Quá nhiều chồng chéo, tầng lớp trong thực hiện quy hoạch

Cao Nguyên |

Kể từ sau khi Luật Quy hoạch ra đời, với việc đưa ra hệ thống quy hoạch mới, đặc biệt là hệ thống quy hoạch tích hợp ở các tỉnh đã tạo bước đột phá mới cho công tác này. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, quá trình tổ chức thực hiện Luật Quy hoạch còn gặp khó khăn, vướng mắc. Một số quy định của Luật chưa phù hợp, chưa rõ ràng dẫn đến cách hiểu khác nhau.

Quy định chưa rõ ràng

Luật Quy hoạch được thông qua năm 2017 đã giải quyết những vấn đề đặt ra và tháo gỡ những vướng mắc trong công tác quy hoạch... Tuy nhiên, đây là một luật khó, liên quan nhiều vấn đề phức tạp, phạm vi rộng. Đến nay, sau 5 năm Luật có hiệu lực vẫn chưa lập, phê duyệt xong hệ thống quy hoạch quốc gia.

Trước những khó khăn, vướng mắc nảy sinh ngay từ khi triển khai, ngay sau khi kiện toàn, Quốc hội khóa XV đã chọn Luật Quy hoạch là chuyên đề giám sát đầu tiên với mục tiêu tìm hạn chế, nguyên nhân, rõ trách nhiệm, đề xuất phương án xử lý nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng các quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, tạo nền tảng thúc đẩy phát triển bền vững.

TS-KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam đánh giá, thời gian qua, công tác quy hoạch đã làm tốt vai trò định hướng, là công cụ để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Kể từ sau khi Luật Quy hoạch ra đời, với việc đưa ra hệ thống quy hoạch mới, đặc biệt là hệ thống quy hoạch tích hợp ở các tỉnh đã tạo bước đột phá mới cho công tác này.

Tuy nhiên, trải qua mấy năm thực hiện Luật Quy hoạch, mới chỉ có gần 10% quy hoạch đã được quyết định hoặc phê duyệt. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến thiếu cơ sở, thiếu hành lang trong triển khai phát triển, nhất là phát triển đô thị.

Ông Nghiêm nói, việc Quốc hội giám sát lần này là dấu ấn quan trọng, đồng thời tạo áp lực để thúc đẩy công tác quy hoạch, nâng cao chất lượng quy hoạch. Cuộc giám sát đã nhận diện khá đồng bộ những tồn tại, trong đó có sự bất cập giữa các quy hoạch, đặc biệt là tính thiếu thực tiễn trong quy định của Luật Quy hoạch và các văn bản hướng dẫn.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Trúc Anh (Đoàn Bến Tre) cho biết, quá trình tổ chức thực hiện Luật Quy hoạch còn gặp khó khăn, vướng mắc. Theo đó, một số quy định của Luật chưa phù hợp, chưa rõ ràng dẫn đến cách hiểu khác nhau. Đơn cử như một số vấn đề về thời điểm quy hoạch, quy hoạch tầng bậc trên dưới, cần Chính phủ nghiên cứu quy định cụ thể.

Bên cạnh đó, trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, việc phối hợp giữa trên dưới, dọc ngang giữa bộ, ngành, địa phương còn nhiều bất cập.

Riêng đối với 5 thành phố trực thuộc Trung ương đang thực hiện 2 loại quy hoạch gồm: Quy hoạch tỉnh/thành phố thực hiện theo Luật Quy hoạch, quy hoạch chung xây dựng tỉnh/thành phố theo Luật Quy hoạch đô thị. Trong khi đó, hai quy hoạch này có nhiều nội dung trùng lặp nên cần nghiên cứu giảm bớt, tránh lãng phí.

Thực tế, quy hoạch tỉnh phụ thuộc vào quy hoạch cấp quốc gia mà quy hoạch cấp quốc gia chưa có nên quy hoạch tỉnh gặp khó, đồng thời đang thực hiện dựa trên rà soát và phương pháp cũ.

