Hà Nội cho đối tượng F0 nào được điều trị tại trạm y tế lưu động?

Phạm Đông |

Hà Nội - Sở Y tế yêu cầu trạm y tế lưu động chỉ tiếp nhận F0 không có triệu chứng lâm sàng hoặc mức độ nhẹ, bao gồm các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu để điều trị.

Ngày 21.11, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng đã ký công văn khẩn số 632/SYT-NVY gửi UBND các quận, huyện, thị xã về hướng dẫn triển khai cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 tại các quận, huyện, thị xã.

Công văn nêu rõ nhiệm vụ thu dung, khám, điều trị cho F0 nhẹ, không triệu chứng tại quận, huyện, thị xã; đồng thời phát hiện sớm, xử trí cấp cứu, kịp thời chuyển viện khi người bệnh tiến triển ở mức độ vừa và nặng.

Đồng thời kiểm soát, ngăn ngừa lây nhiễm SARS-CoV-2 tại Trạm Y tế lưu động (Cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19) và ngăn ngừa lây nhiễm ra cộng đồng.

Dự kiến, Hà Nội sẽ thành lập 508 trạm y tế lưu động, trong đó có 20 trạm y tế xã được đặt tại khu công nghiệp, khu chế xuất. Thời gian qua, tại nhiều quận, huyện đã tổ chức diễn tập triển khai mô hình trạm y tế lưu động phòng, chống dịch COVID-19.

Về tiêu chuẩn loại trừ, tại các trạm y tế lưu động không tiếp nhận các F0 là phụ nữ mang thai, người mắc bệnh lý nền. Trạm chỉ tiếp nhận F0 không có triệu chứng lâm sàng hoặc mức độ nhẹ, bao gồm các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi.

Đồng thời chỉ tiếp nhận bệnh nhân không có các dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu ôxy, nhịp thở dưới 20 lần/phút, SpO2 trên 96% khi thở khí trời.

Sở Y tế cũng yêu cầu, căn cứ điều kiện thực tiễn của từng quận, huyện, thị xã để đề xuất mô hình tổ chức và ban quản lý điều hành trạm y tế lưu động phù hợp với tình hình của địa phương. Tại các trạm y tế lưu động phải có biển cảnh báo nền đỏ, chữ vàng "Trạm y tế lưu động - cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19: Không nhiệm vụ miễn vào". Ngoài ra, các trạm y tế lưu động phải bảo đảm kiểm soát và ngăn ngừa lây nhiễm SARS-CoV-2 ra cộng đồng.

Tại mỗi trạm y tế lưu động được chia làm 3 khu: Khu vực đón tiếp, phân loại bệnh nhân; khu hành chính, hậu cần; khu cách ly, điều trị. Riêng khu vực cách ly, điều trị được chia làm 2 loại đối tượng người bệnh, đó là phòng điều trị F0 khỏe mạnh, không triệu chứng và phòng điều trị F0 triệu chứng nhẹ: Hắt hơi, sổ mũi, ho khan... Ngoài ra, buồng bệnh bảo đảm thông thoáng, phòng bệnh của nam và nữ riêng biệt...

Đảm bảo trạm y tế lưu động có 1 xe ôtô chuyên dụng hỗ trợ (có gắn bình oxy, có xe đẩy hoặc băng-ca để vận chuyển người nhiễm COVID-19 đi cấp cứu kịp thời). Trường hợp không thể sắp xếp được xe, cần phối hợp với hệ thống vận chuyển cấp cứu trên địa bàn để vận chuyển kịp thời các trường hợp nhiễm COVID-19 trở nặng nhanh nhất.

Nhân viên y tế cho 1 kíp 5 cán bộ trong đó có 1 Bác sỹ phụ trách, 2 điều dưỡng, 1 kỹ thuật viên, điều dưỡng xét nghiệm, 1 dược sỹ. Căn cứ số lượng người bệnh theo dõi và quản lý, bố trí số lượng nhân lực và tổ chức làm việc phù hợp đảm bảo an toàn, hiệu quả. Có thể bổ trí các kíp, tổ làm việc theo ca/kip hoặc hành chính - trực. Bố trí kíp nhân lực thay thế, đảm bảo điều kiện hoạt động của Cơ sở. Tăng cường đào tạo, tập huấn về chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa lây nhiễm COVID-19.

Huy động các lực lượng chức năng trên địa bàn để đảm bảo công tác an ninh, hậu cần cho trạm y tế lưu động thực hiện nhiệm vụ.

Sở Y tế yêu cầu nhân lực y tế được đào tạo, tập huấn về chẩn đoán, điều trị và phòng, chống dịch COVID-19; nhân lực phục vụ khác được đào tạo về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn và phòng, chống dịch. Mỗi nhóm làm việc tối thiểu 14 ngày, được thay kíp, thực hiện xét nghiệm sàng lọc, cách ly, theo dõi sức khỏe theo quy định.

Trước đó, ngày 16.11, UBND TP. Hà Nội ban hành công điện hỏa tốc 23, về việc xây dựng phương án thu dung, điều trị người bị nhiễm SARS-CoV-2 với các kịch bản cao theo mô hình tháp 3 tầng. Thí điểm, điều trị F0 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ (F0) trên địa bàn xã phường, thị trấn với phương châm "4 tại chỗ" do các quận, huyện, thị xã thành lập và điều hành theo hướng dẫn chuyên môn của Sở Y tế.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Vì sao F1 ở 4 quận trung tâm Hà Nội không được cách ly tại nhà?

Phạm Đông |

Hà Nội - Các ca F1 của 4 quận nội đô bao gồm: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng vẫn tiếp tục thực hiện cách ly y tế tập trung. Bộ Tư lệnh Thủ đô sẽ chịu trách nhiệm công tác cách ly những quận này.

Toàn cảnh 12 ổ dịch COVID-19 tại Hà Nội, phường "đỏ" duy nhất qua đỉnh dịch

Phạm Đông |

Hà Nội - Dịch bệnh tại thành phố được đánh giá trong tầm kiểm soát, tuy nhiên đã có 6 ngày, Hà Nội vượt mốc 200 ca mắc COVID-19/ngày. Hiện Hà Nội đang có 12 ổ dịch phức tạp tại nhiều quận, huyện.

Hà Nội ở cấp độ 2 về phòng chống dịch, có 4 quận, huyện chuyển "vùng xanh"

Phạm Đông |

Hà Nội - Hiện thành phố vẫn ở cấp độ 2, trong đó có 4 quận, huyện: Hoàn Kiếm, Ba Vì, Đan Phượng, Ứng Hòa ở cấp độ 1 và 26 quận, huyện, thị xã còn lại ở cấp độ 2.

Bộ Tài chính xem xét tăng mức giảm trừ gia cảnh

Mai Ánh |

Bộ Tài chính đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh theo kiến nghị của các cử tri từ 6 tỉnh, thành phố.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Vụ sập cầu Phong Châu, tìm thấy 1 thi thể trong xe tải dưới sông

Tô Công |

Phú Thọ - Chiều 20.9, lực lượng chức năng trong quá trình trục vớt kết cấu cầu Phong Châu bị sập và phương tiện đã phát hiện 1 thi thể trong chiếc xe tải.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.