Lao động tự do ở Hà Nội được "gỡ" những thủ tục gì để sớm tiếp cận hỗ trợ?

VƯƠNG TRẦN |

Để lao động tự do được kịp thời hưởng hỗ trợ theo Nghị quyết 68 của Chính phủ, nhiều thủ tục hành chính tại Hà Nội đang từng bước được đơn giản hoá. Phóng viên có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hồng Dân - Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội về việc tháo gỡ những khó khăn, giúp người lao động tự do tiếp cận được các chính sách hỗ trợ.

Thưa ông, ông có thể cho biết kết quả thực hiện công tác hỗ trợ người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn thành phố?

- Đến 16h ngày 10.9.2021, các sở, ngành, tổ chức chính trị xã hội có liên quan, các quận, huyện, thị xã đã thực hiện chính sách của Trung ương, đặc thù của thành phố Hà Nội và huy động xã hội hoá hỗ trợ cho các đối tượng với tổng kinh phí hơn 1.004 tỉ đồng. Trong đó, ngân sách nhà nước thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP, Nghị quyết 15/NQ-HĐND là 799,504 tỉ đồng; nguồn vận động xã hội hoá để hỗ trợ các đối tượng ngoài quy định là 204,866 tỉ đồng.

Về hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm (lao động tự do) đã có 30/30 quận, huyện, thị xã ra quyết định hỗ trợ cho 136.802 lao động tự do với số tiền 205,2 tỉ đồng (trong đó, đã thực hiện hỗ trợ cho 109.905 lao động với số tiền 164,85 tỉ đồng).

Ông Nguyễn Hồng Dân - Phó Giám đốc Sở LĐTBXH Hà Nội. Ảnh Trần Kiều
Ông Nguyễn Hồng Dân - Phó Giám đốc Sở LĐTBXH Hà Nội. Ảnh Trần Kiều

Sở LĐTBXH đã có những đề xuất gì để gỡ vướng, tạo điều kiện thông thoáng cho người lao động tự do tiếp cận chính sách hỗ trợ, thưa ông?

- Thực tế, trong quá trình thực hiện hỗ trợ theo Nghị quyết 68 của Chính phủ, Sở LĐTBXH cũng đã tham mưu và thành phố Hà Nội cũng đã ban hành văn bản để tháo gỡ cho người lao động tự do trong tiếp cận chính sách.

Theo đó, UBND TP.Hà Nội thống nhất giao UBND các quận, huyện, thị xã và các xã, phường, thị trấn tiếp nhận hồ sơ để xem xét, giải quyết chính sách hỗ trợ lao động tự do đủ điều kiện nhận hỗ trợ nhưng không thể về nơi thường trú hoặc nơi cư trú để xác nhận.

Đồng thời, tổ chức tiếp nhận hồ sơ của lao động tự do bằng nhiều hình thức linh hoạt, thuận lợi nhất cho người lao động như trực tiếp, bưu điện, email, trực tuyến… nhằm giảm thời gian giải quyết hồ sơ hỗ trợ của người lao động.

Quá trình giải quyết, tiếp nhận hồ sơ cần linh hoạt, khi xã, phường đã có quyết định hỗ trợ cho lao động tự do thì đồng thời gửi thông báo tới địa phương nơi người đó thường trú để thông tin về việc đã được hỗ trợ. Như vậy vừa đảm bảo được tính kịp thời, vừa đảm bảo tránh trục lợi chính sách.

Nhiều người lao động tự do tại các xã, phường được gỡ vướng về thủ tục, tránh đi được những thủ tục trong thời gian giãn cách xã hội. Người lao động chỉ cần gửi đơn đề nghị hưởng hỗ trợ tới tổ dân phố và sau đó tổ dân phố sẽ gửi tới hội đồng xét duyệt của phường để xét duyệt và chuyển lên cấp trên để đề nghị chi trả hỗ trợ.

Nhiều quận, huyện như: Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Ba Đình, Tây Hồ, Hoài Đức, Phúc Thọ, Đan Phượng, Đống Đa đã phê duyệt và thực hiện tương đối nhanh nhóm chính sách này.

Người dân phường Phúc Diễn (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) nhận tiền hỗ trợ. Ảnh HNM
Người dân phường Phúc Diễn (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) nhận tiền hỗ trợ. Ảnh HNM

Thực tế hiện nay ở Hà Nội có nhiều người là lao động tự do nhưng chưa có đăng ký tạm trú. Làm thế nào để, nhóm lao động này tiếp cận gói hỗ trợ nhanh nhất, giảm bớt các thủ tục đăng ký, xác nhận cư trú?

- Về việc này, người lao động có thể làm các thủ tục đăng ký tạm trú, tạm vắng tại công an xã, phường. Kể từ 1.7.2021, theo Luật cư trú (sửa đổi), việc đăng ký tạm trú này cũng đơn giản hơn nhiều. Với cơ sở nền tảng dữ liệu quốc gia về dân cư, người lao động chỉ cần đọc số căn cước công dân thì việc đăng ký tạm trú cũng thuận lợi hơn.

Bên cạnh đó, trong thời gian giãn cách xã hội, cảnh sát khu vực, tổ dân phố có thể hỗ trợ các đối tượng lao động tự do trên địa bàn để xác nhận về tình trạng cư trú, linh hoạt, tạo điều kiện hỗ trợ.