Tìm bất cập để tháo gỡ

Các ý kiến cho rằng, thời gian tới, cần quy định các loại quy hoạch nào tích hợp, thời điểm nào thực thi, cái gì có trước và có sau để tổ chức thực hiện. Bởi chưa có quy định cụ thể về các nội dung này mà bấm nút song song quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh sẽ gây khó khăn về nguồn lực tư vấn, tổ chức thực hiện.

TS Võ Kim Cương, chuyên gia về quản lý đô thị nhìn nhận, đất nước muốn phát triển theo mục tiêu ổn định, bền vững “dứt khoát phải có quy hoạch”.

Theo ông Cương, ý nghĩa lớn nhất của Luật Quy hoạch là tích hợp các quy hoạch phát triển của địa phương vào quy hoạch chung duy nhất, tránh tình trạng quy hoạch tràn lan, “ai ai cũng làm”. Dù vậy, vẫn còn sự chồng chéo, như giữa quy hoạch đô thị và quy hoạch đất đô thị về sử dụng đất. Giám sát của Quốc hội sẽ góp phần làm sáng rõ khâu thực hiện có đúng Luật Quy hoạch không, xem Luật có vướng mắc, bất cập gì để tháo gỡ.

TS-KTS Đào Ngọc Nghiêm nói thêm, để thúc đẩy, nâng cao chất lượng quy hoạch, trước hết cần rà soát danh mục để giảm bớt quy hoạch không cần thiết. Đối với quy hoạch ngành, quy hoạch quốc gia, “phải chăng chỉ nên có quy định khung, còn quy định chi tiết để quy hoạch cấp tỉnh và quy hoạch kỹ thuật thực hiện thì hợp lý hơn”.

Cùng với đó, Chính phủ cần giao nhiệm vụ, thúc đẩy hoàn thiện các quy hoạch ngành quốc gia, nếu không rất khó khăn cho các tỉnh trong thực hiện quy hoạch.

“Cần thay đổi quan điểm đánh giá quy hoạch chất lượng là phải có khả năng linh hoạt, không cứng nhắc. Tất nhiên, vẫn phải bảo đảm tính cố định như hệ thống hạ tầng giao thông, song hướng sử dụng đất phải linh hoạt. Khi làm quy hoạch, phải đánh giá thật chính xác, rõ ràng, toàn diện các nguồn lực để phát triển, trong đó có các lợi thế cũng như bất lợi, trên cơ sở đó đặt mục tiêu vừa sức, khả thi để bảo đảm chất lượng quy hoạch”, TS Võ Kim Cương đề xuất thêm.

Cao Nguyên
TIN LIÊN QUAN

TPHCM từng quy hoạch 103 hồ điều tiết chống ngập nhưng vẫn "trên giấy"

MINH QUÂN |

TPHCM - Từng lên kế hoạch xây dựng 103 hồ điều tiết với tổng diện tích 875ha nhưng đến nay, TPHCM chỉ mới xây dựng được 1 hồ điều tiết với quy mô chỉ 100m3 ở Thành phố Thủ Đức, các hồ còn lại vẫn nằm "trên giấy".

Biến hóa đất quy hoạch trồng cây lâu năm thành... đất ở

Phan Tuấn |

Đắk Lắk – Từ năm 2019 đến nay, một số “cò đất” ở huyện Cư Kuin liên tục truyền tai, giới thiệu cho người có nhu cầu mua đất ở địa phương này về việc dễ dàng biến hóa, chuyển đổi đất "dính" quy hoạch thành... đất ở, đất kinh doanh.

Đại biểu Quốc hội chỉ ra lãng phí nguồn lực đất đai từ quy hoạch treo

NHÓM PV |

Đề cập về sự lãng phí nghiêm trọng trong các quy hoạch treo, đại biểu Nguyễn Quốc Hận cho rằng, trong lĩnh vực nông nghiệp, hàng nghìn hecta đất bỏ hoang, bỏ không do chưa triển khai được quy hoạch.

