Quảng Ninh sẽ có 7 thành phố, Móng Cái sáp nhập Hải Hà vào năm 2030

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động số 21-Ctr/TU ngày 12.12.2022 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24.1.2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo đó, Quảng Ninh đặt mục tiêu đến năm 2025, toàn tỉnh có 13 đơn vị hành chính cấp huyện với 13 đô thị; bảo đảm 100% đô thị loại 3 trở lên hoàn thiện các tiêu chí phân loại đô thị về cơ sở hạ tầng đô thị, nhất là về y tế, giáo dục, đào tạo và công trình văn hóa cấp đô thị.

Đến năm 2030, toàn tỉnh có 12 đơn vị hành chính với 12 đô thị, bao gồm 7 thành phố (Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái - Hải Hà, Đông Triều, Quảng Yên, Vân Đồn) và tái lập thị xã Tiên Yên.

Theo kế hoạch, dự kiến TP.Móng Cái hiện nay sẽ sáp nhập với huyện Hải Hà để trở thành một thành phố mới. Hiện, Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái gồm toàn bộ TP.Móng Cái và 9 xã, 1 thị trấn của huyện Hải Hà.

Thành phố Hạ Long bên bờ Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long. Ảnh: Nguyễn Hùng
Thành phố Hạ Long bên bờ Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long. Ảnh: Nguyễn Hùng

Ngoài ra, Quảng Ninh sẽ tiếp tục đầu tư hạ tầng giao thông để kết nối khu vực và quốc tế theo hướng mô hình tổ chức không gian phát triển “một tâm, hai tuyến đa chiều, hai mũi đột phá, ba vùng động lực”.

Trong đó, tập trung phát triển phân vùng đại đô thị Hạ Long mở rộng (Hạ Long, Cẩm Phả, Quảng Yên, Uông Bí, Đông Triều) trở thành một vùng đô thị rộng lớn, trung tâm động lực tổng hợp đa ngành của tỉnh Quảng Ninh, với ngành kinh tế trọng tâm là du lịch, dịch vụ, công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghệ cao, công nghiệp khai khoáng, cảng biển, các ngành năng lượng sạch.

Xây dựng và thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách để phát triển các đô thị trung tâm vùng trở thành các đô thị hiện đại, thông minh, dẫn dắt và tạo hiệu ứng lan toả, liên kết vùng đô thị.

Sử dụng các công cụ quy hoạch đô thị, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các công cụ thị trường khác để điều tiết, kiểm soát chặt chẽ sự gia tăng dân số đô thị.

Quản lý chặt chẽ việc phát triển nhà ở cao tầng tại các đô thị lớn, nhất là khu vực trung tâm. Ưu tiên phát triển các đô thị nhỏ (loại V) và vùng ven đô để hỗ trợ phát triển nông thôn thông qua các mối liên kết đô thị - nông thôn.

Đầu tư phát triển các đô thị có giá trị về di sản, du lịch, đô thị gắn với những địa bàn có nhiều tiềm năng phát triển du lịch.

Bố trí nguồn lực và triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030.

Ưu tiên bố trí đủ quỹ đất phát triển nhà ở cho công nhân và các thiết chế khác trong khu công nghiệp, coi nhà ở công nhân là một hạ tầng thiết yếu của khu công nghiệp.

Đưa các chỉ tiêu về phát triển nhà ở, trong đó có chỉ tiêu bắt buộc phát triển nhà ở xã hội vào hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hằng năm của tỉnh.

Nguyễn Hùng
TIN LIÊN QUAN

Kỷ lục mới về thu ngân sách của Quảng Ninh có gì đặc biệt?

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Năm 2022, mặc dù gặp nhiều khó khăn, bất ổn do tình hình thế giới và đại dịch COVID-19, Quảng Ninh vẫn hoàn thành các mục tiêu đề ra và đặc biệt lập kỷ lục mới về thu ngân sách.

Quảng Ninh với “Một tâm, hai tuyến, đa chiều và hai mũi đột phá"

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Định hướng “Một tâm, hai tuyến, đa chiều và hai mũi đột phá” được coi là “kim chỉ nam” cho chiến lược phát triển dài hạn của Quảng Ninh, được bắt đầu thực hiện từ năm 2013. Từng bước, kiên trì, chiến lược phát triển “Một tâm, hai tuyến, đa chiều và hai mũi đột phá” đang giúp mở ra những không gian phát triển mới, rộng lớn không chỉ cho Quảng Ninh. Qua hai nhiệm kỳ, Quảng Ninh đang tiếp tục thực hiện nội dung này ở nhiệm kỳ 2020-2025.

Quảng Ninh 7 năm liên tiếp tăng trưởng 2 con số

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Năm 2022 là năm thứ 7 liên tiếp, Quảng Ninh đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) 2 con số và tiếp tục là một hình mẫu về thực hiện 3 đột phá chiến lược, trong đó có hạ tầng giao thông và cải cách hành chính.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Lào Cai phạt quán ăn tăng giá bất thường mùa mưa lũ

Đinh Đại |

Lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai đã tiến hành lập biên bản và xử phạt cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại huyện Bảo Thắng.

Trường sạt lở nghiêm trọng, hàng trăm học sinh Thanh Hóa nghỉ học

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Do ảnh hưởng của mưa bão, một trường học đang xây dựng thì bị sạt lở nghiêm trọng. Ngay sau đó, ngành chức năng đã cho toàn bộ học sinh nghỉ học.