Kiên Giang: Đầu tư cấp nước sạch cho người dân vùng nông thôn, hạn mặn

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Việc đầu tư cấp nước sẽ nâng cao tỉ lệ hộ dân sử dụng nước sạch, đảm bảo cấp nước an toàn khu vực nông thôn, không để người dân bị thiếu nước vào mùa khô, hạn mặn.

Giai đoạn 2016-2021, UBND tỉnh đã chỉ đạo, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch. Trong đó, chỉ đạo đầu tư, nâng cấp, mở rộng, sửa chữa nhiều công trình cấp nước nông thôn. Đã xây mới 16 công trình, nâng cấp, cải tạo, mở rộng tuyến ống 37 công trình với tổng vốn đầu tư trên 600 tỉ đồng, phục vụ hơn 30.000 hộ dân tại 13 huyện, thành phố. Tỉ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh đạt gần 99%, trong đó tỉ lệ hộ dân sử dụng nước sạch đạt trên 63%.

Trong những năm qua, tỉnh nhận được sự quan tâm hỗ trợ của các Bộ, ngành TW, các tổ chức quốc tế quan tâm đầu tư phát triển công trình nước sạch và vệ sinh môi trường. Tỉnh cũng chỉ đạo Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn hàng năm rà soát, sửa chữa các công trình cấp nước không đảm bảo và đầu tư mở rộng phạm vi cấp nước khu vực nông thôn.

Tuy nhiên, do nguồn ngân sách ít hơn so với nhu cầu ngày càng nhiều nên tỉ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh còn thấp so với chỉ tiêu đề ra. Biến đổi khí hậu và nước biển dâng, thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng tác động đến quá trình cấp nước, một số công trình cấp nước đã đầu tư trên 10 năm hiện đang xuống cấp, nguồn lực đầu tư hàng năm chưa tương xứng, kêu gọi xã hội hóa nước sạch nông thôn khó khăn. Tỉ lệ hộ sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung còn thấp.

Trong giai đoạn 2022-2025, UBND tỉnh tiếp tục rà soát, điều chỉnh quy hoạch cấp nước, thực hiện lập kế hoạch cấp nước đúng quy trình, tăng cường kiểm soát chặt chẽ chất lượng nước. Các trạm cấp nước xây dựng mới phải lựa chọn công nghệ tiên tiến, phù hợp với chất lượng nước thô (ngầm và mặt) và thiết bị hiện đại, tiết kiệm năng lượng đảm bảo môi trường. Cải tạo, lắp đặt hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu nhằm hỗ trợ công tác giám sát và điều khiển từ xa. Thực hiện mục tiêu tỉ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước sạch đạt 65% và tỉ lệ hệ thống cấp nước khu vực nông thôn được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đạt 50% theo quy định.

Giai đoạn 2022-2025, tỉnh phê duyệt đầu tư nâng cấp, mở rộng 12 công trình, đầu tư mới 4 công trình tại một xã đặc biệt khó khăn, vùng ven biển, phục vụ cho trên 12.000 hộ dân (Khoảng 193.000 người) tại các huyện Giồng Riềng, Châu Thành, Hòn Đất, Vĩnh Thuận... Đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ bằng nguồn ngân sách Trung ương để đầu tư hệ thống nước sinh hoạt tại các vùng khan hiếm nước, vùng bị ảnh hưởng xâm nhập mặn, 9 công trình phục vụ cho khoảng 12.000 hộ dân.

Hiện nay, Tổng cục Thủy lợi đang hoàn tất thủ tục trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét phê duyệt dự án đầu tư tại 7 huyện. Khi các dự án này được duyệt sẽ phục vụ trên 25.000 hộ dân, góp phần nâng tỉ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%, tỉ lệ hộ dân sử dụng nước sạch đạt trên 70%. Tổng vốn dự kiến đã đề xuất đầu tư khoảng trên 450 tỉ đồng từ nguồn vốn ngân sách.

NGUYÊN ANH
TIN LIÊN QUAN

Hơn 200 đoàn viên Kiên Giang đi nhặt rác, dọn dẹp kênh mương cho người dân

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Đoàn viên thanh niên các sở, ngành, địa phương cùng sinh viên Đại học Kiên Giang cùng nhau làm vệ sinh môi trường, trồng cây xanh tạo mỹ quan đô thị, dọn dẹp rác thải trên các tuyến đường, khơi thông các con kênh ùn ứ rác ở khu dân cư.

Thanh Hóa: "Vùng đất thuốc sâu" đã được dùng nước sạch

Trần Lâm |

Thanh Hóa - Các xã Cẩm Vân, Cẩm Tâm của huyện Cẩm Thủy và thị trấn Yên Lâm của huyện Yên Định từng được gọi là "vùng đất thuốc sâu" bởi người dân nơi này phải chịu nhiều hệ lụy từ việc Cty CP Nicotex Thanh Thái chôn trái phép số lượng lớn thuốc trừ sâu vào lòng đất, gây ô nhiễm môi trường. Sau nhiều nỗ lực, người dân "vùng đất thuốc sâu" này đã được dùng nước sạch.

Nam Định: Vì sao doanh nghiệp nước sạch kiện Chủ tịch UBND huyện ra tòa?

TRUNG DU |

Nam Định - Giám đốc Công ty TNHH Mai Thanh đã nộp đơn khởi kiện Chủ tịch UBND huyện Nghĩa Hưng (tỉnh Nam Định) ra Tòa án nhân dân tỉnh. Hiện phía tòa án xác nhận đã tiếp nhận đơn kiện cùng tài liệu, chứng cứ mà doanh nghiệp này cung cấp.

Hàng chục nhà dân ở Hà Nội nứt toác nghi do khai thác cát

Đền Phú - Trần Tuấn |

Hàng chục ngôi nhà ở xóm Bãi, thôn Vân Hội, xã Phong Vân (Ba Vì, Hà Nội) bị nứt toác nghi do ảnh hưởng bởi hoạt động khai thác cát giáp ranh tỉnh Phú Thọ.

Tạm ngừng thanh tra, kiểm toán tại các địa phương

PHẠM ĐÔNG |

Thanh tra Chính phủ, các bộ ngành tạm ngừng hoạt động thanh tra, kiểm tra tại các địa phương để các địa phương tập trung khắc phục hậu quả bão lũ.

Tuyên Quang chịu nhiều thiệt hại sau vụ vỡ đập bùn thải ở Bắc Kạn

Việt Bắc |

Vụ vỡ đập bùn thải ở huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn đã khiến lượng lớn chất thải tràn theo dòng suối về tỉnh Tuyên Quang, gây thiệt hại cho sản xuất, chăn nuôi.

Chủ tịch Yên Bái cảm ơn những “chàng hiệp sĩ” Quảng Bình

Bảo Nguyên |

Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn vừa gửi thư cảm ơn nghĩa cử cao đẹp của những “chàng hiệp sĩ” đến từ Quảng Bình.

Bảo tàng Quảng Ninh vỡ hơn 1.000m2 kính, mở cửa lại từ 1.10

Nguyễn Hùng |

Bảo tàng Quảng Ninh – “viên ngọc đen” bên bờ vịnh Hạ Long - vẫn trong quá trình khắc phục hậu quả bão số 3, dự kiến mở cửa trở lại từ 1.10.