Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động và "Xích Bích trận" trên sông Hội An

Trung Hiếu |

Quỹ XHTT Tấm lòng Vàng Lao Động tròn 25 năm ngày thành lập (16.10.1996 – 16.10.2021). Với chừng đó thời gian, hoạt động của Quỹ đã để lại trong lòng người dân miền Trung và cả nước, dấu ấn sâu đậm với hàng ngàn công cuộc cứu trợ vùng lũ; xây dựng hàng ngàn ngôi nhà cho người dân; hàng trăm ngôi trường học cho các em… Trong đó, lần cứu trợ người dân Cẩm Kim – TP Hội An (Quảng Nam) trong “Xích Bích trận” trên sông Thu Bồn là một trong những công cuộc nguy hiểm nhưng hứng thú của các cán bộ Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động năm 2000.

Còn nhớ, suốt cả ngày 2.11 năm đó, anh Nguyễn Sự, lúc này làm Chủ tịch Thị xã Hội An liên tục liên lạc với Quỹ Tấm lòng Vàng qua điện thoại, trong tiếng gió mưa ầm ào, át cả giọng khản đặc, đang gào lên trong ống nghe. Ba ngày qua, anh Nguyễn Sự không ngủ, bám theo các phương tiện tàu thuyền để tổ chức cứu dân. Hơn 10 ngàn dân trong vùng trũng thấp của Hội An đã trong một đêm đã được di chuyển bằng mọi phương tiện nổi trên mặt nước, đến nơi an toàn. 

Quỹ Tấm lòng vàng Lao Động đưa hàng cứu trợ bằng thuyền đến người dân Hội An trên đỉnh lũ, Ảnh T.H
Quỹ Tấm lòng vàng Lao Động đưa hàng cứu trợ bằng thuyền đến người dân Hội An trên đỉnh lũ. Ảnh T.H

Trong tiếng mưa gió gầm rú, anh nói gấp gáp, việc cứu đói đang rất cấp thiết, không thể chậm trễ, và Tấm lòng Vàng Lao Động là địa chỉ đầu tiên anh nghĩ đến. Từ năm 1998, Quỹ Tấm lòng Vàng vốn đã thân thuộc với cán bộ và người dân ở đây qua những đợt cứu trợ khẩn cấp.

Tôi hiểu tính anh Sự, đã nói đến mức ấy, nghĩa là tình hình nguy cấp đến độ bên bờ sống, chết... Và dù dòng lũ đỏ quạch vẫn tiếp tục từ thượng nguồn đổ về ngày càng cuồng bạo, chúng tôi vẫn quyết định bằng mọi giá phải có mặt trên sông Thu Bồn, đoạn qua Hội An để cứu trợ nạn dân. 

Vừa tổ chức chuyển xong hơn nghìn chiếc bánh mì, hàng trăm bình nước uống sạch, mì ăn liền, cho Đà Nẵng, Điện Bàn, các cán bộ, chủ yếu là phóng viên Văn phòng đại diện Miền Trung triển khai đặt các nhu yếu phẩm cần thiết và tìm kiếm phương tiện để dong vào ngay Hội An.

Lũ vẫn cắt dọc, xẻ ngang các tuyến đường, nước cao ngang ngực, nhưng không thể chậm trễ, để dân đói, chúng tôi sử dụng một xe đầu kéo container 20 feet, băng qua vùng nước lũ, đưa hàng cứu trợ về Hội An. Lúc này, hàng ngàn người dân vẫn sống bám vào các nóc nhà hoặc các khu tạm trú sơ tán. Và mỗi cái bánh mì, chai nước uống cứu trợ đưa đến tay người dân trong giờ phút này còn quý hơn cả vàng. 

Đến bến sông Hội An, trời đã về chiều. Làm sao đưa được hàng hóa, lương thực ra giữa dòng trong ánh sáng chạng vạng là điều nan giải; trong khi mưa vẫn như cầm chỉnh đổ!

Phóng viên Trường Tâm Thư đưa hàng hóa cứu trợ đến người dân Quảng Nam trong mưa gió bời bời. Ảnh TH
Phóng viên Trường Tâm Thư đưa hàng hóa cứu trợ đến người dân Quảng Nam trong mưa gió bời bời. Ảnh TH

Giữa biển nước lũ cuồn cuộn trên sông Thu Bồn, chính quyền Hội An đã có sáng kiến dùng neo, xích sắt chằng buộc hàng chục chiếc tàu đánh cá xa bờ thành từng cụm, mà theo anh Nguyễn Sự ví von đó “Xích Bích trận”. Những cụm tàu làm thành ngôi nhà khổng lồ, cưu mang gần cả ngàn người dân Cẩm Kim và Thanh Hà trong đêm lũ cuồng.

Chiếc thuyền máy đưa nhóm đầu tiên ra sông, nhanh chóng bị dòng nước hung bạo nuốt chửng, đẩy mắc cứng vào bụi tre lớn trôi về từ thượng nguồn. Lực lượng biên phòng phải đưa ca-nô vất vả cứu hơn chục người đưa vào bờ. Rồi chiếc thứ hai, thứ ba… vẫn quyết vượt qua cơn lũ dữ và cuối cùng cũng cập được vào mạn tàu, đưa nhu yếu phẩm lên cho người dân đang trông đợi. 

Anh Nguyễn Sự, (lúc bấy giờ là Chủ tịch Hội An) kể: Rạng sáng ngày đội cứu hộ hơn 100 người của Hội An miên man quần đảo trong sóng gió để cứu từng người. Cứ men theo những chòm cây nhô trên mặt nước mà tìm. Nhiều gia đình nước lụt đến đâu bắc dàn leo lên tới đó. Đến hồi nước cao quá, thoát ra không kịp dỡ nóc chui ra ngoài, bám vào ngọn dừa mà kêu cứu. May sao nhờ có sự chuẩn bị, huy động hàng trăm ghe thuyền đánh cá từ Cửa Đại về nên cứu không sót người nào. 

Quỹ Tấm lòng vàng được phóng viên Miền Trung và các đội viên đội công tác xã hội băng rừng Hải Vân, đưa hàng cứu trọ ra Huế năm 1999. Ảnh T.H
Hàng cứu trợ của Quỹ Tấm lòng Vàng được phóng viên miền Trung và các đội viên đội công tác xã hội băng rừng Hải Vân đưa ra Huế năm 1999. Ảnh T.H

Nhận hàng ngàn ổ bánh mì còn nóng hổi trên tay, anh Trần Văn Thức, chủ một tàu đánh cá xa bờ nghẹn ngào cho biết, điều cầu nhất hiện nay là lương thực, thì nay đã có Quỹ Tấm lòng Vàng kịp đưa đến cho người dân đã nhịn cả ngày nay. Còn nước vẫn có thể hứng nước mưa để sử dụng. Tàu anh lúc đó cưu mang hơn 50 người cứu về từ các xã ngập lụt.

Điều chúng tôi lúc đó thật sự xúc động là ngay sau lời phát động cứu trợ nạn nhân lũ lụt của Quỹ Tấm lòng vàng Lao Động năm đó, cán bộ, nhân viên của hàng chục doanh nghiệp, đơn vị trong cả nước như Công ty Xăng dầu khu vực 5, Trường Đại học Đà Nẵng, Công ty Thương mại và phát triển du lịch Đà Nẵng (Tourinco), Công ty May 10... tổ chức quyên góp chuyển đến Quỹ Tấm lòng vàng hàng trăm triệu đồng tiền mặt và hiện vật để cấp cứu, chuyển ngay đến đồng bào bị bão lụt tại các địa phương Miền Trung. 

Những ngày đó, các Liên đoàn lao động cũng là lực lượng xung kích, cùng cán bộ Quỹ Tấm lòng vàng dọc ngang suốt vùng lũ rộng lớn, đưa từng ổ bánh mì, gói mì ăn liền đến chai nước uống cho đồng bào. Lúc đó, nếu không có sự chia sẻ của cán bộ Công đoàn các địa phương, cùng đội viên các đội công tác xã hội, thì Quỹ Tấm lòng vàng cũng khó có thể tròn trách nhiệm đối với tấm lòng bạn đọc gửi gắm; đối với người dân vùng lũ Miền Trung.

Trung Hiếu
TIN LIÊN QUAN

Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động làm “dậy sóng” đất Tây Đô

Nguyễn Phấn Đấu |

Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động (Quỹ TLVLĐ) với tính nhân văn cao cả đã sớm đơm hoa, kết quả trên vùng đất Tây Nam bộ hào phóng và nghĩa tình. Theo những cán bộ Công đoàn lâu năm nơi đây, trong 25 năm từ khi ra đời đến nay, Quỹ TLVLĐ đã để lại 2 dấu ấn đậm nét trên đất Tây Nam bộ, đó là Chương trình Hỗ trợ người lao động và đồng bào nghèo vùng lũ (cuối thập niên 1990 - đầu thập niên 2000) và Chương trình Chỗ trọ miễn phí giúp học sinh nghèo trong toàn vùng về Cần Thơ thi đại học (từ 1998 đến 2014).

Cuộc gọi lúc nửa đêm và ổ trứng gà cám ơn "Tấm lòng Vàng"

Hoàng Văn Minh |

Trong vô vàn kỷ niệm với Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động, tôi hay nhớ về cuộc gọi khẩn cầu lúc nửa đêm và ổ trứng gà cám ơn của một bạn đọc của một năm xa lắc.

Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động: Tiếp sức cho người dân Quảng Bình

LÊ PHI LONG |

Nói về Quỹ Xã hội từ thiện (XHTT) Tấm lòng Vàng, lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Quảng Bình cho biết, hình ảnh các cán bộ Quỹ đã vượt hàng trăm km về với Quảng Bình, cùng LĐLĐ địa phương sẻ chia nỗi đau thương, mất mát trong bão lũ đã tiếp sức để người dân Quảng Bình vượt qua khó khăn, hoạn nạn.

Quỹ XHTT Tấm lòng Vàng luôn song hành với tổ chức Công đoàn, đồng bào vùng sâu vùng xa

BẢO TRUNG |

Quỹ Xã hội từ thiện (XHTT) Tấm lòng Vàng (Tổng LĐLĐVN) đã luôn quan tâm hỗ trợ đoàn viên, người lao động, đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa ở tỉnh Đắk Lắk trong suốt 25 năm qua - kể từ khi thành lập. Đặc biệt, những khi bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh như thời gian qua...

Quỹ Tấm lòng Vàng vào tâm dịch COVID-19 chăm lo cho công nhân bị khó khăn

Hà Anh Chiến |

Nhờ sự hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời của Quỹ Xã hội từ thiện Tấm Lòng Vàng (Quỹ Tấm lòng Vàng), trong những tháng ngày khó khăn của dịch bệnh COVID-19 vừa qua, 3.000 đoàn viên, người lao động ở 3 tỉnh Cần Thơ, Đồng Nai, Bình Dương đã vượt qua được giai đoạn khó khăn của dịch bệnh. Đến nay trong số 3.000 công nhân lao động đó phần lớn đã được đi làm trở lại với niềm vui và sự phấn khởi.

Vụ sập cầu Phong Châu, tìm thấy 1 thi thể trong xe tải dưới sông

Tô Công |

Phú Thọ - Chiều 20.9, lực lượng chức năng trong quá trình trục vớt kết cấu cầu Phong Châu bị sập và phương tiện đã phát hiện 1 thi thể trong chiếc xe tải.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.