Hy hữu đi tìm mộ liệt sĩ, tìm được .... người còn sống

TRẦN TUẤN |

Một trường hợp hy hữu vừa xảy ra tại thị trấn Hương Khê (Hà Tĩnh), khi "liệt sĩ" Trịnh Thanh Bình bỗng dưng sống sót trở về từ Campuchia  sau 26 năm gia đình nhận được giấy báo tử.

26 năm được làm lễ truy điệu

Chiều ngày 14.9, tức 3 ngày sau khi "liệt sĩ" Trịnh Thanh Bình (62 tuổi) bất ngờ trở về với vợ con tại ngôi nhà ở tổ dân phố 6, thị trấn Hương Khê, rất đông anh em, bà con, xóm giềng vẫn đến hỏi thăm, chúc mừng. Tuy nhiên, ông Bình không nói năng gì. Theo gia đình, ông Bình đã bị mất trí nhớ, đặc biệt sau 30 năm sinh sống trong một gia đình ở Campuchia nên ông gần như đã quên hoàn toàn tiếng Việt, chỉ nói được tiếng Campuchia.

Ngồi bên chồng, vừa vui mừng, vừa xúc động rưng rưng nước mắt, bà Nguyễn Thị Hợp (68 tuổi) kể, ông Bình nhập ngũ năm 1976, đến năm 1980 thì về cưới bà. Cưới xong, ông lại trở vào đơn vị. Đến năm 1982, ông về phép thì bà mang thai, sinh được cô con gái đầu. Năm 1985, ông về phép lần 2 thì bà mang thai sinh cậu con trai thứ 2. Đầu năm 1988, chồng về phép lần 3 thì bà sinh được cô con gái út.

Cũng sau lần ông Bình về phép năm 1988 rồi trở vào đơn vị, bà không hề có tin tức gì về chồng nữa. Cuối năm 1988, gia đình nhận được thông báo của đơn vị về việc ông Bình bị mất tích. Đến năm 1992, gia đình nhận được giấy báo tử. Theo thông tin từ Phòng LĐTBXH thì giấy báo tử ngày 21.7.1992 của Tỉnh đội Hà Tĩnh ghi ông Bình hy sinh ngày 16.7.1988 tại chiến trường Campuchia trong trường hợp chiến đấu rồi mất thông tin khi giữ cấp bậc trung úy, đơn vị Đoàn 7704MT479 Quân khu 7.

Vợ ông Bình xúc động, mừng mừng tủi tủi bên người chồng ngỡ đã hi sinh vừa trở về sau 26 năm báo tử. Ảnh: Trần Tuấn
Vợ ông Bình xúc động, mừng mừng tủi tủi bên người chồng ngỡ đã hy sinh vừa trở về sau 26 năm báo tử. Ảnh: Trần Tuấn

Cũng từ khi nhận giấy báo tử, Bộ chỉ huy Quân sự huyện Hương Khê đã tổ chức lễ truy điệu cho liệt sĩ Trịnh Thanh Bình. Cũng từ đó, gia đình lập bàn thờ và đã 26 năm qua luôn làm giỗ cho ông theo ngày hy sinh trong giấy báo tử.

"Không nói hết nỗi bất ngờ và vui mừng nữa. Hôm ông ấy về, tôi lên ga đón vừa khóc vừa ôm chồng rồi đấm liên tục vào ông ấy. Tôi đấm vì vừa mừng, vừa có chút hận là tại sao ông còn sống mà 30 năm qua không tìm về nhà, không có tin tức gì về cho gia đình. Nhưng sau đó mới biết ông đã bị mất trí" - vợ ông Bình rưng rưng nước mắt kể.

Tìm mộ thì bất ngờ tìm được... người

Anh Trịnh Thanh Hoàng (32 tuổi), con trai ông Bình xúc động kể, hôm anh cùng một số người thân sang Campuchia đưa cha về, lúc gặp cha, anh ôm cha khóc nức nở, đó là giọt nước mắt của xúc động và hạnh phúc. Để tìm được cha, theo anh Hoàng là cả một hành trình vô cùng gian nan, kiên trì mà xuất phát từ việc đi tìm... mộ.

Theo đó, sau nhiều năm có giấy báo tử cha đã hy sinh nhưng chưa có phần mộ, mẹ con anh vẫn quyết đi tìm mộ cha. Nhiều lần gia đình đến các nghĩa trang ở Quảng Bình, Tây Ninh, Đồng Nai..., kể cả đã nhờ nhà ngoại cảm tìm nhưng vẫn không có kết quả. Sau đó, gia đình chuyển hướng sang đi tìm các đồng đội của cha, rồi nhờ các đồng đội liên lạc với nhau để tìm.

Năm 2017, gia đình có nhờ một người đồng đội của cha ở huyện Thanh Hà (Hà Tĩnh) -  một người quen biết nhiều ở Campuchia tìm giúp. Người này sau đó đã liên lạc với một người đồng đội tên Sơn sống ở Campuchia nhờ tìm.

26 năm nay, bà Hợp vẫn thờ chồng. Nhưng nay chồng đã sống sót trở về. Ảnh: Trần Tuấn
26 năm nay, bà Hợp vẫn thờ chồng. Nhưng nay chồng đã sống sót trở về. Ảnh: Trần Tuấn

Một trong những giấy tờ quân ngũ mà ông Bình còn giữ lại được. Ảnh: Trần Tuấn
Một trong những giấy tờ quân ngũ mà ông Bình còn giữ lại được. Ảnh: Trần Tuấn

"Tháng 8 vừa qua, gia đình em nhận được thông tin cha còn sống ở Campuchia, nhưng đã mất trí nhớ. Thế là em chụp ảnh mấy mẹ con rồi nhờ gửi sang cho cha để gợi lại trí nhớ cho cha; đồng thời, em lo làm thủ tục, hộ chiếu và lo vay mượn tiền để sang đưa cha về. Hôm đưa cha về, ai cũng bất ngờ, họ đến nhà xem đông lắm" - anh Hoàng kể.

Cũng theo anh Hoàng, gia đình ở Campuchia kể rằng, họ thấy cha anh trong tình trạng bị thương do trúng bom. Sau đó họ cấp cứu cho rồi cưu mang cho đến nay. Ở bên đó, cha anh cùng gia đình họ sống bằng nghề làm rẫy và nuôi bò tại một địa bàn heo hút ở tỉnh Battambang.

Chiều ngày 14.9, bà Nguyễn Thị Như Nguyệt - Trưởng Phòng LTTBXH huyện Hương Khê cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin về trường hợp ông Trịnh Thanh Bình là liệt sĩ sống sót trở về, lãnh đạo huyện đã cử cán bộ Phòng LĐTBXH cùng với cán bộ Ban chỉ huy quân sự huyện và chính quyền thị trấn đến chúc mừng gia đình và xác minh sự việc.

Qua xác minh giấy tờ và khẳng định từ người thân thì đúng ông Bình đã trở về. Bà Nguyệt cũng cho biết, đây là trường hợp hy hữu đầu tiên mà liệt sĩ sống sót trở về tại huyện Hương Khê cho đến thời điểm này. Hiện Phòng LĐTBXH đang hướng dẫn gia đình làm các thủ tục gửi ngành chức năng để xem xét làm chế độ cho ông Bình, đồng thời sẽ "cắt" chế độ trợ cấp tuất liệt sĩ cơ bản mỗi tháng hơn 1 triệu đồng mà lâu nay vợ liệt sĩ được nhận.

TRẦN TUẤN
TIN LIÊN QUAN

Liệt sĩ Lương Nghĩa Dũng với những bức ảnh nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh

VIỆT VĂN |

Triển lãm các tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh được Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước năm 2016 do Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam từ 30.8 đến 8.9 là một sự kiện chào mừng ngày Quốc khánh năm nay.

