Thanh Hóa nói về vụ chi 141 tỉ: "Báo cáo chưa rõ khiến dư luận hiểu nhầm"

Xuân Hùng |

Tại cuộc họp giao ban báo chí ngày 31.12, ông Nguyễn Ngọc Tuý - Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ Thanh Hoá đã công bố 20 công trình khoa học trong năm 2019, trong đó có 1 công trình quốc tế.

Liên quan đến thông tin năm 2019, Thanh Hoá chi gần 141 tỉ đồng cho khoa học công nghệ (KHCN) nhưng thành quả chỉ là 20 công trình nghiên cứu khoa học, trong đó có 1 công trình quốc tế, ngày 31.12, Sở KHCN Thanh Hoá đã có báo cáo bổ sung về vấn đề này.

Theo báo cáo bổ sung này, công trình được đăng trên tạp chí quốc tế là báo cáo khoa học "Human Identification Based on Shallow Learning Using Facial Features", tên tiếng Việt là: "Nhận dạng người dựa trên các đặc trưng khuôn mặt". Đây là đề tài của nhóm tác giả Hoàng Văn Dũng, Lê Công Hiếu, Phạm Thế Anh thuộc Trường ĐH Hồng Đức (Thanh Hoá). Nơi công bố là ấn phẩm hội thảo quốc tế: Asian Conference on Iterliligent Information and Database Systems (ACIIDS2019) (scopus).

19 công trình khoa học khác được công bố trên các tạp chí trong nước chủ yếu là các tạp chí khoa học trực thuộc tỉnh Thanh Hoá. Theo đó, có 11 bài báo đăng tạp chí trong tỉnh như Tạp chí Khoa học và công nghệ Thanh Hoá, Tập san ngành y tế Thanh Hoá...

Về con số gần 141 tỉ đồng chi cho sự nghiệp KHCN năm 2019, ông Nguyễn Ngọc Tuý lý giải, con số đó không phải chỉ chi cho nghiên cứu khoa học.

Cụ thể, 48 tỉ đồng thực hiện các đề tài, dự án KHCN cấp tỉnh và đối ứng để thực hiện các đề tài, dự án cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá; 55 tỉ đồng thực hiện chính sách khuyến khích phát triển KHCN; Phần kinh phí còn lại chi đầu tư phát triển KHCN, mua sắm cơ sở vật chất, công cụ nghiên cứu...

Một cách cụ thể hơn, trong 48 tỉ đồng dùng thực hiện các đề tài chỉ có 10 tỉ đồng dùng để triển khai các đề tài KHCN cấp tỉnh theo đặt hàng của UBND tỉnh có các sản phẩm KHCN là các công trình được công bố.

Cũng theo ông Tuý, ngoài 20 công trình khoa học là sản phẩm khoa học trực tiếp của các đề tài KHCN cấp tỉnh được thực hiện trong năm 2019 đã công bố trên, trong năm 2019, Thanh Hoá có 599 công trình khoa học được công bố, trong đó có 517 công trình công bố trong nước và 82 bài công bố quốc tế. Đó là kết quả nghiên cứu của 3.000 cán bộ nghiên cứu trong tỉnh.

Ông Nguyễn Ngọc Tuý - Giám đốc Sở KHCN Thanh Hoá cũng bày tỏ sự đáng tiếc vì đã tham mưu cho UBND tỉnh Thanh Hoá ban hành báo cáo chưa rõ khiến dư luận hiểu nhầm. Tại họp báo, ông Tuý đã xin lỗi lãnh đạo tỉnh và báo chí vì đã không kịp thời cung cấp thông tin và thông tin không rõ ràng.

Trước đó, trong báo cáo số 213/UBND do UBND tỉnh gửi Bộ KHCN, tại mục 1.8, kết quả thực hiện KHCN ghi rõ:  Năm 2019, số lượng công trình khoa học công bố trong nước là 19 công trình gồm: Sách, 15 bài viết đăng tạp chí, 3 bài viết tham dự hội thảo; 1 bài giảng và có 1 công trình khoa học (bài viết hội thảo) công bố quốc tế.

Xuân Hùng
TIN LIÊN QUAN

Thực trạng nghiên cứu khoa học công nghệ: Tiền chi nhiều, công trình ít

X.Hùng - M.Quang |

Câu chuyện ở Thanh Hóa trong năm 2019 chỉ có 19 công trình khoa học và 1 công trình công bố quốc tế (thực chất là tài liệu cho hội thảo), trong khi được đầu tư tới 141 tỉ đồng cho thấy việc đầu tư cho nghiên cứu khoa học là đúng chủ trương, đúng xu thế nhưng hiệu quả thu lại, nhất là ở cấp địa phương còn quá thấp, chưa đáp ứng yêu cầu và mức đầu tư.

