Thái Bình: Hai người phụ nữ cuối cùng gắn bó với nghề dệt chiếu thủ công

Lương Hà |

Cả làng Hới (xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình), trước đây có đến vài trăm hộ dệt chiếu thủ công, nhưng giờ, chỉ còn lại hai người phụ nữ cuối cùng vẫn miệt mài, kiên trì gắn bó với nghề gần 50 năm qua.

Cả làng chỉ còn hai người dệt chiếu thủ công

Ở làng chiếu Hới, trước đây, người dân thường dệt chiếu bằng tay. Để làm ra những chiếc chiếu thủ công, yêu cầu kĩ thuật dệt tay công phu hơn nhưng sản phẩm làm ra không được nhiều.

"Chúng tôi làm từ sáng, hai người chịu khó làm cả ngày, dệt luôn tay thay đổi nhau cũng chỉ dệt được 2 lá (tấm chiếu). Năng suất không được nhiều nên chẳng còn ai làm dệt thủ công như chúng tôi nữa" - bà Hà Thị Hương (50 tuổi - xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà) kể.

Hai bà Hương và Dy tiến hành phối hợp nhịp nhàng công đoạn chao cói để dệt chiếu. Ảnh: Lương Hà
Hai bà Hương và Dy tiến hành phối hợp nhịp nhàng công đoạn chao cói để dệt chiếu. Ảnh: Lương Hà

Trải qua năm tháng, máy móc dần thay thế con người, vì vậy hiện trong làng Hới bây giờ còn duy nhất một nhà giữ được nghề dệt chiếu bằng tay là nhà bà Hương.

“Tôi gắn bó với nghề dệt chiếu đã gần 40 năm. Mặc dù, nhiều gia đình có máy móc công nghệ hỗ trợ nhưng cũng còn ít nhà vẫn làm nghề dệt chiếu. Dệt theo phương pháp thủ công thfi chỉ còn hai người chúng tôi. Những người còn gắn bó với nghề dệt chiếu hầu như là người lớn tuổi. Những người trẻ hầu như đi làm trong các công ty, xí nghiệp có thu nhập cao hơn nhiều", bà Hương nói.

Chưa có ý định nghỉ ngơi ở tuổi 79, mỗi ngày bà Nguyễn Thị Dy (xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà), vẫn say mê với công việc dệt chiếu cói. Bà Dy cho biết: "Muốn dệt được chiếc chiếu thủ công thành phẩm, nhất định phải có hai người mới có thể làm được. Một người chao cói, một người dệt là hai công đoạn yêu cầu phối hợp nhịp nhàng, ăn ý nhất trong khi dệt. Cũng bởi vậy, tôi và chị Hương cũng đã gắn bó với nhau và theo nghề được mấy chục năm nay rồi."

Không tìm được người nối

Để có được một tấm chiếu cói thủ công chất lượng, trước tiên phải chọn cói đẹp, không bị sâu, đủ độ dài và các sợi đều nhau. Đồng thời, khi dệt đòi hỏi người thợ phải khéo léo, sao cho các đường bẻ mép, bắt biên gọn gàng và đều đặn “10 sợi như 1”.

Ngoài ra, công đoạn phơi chiếu cũng cần chọn thời điểm thích hợp. Theo bà Hương, phơi chiếu giữa trưa, nắng lớn là tốt nhất, kéo dài khoảng 2 giờ là đủ. Muốn tấm chiếu dẻo, bền thì lúc hong khô phải trở đều 2 bề mặt chiếu liên tục.

 
Cói để dệt yêu cầu chất lượng tốt, đều sợi. Ảnh: Lương Hà

Hơn 50 năm dệt chiếu cói, dù hiện nay đã có nhiều loại máy hỗ trợ, giảm bớt một vài công đoạn khi sản xuất chiếu, nhưng bà Hương và bà Dy vẫn trung thành với nghề thủ công truyền thống.

"Dệt theo lối thủ công, tất cả đều được làm hoàn toàn bằng tay, số lượng ít nhưng lại làm vừa lòng những người mua khó tính và khách hàng quen thuộc" bà Dy cho hay.

