Lý Sơn gần như bị cô lập suốt mùa biển động

NHÂN NGHĨA |

Sóng biển liên tục dâng cao đánh tràn bờ kè, bến cảng, mưa to kèm gió lớn uy hiếp nhà dân trên đảo. Hàng trăm phương tiện tàu cá, tàu khách neo đậu dài ngày tại cảng, đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) mùa biển động đương đầu với sóng gió.

Trữ lương thực, nước uống dài ngày

Từ đầu tháng 11 đến nay, Lý Sơn gần như bị cô lập với đất liền bởi những cơn bão, áp thấp cứ liên tục nối đuôi nhau ập vào bờ. “Có tàu là phải chuyển gạo về đảo ngay, nếu chủ quan biển động, đảo bị cô lập dài ngày là không có gạo bán cho bà con” - ông Lê Có, một chủ đại lý gạo ở Lý Sơn, cho hay.

Mùa này người dân Lý Sơn hết sức chủ động nguồn lương thực, thực phẩm thiết yếu. Mỗi chuyến hàng từ đất liền ra đảo được các tiểu thương tăng từ 4-5 lần so với ngày thường.

Mùa biển lặng, các tiểu thương ngày nào cũng lấy hàng, lấy đâu bán đó. Trái lại, việc vận chuyển hàng hóa mùa biển động gặp nhiều khó khăn, 5-7 ngày, thậm chí đến 10 ngày mới có một chuyến tàu khách, tàu hàng từ đất liền ra đảo. Việc gửi hàng, nhận hàng mùa này cũng vất vả và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Có lúc hàng hóa được tập kết xuống tàu để vận chuyển ra đảo, nhưng tàu không thể xuất bến do thời tiết xấu khiến nhiều mặt hàng như rau xanh, hàng tươi sống bị ứ đọng, hư hỏng.

“Mỗi lần gửi hàng là một lần khó nên hôm nào có tàu là lấy hàng rất nhiều: Từ thịt, tôm, gà vịt, rau củ quả…. để đảm bảo bán cho bà con cả tuần. Không chủ động nguồn hàng thì biển động kéo dài sẽ khan hiếm hàng ngay, lúc đó sinh hoạt của bà con sẽ bị đảo lộn” - bà Phan Thị Quyên, tiểu thương chợ huyện Lý Sơn, nói.

Để gửi hàng được vào đất liền, bất chấp hiểm nguy từ sóng lớn, nhiều người đã sử dụng thuyền thúng vận chuyển hàng hóa ra tàu, hoặc vận chuyển qua nhiều phương tiện neo đậu tại cảng mới đưa được hàng lên tàu rời bến. Tuy nhiên, việc vận chuyển hàng hóa qua nhiều phương tiện trung gian cũng không giải quyết được nhu cầu của người dân, thay vào đó là tiềm ẩn nhiều rủi ro. Hàng hóa chủ yếu là nông sản, hải sản của người dân vì thế cũng bị ứ đọng lại đảo.

Xác định, việc dự trữ lương thực, thực phẩm thiết yếu là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác phòng, chống thiên tai, ngay từ đầu năm, UBND huyện Lý Sơn đã xây dựng kế hoạch dự trữ lương thực, thực phẩm phòng, chống thiên tai trên địa bàn huyện. Theo đó, lương thực, thực phẩm cung ứng cho nhân dân khi bị cô lập kéo dài là 200 tấn gạo, 1.500 thùng mì ăn liền và 1.300 thùng nước uống đóng chai… Sự chủ động của người dân và chính quyền sẽ đảm bảo cung ứng nguồn lương thực, thực phẩm trong mùa biển động, tránh tình trạng đổ xô đi mua lương thực, thực phẩm dự trữ gây mất an ninh trật tự trên đảo.

Người dân đảo Bé phải tự đùm bọc nhau

Có thể nói, bão số 9 vừa qua là cơn bão mạnh nhất trong vòng 20 năm qua, khiến Lý Sơn trở nên tan hoang, xơ xác, tiêu điều khi có trên 1.800 ngôi nhà bị tốc mái, sập đổ; gần 100 phương tiện tàu thuyền, ca nô du lịch bị sóng biển đánh chìm; cá thương phẩm tại 48 lồng bè bị chết; trên 300ha hành bị hư hại hoàn toàn, ước thiệt hại trên 215 tỉ đồng.

Nằm lẻ loi ở khơi xa, đảo Bé (xã đảo An Bình, huyện đảo Lý Sơn) càng trở nên nhỏ bé hơn vào mùa biển động. Thời điểm này, cuộc sống của 100 hộ dân nơi đây vô cùng khó khăn, trắc trở. Vết tích bão số 9 vẫn còn trên đảo. Nhà cửa, hạ tầng du lịch sập đổ ngổn ngang, hàng chục hộ dân có nhà bị tốc mái chưa được sửa chữa lại vì tôn chưa thể vận chuyển đến đảo Bé. Đảo Bé bốn bề bị sóng biển bao vây, sóng không chỉ đến từ gió mà còn từ chính nét đặc thù địa hình, nên bốn mùa sóng gầm suốt ngày đêm.