Chi tiền tỉ, được 1 công trình khoa học quốc tế mà lãnh đạo Sở không biết

Xuân Hùng |

Năm 2019, Thanh Hoá chi gần 141 tỉ đồng cho sự nghiệp khoa học với 3.116 cán bộ tham gia, trong đó có 18 phó giáo sư, 149 tiến sĩ, 1.067 thạc sĩ. Thế nhưng, cả năm 2019, tỉnh Thanh Hóa chỉ có 19 công trình trong nước và 1 công trình khoa học quốc tế được công bố mà Chánh Văn phòng Sở KHCN cũng không biết đó là công trình nào.

Hơn 3 ngàn nhà nghiên cứu, 141 tỉ đồng và... 1 công trình khoa học quốc tế

Anh Đào |

Những con số ấy xuất hiện ở tỉnh chưa giàu là Thanh Hóa, trong một báo cáo về chiến lược phát triển khoa học và công nghệ. Và đó là kết quả cả một năm 365 ngày của hùng hậu 3.116 cán bộ nghiên cứu, trong đó có 18 phó giáo sư, 149 tiến sĩ, 1.067 thạc sĩ.

Lào Cai ghi nhận ca "vi khuẩn ăn thịt người" đầu tiên

Đinh Đại |

Ngành Y tế Lào Cai vừa phát hiện trường hợp đầu tiên mắc bệnh Whitmore còn gọi là "vi khuẩn ăn thịt người".

Bảng giá đất mới tại TPHCM dự kiến ban hành trước 15.10

MINH QUÂN |

TPHCM dự kiến ban hành bảng giá đất mới trước ngày 15.10 nhằm khắc phục những bất cập của bảng giá đất hiện tại.

Cập nhật giá vàng chốt phiên 27.9: Bứt phá mạnh mẽ

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng chốt phiên 27.9: Đà tăng của vàng gần như không có vật cản. Giá vàng thế giới đang giao dịch quanh ngưỡng cao nhất mọi thời đại.

Em trai của Trương Mỹ Lan xin lại số tiền 10 tỉ đồng để trị bệnh

Tâm Tú |

TPHCM - Tại phiên tòa Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2, đại diện ông Trương Mễ (em trai Trương Mỹ Lan) xin tòa giải tỏa kê biên số tiền 10 tỉ đồng để trị bệnh.

Xử lý vi phạm tại bến đò Cồn Nhì sau phản ánh của Lao Động

TRUNG DU |

Thái Bình - Cơ quan chức năng đã kiểm tra, xử lý loạt vi phạm tại bến khách ngang sông Cồn Nhì.

Thực trạng nghiên cứu khoa học công nghệ: Tiền chi nhiều, công trình ít

X.Hùng - M.Quang |

Câu chuyện ở Thanh Hóa trong năm 2019 chỉ có 19 công trình khoa học và 1 công trình công bố quốc tế (thực chất là tài liệu cho hội thảo), trong khi được đầu tư tới 141 tỉ đồng cho thấy việc đầu tư cho nghiên cứu khoa học là đúng chủ trương, đúng xu thế nhưng hiệu quả thu lại, nhất là ở cấp địa phương còn quá thấp, chưa đáp ứng yêu cầu và mức đầu tư.

Chi tiền tỉ, được 1 công trình khoa học quốc tế mà lãnh đạo Sở không biết

Xuân Hùng |

Năm 2019, Thanh Hoá chi gần 141 tỉ đồng cho sự nghiệp khoa học với 3.116 cán bộ tham gia, trong đó có 18 phó giáo sư, 149 tiến sĩ, 1.067 thạc sĩ. Thế nhưng, cả năm 2019, tỉnh Thanh Hóa chỉ có 19 công trình trong nước và 1 công trình khoa học quốc tế được công bố mà Chánh Văn phòng Sở KHCN cũng không biết đó là công trình nào.

Hơn 3 ngàn nhà nghiên cứu, 141 tỉ đồng và... 1 công trình khoa học quốc tế

Anh Đào |

Những con số ấy xuất hiện ở tỉnh chưa giàu là Thanh Hóa, trong một báo cáo về chiến lược phát triển khoa học và công nghệ. Và đó là kết quả cả một năm 365 ngày của hùng hậu 3.116 cán bộ nghiên cứu, trong đó có 18 phó giáo sư, 149 tiến sĩ, 1.067 thạc sĩ.