Hà Nội chính thức điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt từ 1.7

PHẠM ĐÔNG |

UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt phương án điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt trên địa bàn thành phố theo 2 giai đoạn.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải vừa ban hành quyết định số 3541 phê duyệt phương án điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Các mức điều chỉnh cụ thể như sau:

Hộ gia đình sử dụng mỗi tháng trên 10 đến 20m3, giá nước 6 tháng cuối năm sẽ tăng từ 7.052 lên 8.800 đồng/m3 và lên 9.900 đồng/m3 vào năm 2024; sử dụng trên 20 đến 30m3, giá tăng từ 8.669 lên 12.000 đồng và lên 16.000 đồng/m3 vào năm 2024.

Mức giá cao nhất với nước sinh hoạt sẽ là 27.000 đồng/m3 khi sử dụng trên 30m3 một hộ mỗi tháng vào năm 2024.

Với khối cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và phục vụ mục đích công cộng, giá nước sạch trong 6 tháng cuối năm là 12.000 đồng/m3 và năm 2024 là 13.500 đồng/m3. Với cơ sở sản xuất, giá nước 15.000 đồng/m3 trong sáu tháng cuối năm 2023 và tăng lên 16.000 đồng/m3 năm 2024.

Giá nước cho hoạt động kinh doanh dịch vụ cao nhất - 27.000 đồng/m3 trong sáu tháng cuối năm và tăng lên 29.000 đồng/m2 năm 2024.

Giá nước bán lẻ tại TP Hà Nội được điều chỉnh từ ngày 1.7.2023. Ảnh: Phạm Đông
Giá nước bán lẻ tại TP Hà Nội được điều chỉnh từ ngày 1.7.2023. Ảnh: Phạm Đông

Như vậy, với phương án điều chỉnh trên, những hộ dân sử dụng trên 30m3/tháng sẽ phải trả thêm 11.071 đồng/m3.

Với mức tăng trên, quy chiếu nhu cầu tiêu dùng nước sạch thực tế tại các hộ dân ở nội thành Hà Nội (khoảng 10-16m3/hộ/tháng), số tiền người dân sẽ phải trả thêm tăng từ 15.000 - 26.000 đồng/tháng.

Ở khu vực nông thôn (khoảng 6-8m3/hộ/tháng), số tiền phải chi thêm 10.000 - 13.000 đồng/tháng/hộ.

Sở Tài chính chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp lý, hợp lệ của các thông tin, số liệu và kết quả tính toán trong phương án giá theo quy định; chủ trì, phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Xây dựng có văn bản hướng dẫn về đối tượng sử dụng nước đảm bảo theo đúng quy định.

Các Sở: Tài chính, Xây dựng, Cục Thuế thành phố và các sở, ngành có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao thực hiện hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện phương án điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt áp dụng trên địa bàn thành phố theo quy định.

Sở Y tế xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch theo quy định tại Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14.12.2018 và Thông tư số 26/2021/TT-BYT ngày 15.12.2021 của Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt và pháp luật chuyên ngành có liên quan.

Giá bán buôn nước sạch sinh hoạt của Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội. Ảnh: Phạm Đông
Giá bán buôn nước sạch sinh hoạt của Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội. Ảnh: Phạm Đông
Giá bán buôn nước sạch sinh hoạt của Công ty cổ phần đầu tư nước sạch Sông Đà. Ảnh: Phạm Đông
Giá bán buôn nước sạch sinh hoạt của Công ty cổ phần đầu tư nước sạch Sông Đà. Ảnh: Phạm Đông

Giao các đơn vị cấp nước thực hiện nghiêm túc quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 55 Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11.7.2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch.

Đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp nước sạch sinh hoạt đảm bảo chất lượng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt QCVN 01-1:2018/BYT.

Tổ chức thực hiện theo phương án giá nước sạch sinh hoạt được UBND thành phố phê duyệt. Hàng năm, chủ động rà soát việc thực hiện phương án giá nước sạch sinh hoạt theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 44/2021/TT-BTC ngày 18.6.2021 của Bộ Tài chính quy định về khung giá, nguyên tắc, phương pháp xác định giá nước sạch sinh hoạt.

Trước đó, tờ trình của Sở Tài chính Hà Nội cho rằng, sau 10 năm không tăng giá nước sạch, nếu không điều chỉnh sẽ ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư các nhà máy nước mới; ảnh hưởng tới các dự án cải tạo, nâng công suất các nhà máy nước đang vận hành theo quy hoạch cấp nước.

Cũng theo Sở Tài chính TP Hà Nội, giá nước chậm điều chỉnh là hạn chế đối với việc xã hội hóa thu hút các nguồn vốn từ các nhà đầu tư tư nhân vào lĩnh vực cấp nước.

Ngoài ra, nếu giá nước không điều chỉnh kịp thời, các doanh nghiệp này sẽ đối mặt nguy cơ phá sản do không có nguồn lực tài chính để vận hành nhà máy, dẫn đến không đảm bảo an ninh cấp nước cho thành phố.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Cử tri đề nghị giải quyết tình trạng thiếu nước sạch ở các vùng nông thôn

HƯNG THƠ |

Trước tình trạng nhiều vùng nông thôn và các vùng phụ cận đô thị ở tỉnh Quảng Trị thiếu nước sạch, cử tri đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị quan tâm, kiến nghị hướng giải quyết.

Làm rõ tác động của việc điều chỉnh giá nước sạch tại Hà Nội

PHẠM ĐÔNG |

Các ý kiến đều cho rằng cần phải đảm bảo tính công khai, minh bạch của giá nước; đồng thời cần giải thích rõ mục tiêu, tác động của việc điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt.

Hà Nội có thể mua nước sạch từ các tỉnh lân cận để cấp cho người dân

PHẠM ĐÔNG |

Giải quyết ô nhiễm môi trường sông Nhuệ, sông Đáy; cung cấp nước sạch cho người dân; giải quyết ùn tắc giao thông... là những vấn đề được cử tri kiến nghị với Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng.

Khuyến cáo khẩn cấp công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon

Thanh Hà |

Công dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Lebanon được khuyến cáo rời khỏi quốc gia này khi các chuyến bay thương mại vẫn còn hoạt động.

Kiểm toán cung cấp hàng trăm tài liệu cho cơ quan điều tra

CAO NGUYÊN |

Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết, năm 2023, đã cung cấp hơn 800 tài liệu cho Ủy ban kiểm tra và cơ quan điều tra.

Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc tại Sơn La

Minh Nguyễn |

Bộ Chính trị đã triển khai kiểm tra việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đối với Tỉnh ủy Sơn La.

Người dân Thanh Hóa đổ xô ra cầu Hàm Rồng xem nước lũ

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Nước từ thượng nguồn đổ về khiến mực nước sông Mã dâng cao, nhiều người dân ở TP Thanh Hóa đã tập trung ra cầu Hàm Rồng xem nước lũ.

Cập nhật các tỉnh công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai

Nhóm PV |

Sau ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ do bão số 3, số 4, Thanh Hóa là tỉnh thành tiếp tục phải công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai.

Cử tri đề nghị giải quyết tình trạng thiếu nước sạch ở các vùng nông thôn

HƯNG THƠ |

Trước tình trạng nhiều vùng nông thôn và các vùng phụ cận đô thị ở tỉnh Quảng Trị thiếu nước sạch, cử tri đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị quan tâm, kiến nghị hướng giải quyết.

Làm rõ tác động của việc điều chỉnh giá nước sạch tại Hà Nội

PHẠM ĐÔNG |

Các ý kiến đều cho rằng cần phải đảm bảo tính công khai, minh bạch của giá nước; đồng thời cần giải thích rõ mục tiêu, tác động của việc điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt.

Hà Nội có thể mua nước sạch từ các tỉnh lân cận để cấp cho người dân

PHẠM ĐÔNG |

Giải quyết ô nhiễm môi trường sông Nhuệ, sông Đáy; cung cấp nước sạch cho người dân; giải quyết ùn tắc giao thông... là những vấn đề được cử tri kiến nghị với Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng.