: V.Đ

Một số đoạn đường ở đây xuống cấp trầm trọng, xuất hiện nhiều “ổ trâu”, “ổ gà” ảnh hưởng lớn đến việc đi lại của người dân. Đoạn từ khu đô thị Định Công đến Đầm Hồng vẫn đang dang dở.

Vào những ngày trời nắng và khô hanh, người dân nơi đây phải hứng chịu những cơn “bão bụi” từ phía công trình đang dang dở.

Đoạn từ khu đô thị Định Công đến Đầm Hồng mới chỉ đổ đá dăm, cát.

Bà Nguyễn Thị Hạnh, người dân sống tại phường Định Công thuộc khu vực dự án vành đai 2,5 cho biết: “Đoạn đường này khi trời nắng ráo thì bụi mù mịt, hôm nào trời mưa đường đi rất trơn lại cộng thêm những chỗ bị đọng lại nước khiến việc di chuyển của chúng tôi khó khăn”.

Cây cầu L3 đã bị bỏ hoang nhiều năm. Ảnh: V.Đ

Phía ngoài mặt đường, cây cầu L3 bắc qua sông Lừ đã đổ bêtông nhưng bị bỏ hoang nhiều năm. Sắt thép trên cầu bị rỉ sét sau thời gian dài phải hứng chịu nắng mưa. Người dân quanh khu vực này phải sử dụng cầu tạm để di chuyển qua lại 2 bên bờ sông Lừ do cầu L3 chưa thể thông xe. Bởi vậy đoạn đường này thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông.

Theo Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất quận Hoàng Mai Vũ Minh Tú, chính quyền địa phương đã phê duyệt được 583/588 phương án bồi thường, hỗ trợ. Trong đó có 504/583 phương án đã nhận tiền và bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư; 79 phương án còn lại người dân chưa nhận tiền.

Quận Hoàng Mai đã báo cáo UBND TP để tổ chức cưỡng chế thu hồi đất đối với 15 hộ ở phường Định Công và 21 hộ ở phường Thịnh Liệt. Dự kiến trong tháng 12 quận sẽ xây dựng kế hoạch cưỡng chế, thu hồi đất.

Kim Anh - Gia Huy
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Thi công ì ạch, đường hơn 400m trở thành nỗi ám ảnh với người dân

Phạm Đông |

Cách đây 3 năm, UBND TP Hà Nội phê duyệt dự án cải tạo, mở rộng theo quy hoạch đường Vũ Trọng Phụng. Tuyến đường có chiều dài 434m, tổng mức đầu tư hơn 360 tỉ đồng. Dự án được khởi công tháng 4.2019 và dự kiến hoàn thành giữa năm 2020. Tuy nhiên, đến nay dự án này vẫn ngổn ngang vật liệu thi công khiến giao thông khu vực ùn tắc, vô cùng nhếch nhác.

Vốn đầu tư công ách tắc vì chậm giải phóng mặt bằng

Cao Nguyên |

Theo đánh giá của nhiều bộ ngành và các địa phương, nguyên nhân lớn nhất khiến hàng loạt bộ ngành và các địa phương xin trả lại hơn 6.300 tỉ đồng vốn đầu tư công xuất phát từ những vướng mắc trong triển khai đền bù giải phóng mặt bằng, cũng như các vướng mắc về đơn giá, phương án đền bù.

Nhà thầu đền bù, giải phóng mặt bằng không đủ năng lực

BẢO TRUNG |

Hiện, tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) ở lòng hồ Krông Pắc thượng vẫn hết sức chậm chạp. Chính quyền địa phương lúng túng, gặp nhiều khó khăn để giải quyết dứt điểm vụ việc. Nếu không sớm tiến hành GPMB đúng theo tiến độ đã đề ra, rất có thể đại công trình thủy lợi ngàn tỉ đồng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) ở Đắk Lắk sẽ tiếp tục đội vốn, tiến độ hoàn thiện dự án còn kéo dài...

Giờ thứ 9: Gả vợ cho chồng - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Cặp vợ chồng sống cùng nhau nhưng không có tình cảm. Bà vợ luôn ủng hộ chồng tìm được tình yêu mới. Câu chuyện hôn nhân kỳ lạ này sẽ đi về đâu?

Cảnh báo rủi ro ở nhóm trái phiếu bất động sản đáo hạn

Bảo Chương |

Lượng trái phiếu đáo hạn trong quý IV/2024 dự kiến hơn 87,5 nghìn tỉ đồng, trong đó rủi ro cao tập trung ở nhóm trái phiếu bất động sản.

Kỳ vọng chất lượng dịch vụ xe buýt ở Hà Nội tăng theo giá vé

Thanh Huyền |

Từ 1.11.2024, Hà Nội sẽ chính thức điều chỉnh giá vé xe buýt sau 10 năm áp dụng giá vé cũ.

Nam sinh bị bạn đánh trong lớp dẫn đến nhập viện

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Nam sinh bị 2 bạn cùng Trường THCS và THPT Bắc Sơn đánh dẫn đến nhập viện. Hiện lực lượng chức năng đang vào cuộc điều tra.

Sẽ tăng món ăn cho học sinh sau khi phụ huynh than phiền

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Sau khi một phụ huynh lên Facebook than phiền suất ăn trưa của con ở Trường Albert Einstein ít thức ăn, nhà trường đã tiếp thu và sẽ tăng thêm món ăn.

Hà Nội: Thi công ì ạch, đường hơn 400m trở thành nỗi ám ảnh với người dân

Phạm Đông |

Cách đây 3 năm, UBND TP Hà Nội phê duyệt dự án cải tạo, mở rộng theo quy hoạch đường Vũ Trọng Phụng. Tuyến đường có chiều dài 434m, tổng mức đầu tư hơn 360 tỉ đồng. Dự án được khởi công tháng 4.2019 và dự kiến hoàn thành giữa năm 2020. Tuy nhiên, đến nay dự án này vẫn ngổn ngang vật liệu thi công khiến giao thông khu vực ùn tắc, vô cùng nhếch nhác.

Vốn đầu tư công ách tắc vì chậm giải phóng mặt bằng

Cao Nguyên |

Theo đánh giá của nhiều bộ ngành và các địa phương, nguyên nhân lớn nhất khiến hàng loạt bộ ngành và các địa phương xin trả lại hơn 6.300 tỉ đồng vốn đầu tư công xuất phát từ những vướng mắc trong triển khai đền bù giải phóng mặt bằng, cũng như các vướng mắc về đơn giá, phương án đền bù.

Nhà thầu đền bù, giải phóng mặt bằng không đủ năng lực

BẢO TRUNG |

Hiện, tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) ở lòng hồ Krông Pắc thượng vẫn hết sức chậm chạp. Chính quyền địa phương lúng túng, gặp nhiều khó khăn để giải quyết dứt điểm vụ việc. Nếu không sớm tiến hành GPMB đúng theo tiến độ đã đề ra, rất có thể đại công trình thủy lợi ngàn tỉ đồng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) ở Đắk Lắk sẽ tiếp tục đội vốn, tiến độ hoàn thiện dự án còn kéo dài...