Tích hợp quy hoạch để tránh "nay đào, mai lấp", đường phố ùn tắc, ngập lụt

Nhóm PV |

Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn TP.Hồ Chí Minh) cho rằng, nếu được "tích hợp quy hoạch" sẽ tránh được tình trạng một bên vừa xây dựng, một bên khác lại đào lên, tình trạng “nay đào, mai lấp”, phá vỡ các quy hoạch trong thời gian qua.

ĐBQH đề nghị giải quyết dứt điểm, xóa bỏ khái niệm quy hoạch treo

NHÓM PV |

Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa đề nghị cần có Nghị quyết giải quyết dứt điểm vấn đề quy hoạch treo. Kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các tỉnh, thành giải quyết một số điểm quy hoạch treo nổi bật, kéo dài.

Đại biểu Quốc hội đề xuất thành lập Ban chỉ đạo Quốc gia về quy hoạch

NHÓM PV |

Trước khi quy hoạch tổng thể quốc gia được ban hành, đại biểu Quốc hội Lê Văn Dũng (Đoàn Quảng Nam) đề nghị thành lập Ban chỉ đạo Quốc gia về quy hoạch do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban.

Cập nhật kiến thức mới cho cán bộ Công đoàn chủ chốt

Bảo Hân |

Sáng 1.10, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khai giảng lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng dành cho Công đoàn cấp tỉnh, ngành Trung ương.

Sai phạm ở dự án Ba Hồ - Bản Chùa, 13 cá nhân bị kiểm điểm

HƯNG THƠ |

QUẢNG TRỊ - Liên quan đến những sai phạm nghiêm trọng ở dự án Ba Hồ - Bản Chùa, 13 cá nhân liên quan và tập thể bước đầu đã bị kiểm điểm trách nhiệm.

TPHCM từng quy hoạch 103 hồ điều tiết chống ngập nhưng vẫn "trên giấy"

MINH QUÂN |

TPHCM - Từng lên kế hoạch xây dựng 103 hồ điều tiết với tổng diện tích 875ha nhưng đến nay, TPHCM chỉ mới xây dựng được 1 hồ điều tiết với quy mô chỉ 100m3 ở Thành phố Thủ Đức, các hồ còn lại vẫn nằm "trên giấy".

Biến hóa đất quy hoạch trồng cây lâu năm thành... đất ở

Phan Tuấn |

Đắk Lắk – Từ năm 2019 đến nay, một số “cò đất” ở huyện Cư Kuin liên tục truyền tai, giới thiệu cho người có nhu cầu mua đất ở địa phương này về việc dễ dàng biến hóa, chuyển đổi đất "dính" quy hoạch thành... đất ở, đất kinh doanh.

Đại biểu Quốc hội chỉ ra lãng phí nguồn lực đất đai từ quy hoạch treo

NHÓM PV |

Đề cập về sự lãng phí nghiêm trọng trong các quy hoạch treo, đại biểu Nguyễn Quốc Hận cho rằng, trong lĩnh vực nông nghiệp, hàng nghìn hecta đất bỏ hoang, bỏ không do chưa triển khai được quy hoạch.

Tích hợp quy hoạch để tránh "nay đào, mai lấp", đường phố ùn tắc, ngập lụt

Nhóm PV |

Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn TP.Hồ Chí Minh) cho rằng, nếu được "tích hợp quy hoạch" sẽ tránh được tình trạng một bên vừa xây dựng, một bên khác lại đào lên, tình trạng “nay đào, mai lấp”, phá vỡ các quy hoạch trong thời gian qua.

ĐBQH đề nghị giải quyết dứt điểm, xóa bỏ khái niệm quy hoạch treo

NHÓM PV |

Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa đề nghị cần có Nghị quyết giải quyết dứt điểm vấn đề quy hoạch treo. Kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các tỉnh, thành giải quyết một số điểm quy hoạch treo nổi bật, kéo dài.

Đại biểu Quốc hội đề xuất thành lập Ban chỉ đạo Quốc gia về quy hoạch

NHÓM PV |

Trước khi quy hoạch tổng thể quốc gia được ban hành, đại biểu Quốc hội Lê Văn Dũng (Đoàn Quảng Nam) đề nghị thành lập Ban chỉ đạo Quốc gia về quy hoạch do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban.