Hoàng Sa chưa bao giờ bị lãng quên trong trái tim người Việt

Thanh Hải |

Hôm nay, 19.1 đã tròn 45 năm, ngày Hoàng Sa của Việt Nam bị chiếm đóng. Núm ruột quê hương vẫn còn vợi xa đất mẹ. Nhưng vùng biển đảo thân yêu Hoàng Sa chưa bao giờ bị lãng quên trong trái tim người dân Việt.

Sau những ngày mưa dài ảm đạm cuối đông, sáng sớm 19.1, trời miền Trung hửng nắng, ngoài kia biển bỗng xanh một màu đến nao lòng. Du khách và những người dân Đà Nẵng đi biển sớm hôm nay ngỡ ngàng trước những nén hương thắp dọc bờ biển... Nhưng rồi ai cũng chợt nhận ra, đêm qua đã có những người dân lặng lẽ thắp những nén hương này bên bờ biển Đông để ngưỡng vọng ra Hoàng Sa, để tri ân những người con đất Việt đã ngã xuống bảo vệ vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Trước đó, chính quyền huyện đảo Hoàng Sa, TP.Đà Nẵng cũng đã tổ chức đi thăm hỏi, tặng quà, chúc Tết đến từng gia đình nhân chứng hoặc thân nhân những người từng sống, làm việc, chiến đấu tại quần đảo Hoàng Sa từ trước 19.1.1974.

Chánh Văn phòng UBND huyện Hoàng Sa Lê Phú Nguyện gửi cho chúng tôi danh sách, địa chỉ các nhân chứng sống mà đoàn công tác chính quyền huyện đảo sẽ đến thăm, tặng quà. Tôi lặng người, thẫn thờ vì thấy cái danh sách ấy ngày càng ngắn đi. Các cụ đã lần lượt ra đi từng năm vì tuổi cao sức yếu. Trong số 15 địa chỉ để đến thăm thì nay đã có 8 nơi chỉ để thắp hương viếng các cụ. Họ là những cán bộ của cơ quan khí tượng thủy văn, là những chiến sĩ địa phương đã từng công tác, chiến đấu tại quần đảo Hoàng Sa từ trước năm 1974.

Hoàng Sa tươi đẹp và trầm luân vẫn còn nguyên trong trí nhớ các cụ. Nhưng bây giờ, niềm vui của chúng tôi mỗi lần đến thăm, nghe các cụ kể chuyện sống động về Hoàng Sa không còn nữa. Nén hương cũng dường như ngậm ngùi.

Tuy vậy, với người dân Đà Nẵng, người dân Việt Nam, một tấc đất của cha ông để lại, dù số phận thế nào cũng không bao giờ bị lãng quên. Mỗi người, mỗi nơi có một cách tưởng nhớ, nhắc nhở khác nhau. Như nén hương của những người dân thầm lặng thắp lên bên bờ biển đêm qua, như những Hội thảo khoa học về Hoàng Sa, những chuyến thăm hỏi vào dịp 19.1 hàng năm của chính quyền Đà Nẵng, như những người dân lấy tên đảo đặt tên con..., hay tràn ngập trên mạng xã hội những tình cảm, kỷ niệm của người dân liên quan đến Hoàng Sa đã minh chứng điều ấy.

Ông Đặng Công Ngữ, nguyên Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa (nhiệm kỳ 2009 - 2014) khẳng định: "Nếu vẫn còn nhớ, vẫn còn nhắc đến thì chúng ta không bao giờ sợ mất Hoàng Sa. Trận hải chiến Hoàng Sa 1974 là sự kiện có thật. Lịch sử là chân lý, nên cần phải ghi chép khách quan. Đó là trận chiến không thể nào quên, không được quyền quên. Không chỉ từng người dân Việt Nam mà nhân dân thế giới cần phải biết".

Những nghĩa sĩ đã bỏ lại xương máu trong suốt quá trình xác lập, bảo vệ chủ quyền biển đảo đối với Hoàng Sa luôn được người dân ngưỡng vọng, tri ân và xem là những anh hùng dân tộc...

Thanh Hải
TIN LIÊN QUAN

UBND huyện Hoàng Sa, Đà Nẵng thăm các gia đình nhân chứng

HOÀNG VINH |

Chiều 17.1, đoàn công tác do ông Võ Ngọc Đồng - Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa, Giám đốc Sở Nội Vụ TP Đà Nẵng dẫn đầu đã đến thắp nhang và thăm tặng quà tri ân các gia đình nhân chứng từng sinh sống, làm việc tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Lấy ý kiến người dân Lý Sơn về tượng đài “Người mẹ thắp lửa” - Khu Tưởng niệm Nghĩa sĩ Hoàng Sa

ĐỖ VẠN |

Chiều 20.11, tại huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tổ chức lấy ý kiến về tượng đài “Người mẹ thắp lửa” của phương án kiến trúc Khu Tưởng niệm nghĩa sĩ Hoàng Sa và vị trí đặt tượng.

120 hiện vật tiêu biểu khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam

HƯNG THƠ |

Sáng 2.10, tại huyện Triệu Phong (Quảng Trị), Sở Thông tin truyền thông tỉnh Quảng Trị phối hợp với Sở Văn hóa tỉnh và UBND huyện Triệu Phong - tổ chức triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”.

Hezbollah tấn công căn cứ quân sự Israel

Thanh Hà |

Lực lượng Hezbollah ở Lebanon tuyên bố đã bắn một loạt tên lửa vào một căn cứ quân sự sâu bên trong Israel vào sáng sớm 22.9.

Rừng Xích Tùng cổ ở Yên Tử mất thêm 4 “cụ” hơn 700 tuổi

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Siêu bão Yagi đã làm gẫy, đổ 4 cây Xích Tùng cổ trong rừng Xích Tùng hơn 700 tuổi cực kỳ quý hiếm trên non thiêng Yên Tử.

Kỷ luật cán bộ tuần qua ở Hòa Bình, Đắk Nông, Bộ Tài chính

PHẠM ĐÔNG |

Cảnh cáo Chủ tịch UBND huyện Cao Phong, kỷ luật 4 cán bộ ở Đắk Nông... là những thông tin về kỷ luật cán bộ tuần qua (16.9-21.9).

Mạnh Quân "Nhật ký Vàng Anh: Kết hôn đã giúp tôi trưởng thành

Huyền Chi - Mi Lan (thực hiện) |

Diễn viên Mạnh Quân quay trở lại màn ảnh nhỏ với vai diễn Hào trong bộ phim giờ vàng “Sao Kim bắn tim sao Hỏa", đóng cặp cùng Diễm Hằng - nữ diễn viên đã hợp tác với anh từ bộ phim "Nhật ký Vàng Anh" năm 2006.

Tuấn Hưng, Đinh Tùng bị bỏ lại ở Anh trai vượt ngàn chông gai

Chí Long |

"Anh trai vượt ngàn chông gai" tập 11 tiến hành chia lại đội hình thành 2 nhà, Tuấn Hưng - Phan Đinh Tùng gây bất ngờ khi rơi vào top lựa chọn cuối.

UBND huyện Hoàng Sa, Đà Nẵng thăm các gia đình nhân chứng

HOÀNG VINH |

Chiều 17.1, đoàn công tác do ông Võ Ngọc Đồng - Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa, Giám đốc Sở Nội Vụ TP Đà Nẵng dẫn đầu đã đến thắp nhang và thăm tặng quà tri ân các gia đình nhân chứng từng sinh sống, làm việc tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Lấy ý kiến người dân Lý Sơn về tượng đài “Người mẹ thắp lửa” - Khu Tưởng niệm Nghĩa sĩ Hoàng Sa

ĐỖ VẠN |

Chiều 20.11, tại huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tổ chức lấy ý kiến về tượng đài “Người mẹ thắp lửa” của phương án kiến trúc Khu Tưởng niệm nghĩa sĩ Hoàng Sa và vị trí đặt tượng.

120 hiện vật tiêu biểu khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam

HƯNG THƠ |

Sáng 2.10, tại huyện Triệu Phong (Quảng Trị), Sở Thông tin truyền thông tỉnh Quảng Trị phối hợp với Sở Văn hóa tỉnh và UBND huyện Triệu Phong - tổ chức triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”.