Công đoạn dệt chiếu thủ công. Video: Lương Hà

Khéo léo bắt từng đường biên, bà Hương chia sẻ: “Ở làng tôi bây giờ, một máy với hai lao động có thể thao tác dệt được tới 50 - 60 chiếc chiếu/ngày. Nhưng do làm bằng máy nên cái nào cũng giống nhau, người thợ muốn chỉnh sửa khi gặp lỗi cũng khó. Chiếu dệt tay vừa đẹp lại rất bền. Vì thế, giá chiếu dệt thủ công dù đắt hơn loại chiếu dệt máy, với mức giá từ 1 triệu đồng/cặp trở lên, vẫn được nhiều người lựa chọn đặt mua".

“Tôi cũng thấy buồn bởi con cháu không có ai muốn nối nghề. Ở làng cũng chỉ còn tôi với cô Dy gắn bó với nghề. Dệt chiếu thủ công mà vắng đi một người là coi như nghỉ việc cả ngày. Bởi, có muốn thuê người khác cũng chả có ai làm mà thuê. Bây giờ, nghề dệt chiếu thủ công quê tôi như đi vào ngõ cụt vậy" - bà Hương bộc bạch.

Những năm gần đây, cùng với sự thay đổi của thị trường hàng hóa, các làng nghề thủ công phải đối mặt với không ít khó khăn. Người trẻ không mặn mà với nghề truyền thống, yếu tố “cha truyền con nối” dần mất đi. Làng nghề dệt chiếu Hới thủ công cũng dần “yếu ớt” trước cơn lốc của thị trường.

Lương Hà
TIN LIÊN QUAN

Bảo vật quốc gia bia ma nhai độc nhất vô nhị tại động Kính Chủ Hải Dương

Lương Hà |

Hệ thống bia ma nhai động Kính Chủ (Hải Dương) là một kho tàng đá thiên nhiên "độc nhất vô nhị" lưu giữ các văn bia, tác phẩm điêu khắc của thợ đá suốt 7 thế kỷ qua.

Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Thái Bình làm Bí thư Huyện ủy Đông Hưng

TRUNG DU |

Ngày 22.3, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình tổ chức hội nghị công bố các quyết định của cơ quan này về công tác cán bộ tại huyện Đông Hưng.

Người Hải Phòng thích thú check-in cây gạo cổ thụ nở hoa đỏ rực

Lương Hà |

Tháng 3, trước sân đình làng Văn Cú (xã An Đồng, huyện An Dương, TP Hải Phòng) cây gạo cổ thụ lại nở rực hoa, nhuộm đỏ cả một góc trời.

Chủ tàu du lịch Hạ Long lao đao sau bão Yagi

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Mặc dù hoạt động du lịch đã phục hồi sau bão Yagi, nhưng những chủ tàu du lịch TP Hạ Long bị chìm đắm vẫn gặp rất nhiều khó khăn.

Giao công an xác minh việc "hôi của" trên cao tốc ở Phú Thọ

Tô Công |

Phú Thọ - UBND huyện Cẩm Khê giao Công an và chính quyền xã Minh Tân xác minh, làm rõ thông tin "hôi của" trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai.

Nam Định có tân Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo

Lương Hà |

Nam Định - Chiều ngày 30.9, Sở GDĐT tỉnh Nam Định tổ chức hội nghị công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm Giám đốc Sở GDĐT.

Xe cứu thương cháy rụi trên đường đưa bệnh nhân chuyển viện

Hoài Phương |

Bình Định - Trung chuyển bệnh nhân từ Phú Yên ra Bình Định, chiếc xe cứu thương bất ngờ cháy rụi trên đường.

Thanh Hóa khởi tố, bắt tạm giam 5 cán bộ huyện Quảng Xương

Trần Lâm |

THANH HÓA - Công an tỉnh đã bắt tạm giam 5 bị can “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi hành công vụ", trong đó có nguyên Chủ tịch huyện.