Hiện nay, Sở LĐTBXH đang phối hợp với công an thành phố Hà Nội chỉ đạo công an xã, phường, thị trấn chạy thử nghiệm việc ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để có thể theo dõi được quá trình hỗ trợ người lao động.

Nếu thực hiện được việc này, người lao động chỉ cần có đơn đề nghị hỗ trợ gửi tới hội đồng xét duyệt của phường mà không cần phải có giấy xác nhận về tình trạng cư trú cũng như giấy xác nhận không nhận hỗ trợ tại nơi thường trú.

Như vậy, về phía người lao động được đơn giản tối đa các thủ tục. Còn về phía chính quyền, với hệ thống này có thể dễ dàng tra cứu, giám sát việc hỗ trợ và tránh được tình trạng trục lợi chính sách, tránh việc một đối tượng hưởng nhiều lần chế độ tại cả nơi tạm trú và nơi thường trú.

- Xin cảm ơn ông!

VƯƠNG TRẦN
TIN LIÊN QUAN

Gỡ khó xác nhận cư trú, đơn giản các thủ tục để lao động tự do nhận hỗ trợ

VƯƠNG TRẦN |

Dù đã đơn giản hoá nhiều thủ tục song không ít người lao động tự do gặp khó khăn trong việc tiếp cận các chính sách hỗ trợ do dịch COVID-19. Nhiều địa phương tại Hà Nội đã kết hợp nhiều cách làm để có thể hỗ trợ kịp thời những đối tượng này, không để ai bị thiếu ăn, đứt bữa trong dịch bệnh.

Tiền đã cạn, lao động tự do mong sớm trở lại làm việc

ANH THƯ |

Tiền tích lũy không có nhiều, những người lao động tự do đã bị chao đảo trước làn sóng của dịch COVID-19 tác động.

Lao động tự do khó tiếp cận gói hỗ trợ: Trên thông, dưới vướng, gỡ thế nào?

VƯƠNG TRẦN |

Phải nghỉ việc hoặc không có việc làm do ảnh hưởng của dịch COVID-19 bùng phát, cuộc sống rất nhiều lao động tự do hiện đang gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, việc tiếp cận gói hỗ trợ do dịch bệnh COVID-19 của nhiều người vẫn vướng mắc do không đầy đủ thủ tục, giấy tờ.

Đã tìm thấy 3 cháu bé bị mất tích nhiều ngày tại Ninh Bình

NGUYỄN TRƯỜNG |

Sau nhiều ngày tìm kiếm, lực lượng chức năng đã tìm thấy 3 cháu bé bị mất tích tại xã Kim Tân, huyện Kim Sơn (Ninh Bình).

Chủ tịch Tân Hoàng Minh được giảm 1 năm tù

Việt Dũng |

Ông Đỗ Anh Dũng - Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh được ghi nhận có các tình tiết mới nên được giảm án, bị hại duy nhất kháng cáo bị bác đơn.

Tài xế khai chuyện chở thùng tiền từ SCB về Vạn Thịnh Phát

Tâm Tú |

TPHCM - Lái xe của Trương Mỹ Lan khai, nhiều lần đến Ngân hàng SCB vận chuyển những thùng tiền đã được đóng sẵn đưa về Vạn Thịnh Phát hoặc nhà riêng của Lan.

Bỏ giấy chuyển tuyến bệnh hiểm nghèo, giảm tiền túi cho dân

ANH HUY |

Trong dự Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi có đưa ra việc bỏ thủ tục chuyển tuyến với một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... để giảm chi tiền túi cho dân.

Mực nước gần 61m, hồ thủy điện lớn nhất miền Nam xả lũ 4 cửa

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Hồ Thủy điện Trị An tiếp tục xả lũ qua đập tràn với tổng lưu lượng xả xuống hạ du tăng từ 1.440 m3/giây - 1.490m3/giây, xả 4 cửa.

Gỡ khó xác nhận cư trú, đơn giản các thủ tục để lao động tự do nhận hỗ trợ

VƯƠNG TRẦN |

Dù đã đơn giản hoá nhiều thủ tục song không ít người lao động tự do gặp khó khăn trong việc tiếp cận các chính sách hỗ trợ do dịch COVID-19. Nhiều địa phương tại Hà Nội đã kết hợp nhiều cách làm để có thể hỗ trợ kịp thời những đối tượng này, không để ai bị thiếu ăn, đứt bữa trong dịch bệnh.

Tiền đã cạn, lao động tự do mong sớm trở lại làm việc

ANH THƯ |

Tiền tích lũy không có nhiều, những người lao động tự do đã bị chao đảo trước làn sóng của dịch COVID-19 tác động.

Lao động tự do khó tiếp cận gói hỗ trợ: Trên thông, dưới vướng, gỡ thế nào?

VƯƠNG TRẦN |

Phải nghỉ việc hoặc không có việc làm do ảnh hưởng của dịch COVID-19 bùng phát, cuộc sống rất nhiều lao động tự do hiện đang gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, việc tiếp cận gói hỗ trợ do dịch bệnh COVID-19 của nhiều người vẫn vướng mắc do không đầy đủ thủ tục, giấy tờ.