Hai mươi năm cúng giỗ liệt sĩ

Kỳ Quan |

Thuở ấy, hàng năm đến ngày Thương binh – Liệt sĩ, huyện Cần Đước (tỉnh Long An) đều tổ chức họp mặt gia đình liệt sĩ (LS). Nhưng vì toàn huyện có hơn 4.000 LS, mà cuộc họp mặt chỉ mời dự vài trăm gia đình, nên thành phần mời chỉ là “đại diện”. Để gia đình LS nào cũng được họp mặt trong ngày 27.7, bà đã đứng ra tổ chức “giỗ LS” ở khu phố nơi bà cư ngụ. Việc làm đầy tính nhân văn ấy đã nhanh chóng được phổ biến ra toàn huyện.

Ông thương binh Tư Bốn làm giỗ liệt sĩ

KỲ QUAN |

Trung tướng Tư Bốn - Nguyễn Việt Thành - nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục CSND - mang nhiều thương tích trên người, là thương binh hạng 2, tỉ lệ thương tật 68%. Tuổi cao, sức yếu, nhưng ông vẫn dành nhiều công sức lo cho công tác đền ơn đáp nghĩa ở địa phương, mà tiêu biểu là xây dựng nghĩa trang liệt sĩ (NTLS) xã và tổ chức giỗ LS hằng năm.

Trung tâm Dịch vụ việc làm ở Đồng Nai xuống cấp, hư hỏng

MINH CHÂU |

Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai có diện tích hơn 4ha xuống cấp, hư hỏng.

Trực tiếp bóng đá Thanh Hóa vs Terengganu, Cúp C1 Đông Nam Á

NHÓM PV |

Trực tiếp trận đấu giữa câu lạc bộ Thanh Hóa và Terengganu tại Cúp C1 Đông Nam Á, diễn ra lúc 20h00 hôm nay (25.9).

Hezbollah lần đầu tấn công thẳng vào trung tâm Israel

Bùi Đức |

Lần đầu tiên Hezbollah phóng tên lửa vào khu vực trung tâm của Israel, khiến xung đột biên giới giữa hai bên ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Trực tiếp bóng đá U20 Việt Nam 2-0 U20 Guam: Hết hiệp 1

NHÓM PV |

Trực tiếp trận đấu giữa U20 Việt Nam và U20 Guam tại vòng loại U20 châu Á 2025, diễn ra lúc 19h00 hôm nay (25.9).

Trạm bê tông trái phép án ngữ trung tâm hành chính Cao Bằng

Tân Văn |

Trạm bê tông của Công ty TNHH Bê tông Tươi Tuổi Trẻ Cao Bằng hoạt động trái phép gây bức xúc trong dư luận.

Liệt sĩ Lương Nghĩa Dũng với những bức ảnh nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh

VIỆT VĂN |

Triển lãm các tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh được Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước năm 2016 do Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam từ 30.8 đến 8.9 là một sự kiện chào mừng ngày Quốc khánh năm nay.

Hai mươi năm cúng giỗ liệt sĩ

Kỳ Quan |

Thuở ấy, hàng năm đến ngày Thương binh – Liệt sĩ, huyện Cần Đước (tỉnh Long An) đều tổ chức họp mặt gia đình liệt sĩ (LS). Nhưng vì toàn huyện có hơn 4.000 LS, mà cuộc họp mặt chỉ mời dự vài trăm gia đình, nên thành phần mời chỉ là “đại diện”. Để gia đình LS nào cũng được họp mặt trong ngày 27.7, bà đã đứng ra tổ chức “giỗ LS” ở khu phố nơi bà cư ngụ. Việc làm đầy tính nhân văn ấy đã nhanh chóng được phổ biến ra toàn huyện.

Ông thương binh Tư Bốn làm giỗ liệt sĩ

KỲ QUAN |

Trung tướng Tư Bốn - Nguyễn Việt Thành - nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục CSND - mang nhiều thương tích trên người, là thương binh hạng 2, tỉ lệ thương tật 68%. Tuổi cao, sức yếu, nhưng ông vẫn dành nhiều công sức lo cho công tác đền ơn đáp nghĩa ở địa phương, mà tiêu biểu là xây dựng nghĩa trang liệt sĩ (NTLS) xã và tổ chức giỗ LS hằng năm.