Giăng bẫy, dụ "mồi" trước cổng Chùa Thầy: Trách nhiệm của UBND xã Sài Sơn

Nhóm Phóng Viên |

“Lỗi chính là lỗi của chính quyền xã Sài Sơn. Dù làm du lịch thì phải khai thác, nhưng khai thác thế nào cho nó đẹp, chứ không phải trắng trợn đi cướp", ông Nguyễn Vũ Hán, Trưởng Ban quản lý di tích Chùa Thầy cho biết.

Phải biết xấu hổ

Như Báo Lao Động đã phản ánh ở bài viết trước, Đình làng Thụy Khuê là một ngôi đình cổ có khuôn viên khiêm tốn, nằm bên ngoài, ngay sát cửa soát vé Khu di tích Chùa Thầy, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, TP. Hà Nội. Đây đơn giản được hiểu là một ngôi đình làng thông thường.

Tuy nhiên lợi dụng địa thế dễ gây hiểu lầm, một nhóm đối tượng là cư dân địa phương đã liên tục chèo kéo, giới thiệu với du khách đây là Đền Trình thuộc Khu di tích Chùa Thầy, gạ gẫm đặt lễ rồi sau đó thu những mức phí từ vài trăm ngàn đến hàng triệu đồng. Điều đáng nói, trụ sở UBND xã Sài Sơn (huyện Quốc Oai, TP Hà Nội) nằm cách nơi các đối tượng "cò mồi" hoạt động chỉ vài bước chân.

Về vấn đề này, trao đổi với phóng viên Lao Động, ông Nguyễn Vũ Hán, Trưởng Ban quản lý di tích Chùa Thầy cho biết, đây là vấn đề mà chính bản thân ông cũng bức xúc nhiều năm qua.

 
Dù có biển cấm bán hàng nhưng trong Đình Thuỵ Khuê vẫn có 5 kiot bán hàng

"Nhóm chèo kéo, chặt chém du khách ở Đền Trình là tự phát, Đội đấy có cơ quan chức năng thì chạy trốn, vắng mặt cơ quan chức năng thì hoạt động. Năm 2017, chúng tôi đã dẹp được hẳn nhưng sau đó lại hoạt động trở lại. Từ đó đến nay, Công an huyện đã bắt 8 vụ rồi; nhưng không có chế tài xử phạt nên chỉ răn đe, nhắc nhở", ông Nguyễn Vũ Hán cho biết.

Cũng theo ông Nguyễn Vũ Hán, Ban quản lý di tích đã nhiều lần gắn camera giám sát tại khu vực trên nhưng lại bị nhóm cò mồi cắt mất đường dây điện.

 
Nhiều du khách phải trả cho cò mồi từ hàng trăm ngàn đến cả triệu đồng để làm lễ.

Nhiều lần về xã, tôi cũng giải thích rất nhiều, nói bao nhiêu lần rồi. Một đồng tiền cám dỗ làm mất đi cả cái đình đền, đình nhà mình mà nhận là Đình Trình. Nói đến mức độ thế tại hội nghị của xã, muối mặt hết cả.

Những người đó được lợi nhưng mất hình ảnh cả huyện, rất xấu hổ. Tôi bảo luôn, các anh phải thấy xấu hổ, thấy nhục, Chùa Thầy thì đẹp thật nhưng người Chùa Thầy lại thế này, xấu hổ...", ông Nguyễn Vũ Hán nói.

Trách nhiệm của UBND xã Sài Sơn

Cùng trao đổi với phóng viên Lao Động, ông Nguyễn Đức Phương, Phó Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai cho biết, từ năm 2015, khi Chùa Thầy được công nhận Di tích quốc gia đặc biệt, việc quản lý được giao cho UBND huyện Quốc Oai.

"Tuy vậy, huyện chỉ quản lý phần nghi lễ tổ chức lễ hội và lĩnh vực văn hoá (giao cho Phòng Văn hoá và Ban quản lý các di tích quốc gia đặc biệt), còn về công tác an ninh, trật tự tại địa bàn xã thì UBND xã phải quản lý cái đó", Phó Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai nói và cho biết Chủ tịch UBND xã Sài Sơn Đỗ Văn Tâm cũng đồng thời là Phó Ban quản lý di tích.

"Dù làm du lịch thì phải khai thác, nhưng khai thác thế nào cho nó đẹp, chứ không phải trắng trợn đi cướp. Vấn đề công tác an ninh, trật tự thuộc về trách nhiệm của UBND xã Sài Sơn", Trưởng Ban quản lý di tích Chùa Thầy Nguyễn Vũ Hán cho biết.

Phó Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai cho biết thêm, huyện đang chỉ đạo xử lý dứt điểm tình trạng mà Lao Động phản ánh, không thể để những hành vi của nhóm cò mồi ảnh hưởng đến hình ảnh di tích nói riêng và huyện Quốc Oai nói chung.

Nhóm Phóng Viên
TIN LIÊN QUAN

Giăng bẫy, dụ "mồi" trước cổng chùa Thầy

Nhóm PV |

Khi thấy du khách còn đang ngơ ngác định vị, hoặc mải ngắm cảnh, các đối tượng ở đình làng Thụy Khuê sẽ nhanh chóng áp sát nhằm giới thiệu khách vào khu vực đình thay vì vào chùa Thầy. Tại đây, du khách bị dụ mua đồ lễ với giá rất cao. Sự việc này diễn ra nhiều năm nay.

Nhà chùa tham gia cách ly người từ vùng dịch COVID-19, Bộ Y tế nói gì?

T.Linh |

Liên quan đến phòng chống dịch bệnh COVID-19, ngày 1.3, Bộ Y tế có phản hồi chính thức về thông tin hiện nay có một số chùa có thể tham gia hỗ trợ thực hiện cách ly những người đi qua hoặc đến từ vùng dịch nhập cảnh vào Việt Nam.

Chùa Hương cấm bán thịt thú rừng, tiểu thương khẳng định "có hàng"?

Tùng Giang |

Người dân cho rằng, từ nhiều năm nay rừng Hương Sơn (Mỹ Đức, Hà Nội) không còn bao nhiêu bóng thú. Tuy nhiên, các tiểu thương tại bến Trò (chùa Hương) vẫn khẳng định, những con vật đã làm thịt sẵn, thui vàng được bày bán tại đây là "thịt thú rừng" của đất Hương Sơn.

Bộ Tài chính xem xét tăng mức giảm trừ gia cảnh

Mai Ánh |

Bộ Tài chính đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh theo kiến nghị của các cử tri từ 6 tỉnh, thành phố.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.