Những chuyến hàng từ đảo Lớn, Lý Sơn chuyển sang đảo Bé sau bão số 9 phải quay về vì sóng lớn không thể tiếp cận được đảo. Cả tháng bị cô lập, chia cắt với đất liền, nhưng với tinh thần đoàn kết, đùm bọc, nhường nhịn, san sẻ cho nhau từng cái ăn, cái ở nên đã phần nào giúp người dân nơi đây vượt qua khó khăn.

Chục năm trở lại đây, mỗi mùa biển động, người dân đã chủ động hơn trong việc tích trữ lương thực, thực phẩm. Ngoài gạo được chính quyền, tiểu thương dự trữ, thì mỗi hộ dân cũng tích trữ từ vài chục kg gạo để có thể sử dụng lâu dài. Việc tích trữ lương thực, thực phẩm đã trở thành một tập quán.

Lo lắng nhất của người dân đảo Lớn nói chung, người dân đảo Bé nói riêng là dịch vụ y tế. Đảo Bé có duy nhất trạm y tế chỉ chữa trị các bệnh thông thường, còn các ca cấp cứu nghiêm trọng đều được chuyển về Trung tâm Y tế đảo Lớn, thậm chí phải thuê tàu siêu tốc vượt sóng lớn vào đất liền, nên người dân rất lo lắng khi bị đau nặng, hay tai nạn xảy ra trong mùa biển động.

NHÂN NGHĨA
TIN LIÊN QUAN

Lý Sơn hơn 1.800 nhà dân bị tốc mái và sập đổ vì bão số 9

NHÂN NGHĨA |

Theo báo cáo của UBND huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi), tính đến hết ngày 3-11, tổng thiệt hại do bão số 9 gây ra tại đảo là trên 215 tỷ đồng.

Huyện đảo Lý Sơn: 70% nhà tốc mái, dân vào cảnh màn trời chiếu đất sau bão

Hữu Long |

Huyện đảo Lý Sơn có hơn 70% nhà bị tốc mái, nhiều diện tích hoa màu, tài sản của người dân mất trắng sau bão số 9.

Hình ảnh đảo Lý Sơn sau nhiều giờ bị bão số 9 quần thảo

Nhóm PV |

Sau khi cơn bão số 9 đi qua, nhiều nhà dân tại huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã bị tốc mái, tôn bay xuống đường, tàu thuyền bị chìm dù đã neo đậu sát bờ.

Xe tải bốc cháy ngùn ngụt trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Duy Tuấn |

Bình Thuận - Xe tải đang lưu thông thì bốc cháy ngùn ngụt trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết.

Tin 20h: Yên Bái kiểm tra nhà hàng "chặt chém" đoàn từ thiện

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 19.9: Bà Nguyễn Phương Hằng được ra tù vào hôm nay; Yên Bái kiểm tra nhà hàng bị tố chặt chém đoàn từ thiện...

Phía Miss Universe nói về thông tin Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp

Huyền Chi |

Thông tin Hoa hậu Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Thương gây xôn xao mạng xã hội.

Thể Công Tân Cảng bảo vệ thành công chức vô địch giải bóng chuyền U23 Quốc gia 2024

Nhóm PV |

U23 Thể Công Tân Cảng thắng U23 Ninh Bình 3-1 tại chung kết giải bóng chuyền U23 quốc gia vào tối 19.9.

Chậu hoa giấy trên phố đi bộ ở Đà Nẵng đồng loạt "nằm" tránh bão

Nguyễn Linh |

UBND quận Hải Châu, TP Đà Nẵng cho biết đã chủ động đặt nằm các chậu hoa giấy tại phố đi bộ Bạch Đằng để tránh thiệt hại bởi ảnh hưởng của cơn bão số 4.

Lý Sơn hơn 1.800 nhà dân bị tốc mái và sập đổ vì bão số 9

NHÂN NGHĨA |

Theo báo cáo của UBND huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi), tính đến hết ngày 3-11, tổng thiệt hại do bão số 9 gây ra tại đảo là trên 215 tỷ đồng.

Huyện đảo Lý Sơn: 70% nhà tốc mái, dân vào cảnh màn trời chiếu đất sau bão

Hữu Long |

Huyện đảo Lý Sơn có hơn 70% nhà bị tốc mái, nhiều diện tích hoa màu, tài sản của người dân mất trắng sau bão số 9.

Hình ảnh đảo Lý Sơn sau nhiều giờ bị bão số 9 quần thảo

Nhóm PV |

Sau khi cơn bão số 9 đi qua, nhiều nhà dân tại huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã bị tốc mái, tôn bay xuống đường, tàu thuyền bị chìm dù đã neo đậu sát bờ.