Phỏng vấn xuyên tỉnh tìm người, tìm việc

ANH THƯ |

Đẩy mạnh thông tin thị trường lao động trực tuyến, giúp người lao động (NLĐ) có cơ hội nhiều hơn tiếp cận nhu cầu tuyển dụng của nhiều doanh nghiệp (DN). Lúc này, tìm việc làm không chỉ giới hạn ở một vùng, có thể trao đổi nhiều nhà tuyển dụng tại nhiều địa phương khác nhau.

Giúp NLĐ có nhiều lựa chọn

Có mặt tại Trung tâm Dịch vụ việc làm (TTDVVL) Hà Nội ngay đầu giờ sáng 28.10, anh Đỗ Văn Linh (31 tuổi) sẵn sàng gặp và được nhà tuyển dụng phỏng vấn. Để không mất thì giờ, những ngày trước đó, anh đã tìm hiểu về yêu cầu tuyển dụng ở vị trí kỹ thuật của một số công ty. Nắm bắt trước những yêu cầu, anh Linh đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về kiến thức và tâm lý phỏng vấn. Anh lựa chọn 2 DN để tìm việc là Công ty Cổ Phần Việt Chuẩn (Khu công nghiệp Nam Thăng Long) và Công ty TNHH Đông Hải (Bắc Ninh).

 
Tìm việc làm không chỉ giới hạn ở một vùng, có thể trao đổi nhiều nhà tuyển dụng tại nhiều địa phương khác nhau. Ảnh: Hải Nguyễn

Từ nhà trọ ở đường Xuân Đỉnh (Bắc Từ Liêm, Hà Nội), anh chỉ mất vài chục phút để đến điểm phỏng vấn trực tuyến ở Trung Kính (Cầu Giấy). Tại đây, ngồi trước màn hình máy tính, đeo tai nghe, anh Linh được kết nối phỏng vấn ở nhà tuyển dụng ở Bắc Ninh.

Không phải di chuyển quá xa, anh Linh vẫn tìm kiếm và trao đổi với nhà tuyển dụng ở tỉnh thành khác. “Ứng tuyển online rất tiện lợi. NLĐ có thể tìm hiểu trước thông tin nhà tuyển dụng, nghiên cứu trước các vị trí công việc. Từ đó, sáng nay tôi chỉ cần kết nối online với nhà tuyển dụng để được phỏng vấn”- anh Linh nói.

Sau khi tham gia phỏng vấn, anh Linh chắc chắn mình có thể “trúng” cả hai công ty. Song anh nghiêng về Công ty ở Bắc Ninh do gần quê của mình. Nếu không có công nghệ, kết nối phỏng vấn xuyên các tỉnh, có thể anh Linh đã bỏ qua cơ hội làm việc gần nhà.

 
Nếu không có công nghệ, kết nối phỏng vấn xuyên các tỉnh, có thể anh Linh đã bỏ qua cơ hội làm việc gần nhà. Ảnh: Hải Nguyễn

Vừa kết nối phỏng vấn trực tuyến xong với một nhà tuyển dụng, anh Mai Văn Tiến (30 tuổi, ở Ninh Bình) cho biết: “Tôi đang muốn tìm việc làm là công nhân lắp ráp ngành nhựa. Vì bản thân đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Tại đây, tôi có thể tham khảo vị trí ứng tuyển và nhà tuyển dụng ở Hà Nội để tham gia phỏng vấn online”.

Anh Linh, anh Tiến là những lao động đang tham gia phiên giao dịch việc làm kết nối giữa 6 tỉnh, thành phố là: Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Bắc Kạn và Thanh Hoá. Tại đây, đang có 78 đơn vị với trên 8.000 chỉ tiêu tuyển dụng.

