Nhắc nhớ Hoàng Sa mỗi mùa xuân về

THUỲ TRANG - VĂN TRỰC |

Ngày 10.1, UBND huyện Hoàng Sa, TP Đà Nẵng tổ chức thăm hỏi và tặng quà cho những người từng làm việc, sinh sống ngoài quần đảo Hoàng Sa từ trước năm 1974. Đây là hoạt động thường niên, được tổ chức định kỳ hằng năm mỗi dịp Tết đến, xuân về như một cách nhắc nhớ mỗi người dân về một phần máu thịt của Tổ quốc thiêng liêng.

Nghe tin có đoàn đến thăm, ông Trần Văn Sơn – một trong những người lính từng ra quần đảo Hoàng Sa làm nhiệm vụ canh giữ, bảo vệ vùng biên cương năm 1973 - chuẩn bị trà nước từ sớm.

Gần 80 tuổi, sức khoẻ dù không còn được như xưa nhưng mỗi lần nhắc đến Hoàng Sa, ông kể vanh vách từng chi tiết. Ngày ông nhận lệnh lên đường ra đảo, người vợ vừa sinh con được 1 tháng tuổi nên tâm trạng người lính lúc đó đầy hỗn độn.

 
Ông Trần Văn Sơn (phải) xúc động kể lại những kỷ niệm về Hoàng Sa dù đã 50 năm trôi qua. Ảnh: Thuỳ Trang

“Lo lắng nhiều và cũng sợ lắm vì hồi đó nghe nói đi đảo là thấy xa xôi chẳng biết ngày về. Nhưng đến khi bước lên đảo, vượt qua hành trình dài, cảm nhận được sự vất vả của bao thế hệ cha ông nhưng họ vẫn vượt lên, thậm chí là hy sinh để ra canh giữ biển đảo Tổ quốc, tôi và các đồng đội rất tự hào khi được góp sức cho Hoàng Sa” – ông Sơn kể.

Đã gần 50 năm kể từ ngày rời đảo nhưng niềm tự hào ấy vẫn còn hiện rõ trong lời kể của ông Sơn hôm nay. “Có lần đứa cháu nội dẫn các bạn học về nhà, gặp tôi thì cháu khoe rằng ông nội mình là người lính từng canh giữ Hoàng Sa. Tôi thấy được sự tự hào của con cháu khi nói về mình, điều đó làm tôi càng trân quý những thời gian được ở đảo làm nhiệm vụ.

Mong ước của tôi là làm sao những tư liệu về Hoàng Sa sẽ được đưa vào trường học càng nhiều càng tốt để các cháu hiểu Hoàng Sa là máu thịt của Việt Nam mà ông cha bao thế hệ đã hy sinh xương máu để gìn giữ” – ông Sơn chia sẻ.

 
Đoàn cán bộ UBND huyện Hoàng Sa đến thăm gia đình, thắp hương cho ông Trần Thanh Kim - một trong những nhân chứng Hoàng Sa. Ảnh: Thuỳ Trang

Với ông Trần Văn Lĩnh, con trai của ông Trần Thanh Kim - cũng là nhân chứng Hoàng Sa, thì biển đảo Tổ quốc chưa bao giờ bị mất khi mỗi người dân Việt Nam còn nhớ, còn nhắc và còn hy vọng một ngày Hoàng Sa sẽ lại trở về với quê hương.

Đến thăm các nhân chứng cũng như gia đình các cán bộ, người dân từng sinh sống đảo Hoàng Sa trước năm 1974, ông Võ Ngọc Đồng – Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa chia sẻ, những nhân chứng Hoàng Sa thời gian qua đã hiến tặng rất nhiều kỷ vật, làm phong phú tư liệu, góp phần khẳng định chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa.

“Qua dịp thăm hỏi lần này, chúng tôi cũng gợi ý sẽ in những hình ảnh chụp các kỷ vật, gởi tặng các gia đình để họ có bộ sưu tập đầy đủ, để giới thiệu cho con cháu. Như vậy, ngoài Nhà Trưng bày Hoàng Sa thì nay trong những không gian nhỏ của chính gia đình các nhân chứng cũng sẽ có những tư liệu để chia sẻ, lan toả tình yêu với Hoàng Sa” - ông Đồng nói.

Được biết, dịp này, UBND huyện Hoàng Sa sẽ thăm hỏi 14 gia đình nhân chứng đang sinh sống tại TP Đà Nẵng và 9 gia đình nhân chứng khác tại tỉnh Quảng Nam.

