Nguy cơ vỡ trận hệ thống xe buýt công cộng: Khi hành khách... quay lưng

LAN NHI |

Những năm gần đây, mạng lưới xe buýt tại TP.Hà Nội đang gặp rất nhiều khó khăn khi các đơn vị khai thác và vận hành thường xuyên rơi vào cảnh thua lỗ nặng, khách hàng đang dần bỏ xa và quay lưng lại với dịch vụ vận tải hành khách công cộng.

Lạc hậu và tốn thời gian

Từng có thời gian sử dụng vé tháng xe buýt liên tục, chị Nguyễn Hoài Trang (SN 1988, nhân viên ngân hàng tại quận Thanh Xuân) đến giờ vẫn ngán ngẩm, cho rằng, loại hình xe buýt chỉ phù hợp với học sinh, sinh viên, những ai chủ động được thời gian.

Vì lo lắng về vấn đề tắc đường nên hiện tại nhiều người làm văn phòng như chị Trang vẫn ưu tiên việc di chuyển bằng phương tiện cá nhân. Ở những giờ cao điểm, việc di chuyển bằng xe buýt trong nội đô đối với chị chẳng khác gì việc "hành xác", không những chật chội mà còn rất lãng phí thời gian khi xe liên tục phải dừng ở các chặng ngắn để đón trả khách.

Dù muốn đi làm thẻ xe buýt để tiết kiệm tiền xăng xe nhưng viễn cảnh tắc đường hằng ngày trên tuyến đường Nguyễn Trãi đã khiến anh Trần Văn Minh (SN 1990, quận Thanh Xuân) đã phải từ bỏ ý định đi xe buýt.

Theo anh Minh, lý do khiến nhiều khách hàng như anh chưa hài lòng đó là mạng lưới xe buýt chưa phân bổ hợp lý, tạo sự thuận tiện di chuyển, chất lượng xe buýt, cơ sở vật chất ngày càng xuống cấp...

“Đang trong thời gian nghỉ hè nên lượng khách mua vé ngày, vé tháng của tuyến xe buýt gần đây đã sụt giảm mạnh. Thậm chí, có những điểm dừng xe buýt tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng trong nội đô nhưng hoàn toàn vắng bóng, không có lấy một hành khách nào lên xuống. Theo tôi, muốn giảm tắc đường thì buộc phải hạn chế người đi xe cá nhân, chú trọng đầu tư mạng lưới giao thông công cộng hiệu quả.

Để thu hút người dân sử dụng dịch vụ xe buýt, các nhà đầu tư cũng cần phải lắng nghe, nhanh chóng cải tiến, thay đổi nâng cao chất lượng phục vụ" - ông Hoàng Thế Hoà (phụ xe buýt tuyến 26, quận Cầu Giấy) cho hay.

Khó khăn triền miên 

Lái xe đã nhiều năm nay, ông Nguyễn Tiến Hải (SN 1980, quê ở Nam Định) cho biết, tình trạng sụt giảm hành khách đã khiến cho doanh nghiệp và nhân viên công ty vận hành xe buýt cũng khốn đốn.

Nhiều chuyến xe buýt hiện tại ở bến xe Giáp Bát đã phải cắt giảm chuyến, tần suất hoạt động vì không đạt chỉ tiêu theo yêu cầu. Ông Hải cho rằng, vì sự thuận tiện nên nhiều hành khách đã chuyển sang sử dụng xe buýt điện, dịch vụ xe công nghệ đưa đón tận nơi, trong khi mức giá cũng không chênh lệch nhiều.

"Hiện nay xe buýt hoạt động tại TP.Hà Nội vẫn phục vụ cho học sinh, sinh viên và người già là chủ yếu, còn số người trong độ tuổi lao động cũng có sử dụng nhưng chiếm tỉ lệ không đáng kể. Nhiều người cho rằng, xe buýt chưa thực sự giải quyết tốt nhu cầu đi lại của người dân. Chỗ làm của tôi cách điểm chờ xe buýt khoảng hơn 200m, từ nhà đến điểm xe buýt gần nhất cũng hơn 100m nên việc di chuyển cũng rất bất tiện.

Trong trường hợp xe cá nhân có hư hỏng thì sự lựa chọn tiếp theo của tôi là xe công nghệ hoặc là taxi chứ không phải là xe buýt, bởi vì việc di chuyển từ nhà ra điểm chờ và từ điểm chờ tới chỗ làm mất quá nhiều thời gian" - anh Nguyễn Hoàng (SN 1990, nhân viên phòng công chứng tại Cầu Giấy) phân trần.

Đề cập đến vấn đề này, ông Nguyễn Văn Thanh - nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam - nhận định, thực trạng hoạt động của xe buýt công cộng tại các đô thị lớn, đặc biệt là 2 TP.Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh còn nhiều vấn đề tồn tại nhưng chưa giải quyết được. Đặc biệt, sau đợt giãn cách xã hội để phòng chống dịch COVID-19 và cơn “bão giá” xăng dầu vừa qua đã đẩy các doanh nghiệp vận tải xe buýt rơi vào tình thế hết sức khó khăn.

Giữa hàng loạt cái khó của vận tải xe buýt, ông Thanh đề nghị, mọi sự ưu đãi từ Nhà nước, từ các thành phố hay công tác tuyên truyền cho người dân đi xe buýt vẫn chưa thỏa đáng.

LAN NHI
TIN LIÊN QUAN

Xe buýt TPHCM phơi sương, phơi nắng vì vắng khách

NGUYỄN LY - NGỌC LÊ |

TPHCM - Trong 6 tháng đầu năm nay, lượng hành khách đi xe buýt tại TP tiếp tục giảm sút, chỉ đạt 37% so với kế hoạch. Để xe buýt TPHCM phục hồi trở lại, ngành chức năng đang thực hiện 27 nhiệm vụ, giải pháp nhằm thu hút người dân lựa chọn phương tiện này nhiều hơn.

Tranh cãi việc xe buýt không "sống" được nếu bỏ trợ giá

MINH QUÂN |

TPHCM - Trước việc một doanh nghiệp tuyên bố sẵn sàng khai thác các tuyến xe buýt ở nội đô TPHCM mà không cần trợ giá, nhiều ý kiến chuyên gia và bản thân các doanh nghiệp đang khai thác xe buýt cho rằng xe buýt phải trợ giá mới hoạt động được.

Điều gì khiến xe buýt điện "được lòng" người dân?

Tô Thế - Phong Linh |

Cuối năm 2021, các tuyến buýt điện đầu tiên ở Hà Nội được triển khai, đến nay đã có 8 tuyến được đưa vào khai thác. Từ lúc xuất hiện loại hình vận tải công cộng hoàn toàn mới này, người dân Thủ đô có thêm lựa chọn phương tiện đi lại hàng ngày.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Lào Cai phạt quán ăn tăng giá bất thường mùa mưa lũ

Đinh Đại |

Lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai đã tiến hành lập biên bản và xử phạt cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại huyện Bảo Thắng.

Trường sạt lở nghiêm trọng, hàng trăm học sinh Thanh Hóa nghỉ học

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Do ảnh hưởng của mưa bão, một trường học đang xây dựng thì bị sạt lở nghiêm trọng. Ngay sau đó, ngành chức năng đã cho toàn bộ học sinh nghỉ học.