DN tìm được nhiều ứng viên phù hợp

Công ty đang tuyển dụng 40 việc làm trống, chị Nguyễn Thị Ước - nhân viên phụ trách nhân sự công ty ở Khu công nghiệp Nam Thăng Long (Hà Nội) cho biết, đơn vị đang tuyển dụng ở các vị trí như lao động phổ thông, kỹ sư… Chủ yếu yêu cầu NLĐ phải có kinh nghiệm làm việc. Tuỳ từng vị trí, mức lương có thể dao động từ 7-12 triệu đồng/tháng.

Kết nối online giữa các địa phương, chị Ước sẽ tìm kiếm được nhiều ứng viên phù hợp với yêu cầu tuyển dụng của công ty. Đặc biệt, với các ứng viên đang ở quê tại các tỉnh khác nhau, có thể tham gia phỏng vấn, giải quyết nhu cầu việc làm cho NLĐ.

 
Kết nối online giữa các địa phương, các công ty sẽ tìm kiếm được nhiều ứng viên phù hợp với yêu cầu tuyển dụng của mình. Ảnh: Hải Nguyễn

Cũng trao đổi về vấn đề này, ông Vũ Quang Thành - Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội - cho hay: “Chúng tôi phối hợp 5 tỉnh là Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Bắc Kạn, Thanh Hoá tổ chức phiên giao dịch việc làm online, kết nối hỗ trợ cho DN tuyển dụng cũng như NLĐ tìm kiếm việc làm trên địa bàn các tỉnh. Mục đích chính chúng tôi muốn hỗ trợ tuyển dụng cho các DN đang phục hồi sau thời gian giãn cách xã hội”.

Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Việc làm Bắc Giang Nguyễn Văn Huế cũng thông tin: “Chúng tôi tăng cường kết nối việc làm cho NLĐ không chỉ trong tỉnh mà còn ở các địa phương. Trung tâm xây dựng các phiên giao dịch việc làm online với các địa phương như Bắc Ninh, Bắc Kạn”.

Để đảm bảo không phải đi lại, và phát sinh nhiều chi phí khác, theo ông Huế, phiên giao dịch việc làm online đã hỗ trợ DN và NLĐ kết nối với nhau. Sau khi NLĐ phỏng vấn đạt, DN sẽ phối hợp với trung tâm dịch vụ việc làm của các tỉnh hỗ trợ họ xét nghiệm và đưa đón họ đến Bắc Giang làm việc.

ANH THƯ
TIN LIÊN QUAN

Đồng Tháp: Hơn 80% người lao động có nhu cầu tìm việc sau dịch COVID-19

Lục Tùng |

Đồng Tháp – Chỉ có hơn 80% người về quê có nhu cầu tìm việc trở lại sau thời gian giãn cách xã hội do dịch COVID-19.

Rút ngắn thời gian tìm việc làm của người lao động thất nghiệp

ANH THƯ |

Cần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống các trung tâm dịch vụ việc làm nhằm tăng cường kết nối cung - cầu lao động.

Chật vật tìm việc làm sau khi về quê Quảng Bình tránh dịch

LÊ PHI LONG |

Hoàn thành cách ly sau khi trở về quê nhà Quảng Bình từ các tỉnh thành phía nam, nhiều người muốn tìm ngay một công việc để kiếm sống. Tuy nhiên, họ đã phải đối mặt với thực trạng khan hiếm việc làm: không những rất khó có thể tiếp tục làm công việc giống như cũ, mà ngay cả việc thời vụ cũng đang hiếm hoi.

3.700 cột điện bị gãy đổ và bữa cơm "cheo leo" giữa lưng trời

Cường Ngô |

Gần 3.000 cán bộ công nhân ngành điện đã cùng chung sức đồng lòng, nỗ lực từng giờ, từng phút để khẩn trương cấp điện trở lại cho Quảng Ninh.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.

NSND Thế Hiển đã tỉnh lại, nói chuyện được sau cơn nguy kịch

ĐÔNG DU |

Trao đổi với Báo Lao Động, nhà thơ Lê Minh Quốc - đồng nghiệp của NSND Thế Hiển - nói sức khỏe của NSND Thế Hiển đã tiến triển tốt hơn sau cơn nguy kịch.