THUỲ TRANG - VĂN TRỰC
TIN LIÊN QUAN

Bản đồ Apple Maps bổ sung quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

HỮU CHÁNH |

Người dùng truy cập ứng dụng Apple Maps khi phóng to khu vực 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã có thể thấy tên hiển thị. Tuy nhiên, thay đổi này chỉ đúng với thiết bị có thiết lập vùng (Region) là Việt Nam.

Giữ nguyên hiện trạng con tàu chứng tích ở Nhà trưng bày Hoàng Sa

Thanh Hải |

Đà Nẵng - Trao đổi với Lao Động ngày 13.9, lãnh đạo UBND huyện đảo Hoàng Sa khẳng định không có việc sửa chữa, làm lành các vết hư hỏng trên con tàu hiện vật đang trưng bày ở Nhà trưng bày Hoàng Sa...

Chạm vào Hoàng Sa, Trường Sa

Thanh Hải |

Từng chạm vào Hoàng Sa, chứng kiến nhiều những thương đau, mất mát của thân nhân các gia đình liệt sĩ Gạc Ma, Trường Sa, thân nhân các ngư phủ bị thiệt mạng ở miền Trung, tôi như thấm hơn 2 chữ Tổ quốc. Từng mét đất biên cương, từng vùng biển đảo quê hương đã thấm đẫm bao máu xương của cha anh, những lớp tiền nhân, nên thiêng liêng, thương quý làm sao.

Người dân mong dự án ngăn triều 10.000 tỉ sớm khởi động lại

Nguyên Chân |

TPHCM - Dự án ngăn triều dừng thi công kéo dài khiến người dân ở vùng trũng lo lắng và hi vọng dự án sớm khởi động lại.

Khủng hoảng tâm lý khi chứng kiến sạt lở ven sông Hồng

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Trong vòng chỉ hơn 1 tháng, hộ gia đình ở Gia Lâm chứng kiến 2 vụ sạt lở cuốn phăng công trình và nhiều diện tích đất thổ cư.

Hình ảnh Việt Nam tỏa sáng tại kinh đô điện ảnh Hollywood

Chí Long |

Chương trình xúc tiến du lịch - điện ảnh Việt Nam tại Mỹ với chủ đề “Việt Nam - Điểm đến mới của Điện ảnh thế giới” mở ra nhiều cơ hội hợp tác với các nhà làm phim Hollywood.

Thực hư cao tốc Hà Nội - Hải Phòng bị rải đinh

Minh Hạnh |

Đại diện đơn vị quản lý và khai thác đường ôtô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng cho biết, không phát hiện có đinh rải trên đoạn tuyến từ km46-km64.

Tiền công đức ở đền Dâu và đền Quán Cháo do ai quản lý?

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Việc quản lý thu, chi tiền công đức tại đền Dâu và đền Quán Cháo (tại thành phố Tam Điệp) đang tồn tại nhiều bất cập, gây bức xúc trong dư luận.

Bản đồ Apple Maps bổ sung quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

HỮU CHÁNH |

Người dùng truy cập ứng dụng Apple Maps khi phóng to khu vực 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã có thể thấy tên hiển thị. Tuy nhiên, thay đổi này chỉ đúng với thiết bị có thiết lập vùng (Region) là Việt Nam.

Giữ nguyên hiện trạng con tàu chứng tích ở Nhà trưng bày Hoàng Sa

Thanh Hải |

Đà Nẵng - Trao đổi với Lao Động ngày 13.9, lãnh đạo UBND huyện đảo Hoàng Sa khẳng định không có việc sửa chữa, làm lành các vết hư hỏng trên con tàu hiện vật đang trưng bày ở Nhà trưng bày Hoàng Sa...

Chạm vào Hoàng Sa, Trường Sa

Thanh Hải |

Từng chạm vào Hoàng Sa, chứng kiến nhiều những thương đau, mất mát của thân nhân các gia đình liệt sĩ Gạc Ma, Trường Sa, thân nhân các ngư phủ bị thiệt mạng ở miền Trung, tôi như thấm hơn 2 chữ Tổ quốc. Từng mét đất biên cương, từng vùng biển đảo quê hương đã thấm đẫm bao máu xương của cha anh, những lớp tiền nhân, nên thiêng liêng, thương quý làm sao.