Thanh tra Chính phủ kết luận hàng loạt khuyết điểm, thiếu sót về quản lý nhà nước trong GDĐT

HUYÊN NGUYỄN |

Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa ra thông báo kết luận thanh tra số 65/TB-TTCP về Chuyên đề công tác quản lý nhà nước (QLNN) về GDĐT tại Bộ GDĐT, Bộ Công Thương và UBND 9 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Thanh Hoá, Đà Nẵng, Đắk Lắk, TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu).

Chậm trong tham mưu chính sách với giáo viên

Theo kết quả thanh tra tại Bộ GDĐT, TTCP đã ghi nhận một số thực hiện tốt trong giai đoạn từ năm 2013-2016, công tác QLNN về GDĐT với nội dung về đội ngũ nhà giáo, hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, biên chế sự nghiệp thuộc lĩnh vực GDĐT, thực hiện công khai được Bộ GDĐT triển khai thực hiện đồng bộ trên cơ sở bám sát văn bản quy phạm pháp luật.

Sự nghiệp GDĐT đạt được một số kết quả quan trọng như công tác đổi mới chương trình, phương pháp dạy học ở các cấp học theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Đổi mới công tác đánh giá, thi cử, xây dựng đội ngũ nhà giáo có trình độ ngày một nâng cao... Bên cạnh đó, TTCP cũng chỉ ra nhiều hạn chế, thiếu sót, khuyết điểm của Bộ GDĐT trong giai đoạn này. Cụ thể, công tác xây dựng và rà soát, điều chỉnh các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật trong GDĐT còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục còn nhiều bất cập, cơ cấu không hợp lý, trình độ không đồng đều, chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục. Chưa hoàn thành việc quy hoạch mạng lưới các trường CĐ, ĐH, trong đó có mạng lưới các trường sư phạm; việc tham mưu cho Chính phủ và ban hành bổ sung chính sách về lương, chế độ phụ cấp thâm niên và phụ cấp khác theo tính chất, kết quả và chất lượng công việc, phù hợp với vùng miền; chế độ ưu đãi đối với giáo viên, giảng viên (GV), nhà giáo làm công tác QLGD còn chậm.

Công tác quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục chưa có sự phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương; chưa bám sát thực tế phát triển KT-XH, sự phát triển dân số tự nhiên dẫn đến mạng lưới cơ sở giáo dục tuy có tăng nhưng chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, vẫn còn thiếu, chưa đủ tiêu chuẩn.

Về biên chế sự nghiệp thuộc lĩnh vực GDĐT tại các địa phương tồn tại việc giao chỉ tiêu biên chế chưa đúng với quy định hiện hành của Bộ GDĐT và Bộ Nội vụ, không đúng và đủ theo quy định về định mức số lượng người làm việc đối với từng cấp học. Bên cạnh đó, Bộ GDĐT chưa thực hiện đầy đủ, thường xuyên công tác thanh, kiểm tra việc giao biên chế sự nghiệp giáo dục để kịp thời chấn chỉnh, yêu cầu các địa phương thực hiện đúng và đủ quy định pháp luật.

Về thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo, Thanh tra Chính phủ kết luận, từ khi triển khai thực hiện các quy định của Luật Viên chức và Nghị định số 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng và quản lý viên chức đến thời điểm kiểm tra là 5 năm, Bộ GDĐT chưa ban hành văn bản quy định điều kiện, tiêu chuẩn, nội dung, hình thức thi, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và quy chế xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho viên chức ngành giáo dục.

Việc không tổ chức thi, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức ngành giáo dục trong thời gian dài gây tâm tư, tâm lý không yên tâm công tác trong bộ phận không nhỏ viên chức ngành giáo dục.

Chưa ban hành quy định tiêu chuẩn các chức danh GV làm căn cứ để tuyển dụng thực hiện chế độ làm việc, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ và các chế độ chính sách khác theo quy định của pháp luật, theo quy định tại khoản 2, Điều 44, Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10.12.2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều lệ trường đại học.

Việc thực hiện chế độ lương, phụ cấp đối với nhà giáo còn tồn tại nhiều bất cập, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống, tâm lý, chất lượng công tác của bộ phận không nhỏ viên chức giáo dục. Việc kiến nghị, đề xuất về chế độ, chính sách đối với nhà giáo chưa được Bộ GDĐT quan tâm đúng mức và kịp thời. TTCP cho rằng, trách nhiệm để xảy ra những hạn chế, thiếu sót, khuyết điểm nêu trên thuộc về lãnh đạo Bộ GDĐT và các cơ quan đơn vị trực thuộc có liên quan.

Bổ nhiệm không đúng quy định

Theo kết luận của TTCP, Bộ Công Thương chưa tăng cường thanh tra, kiểm tra đồng thời hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, phát triển nguồn nhân lực; công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ. Một số đơn vị trực thuộc bộ, bổ nhiệm người không thuộc diện quy hoạch, bổ nhiệm người thiếu tiêu chuẩn chức danh, thực hiện công khai không đúng quy định.

Đối với 9 tỉnh, thành phố được thanh tra có thiếu sót trong việc giao chỉ tiêu không đúng định mức quy định của Bộ GDĐT và Bộ Nội vụ. Bổ nhiệm thừa cấp phó, bổ nhiệm người không thuộc diện quy hoạch, bổ nhiệm người thiếu tiêu chuẩn chức danh. Phòng GDĐT, Phòng Nội vụ cấp huyện không thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ theo phân cấp trong công tác cán bộ. Tỉ lệ học sinh trên lớp, GV trên lớp còn nhiều bất cập giữa các đơn vị trường học; tình trạng thừa, thiếu GV cục bộ chưa được giải quyết. Nhiều địa phương nhiều năm không tổ chức tuyển dụng GV mà ký hợp đồng lao động, đặc biệt có đơn vị ký hợp đồng với GV, nhân viên thừa so với nhu cầu nhưng vẫn ký tiếp với số lượng lớn...

Từ các nội dung trên, TTCP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ GDĐT phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính tham mưu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ ban hành bổ sung chính sách về tiền lương theo vị trí việc làm, trình độ đào tạo, chế độ phụ cấp thâm niên và phụ cấp khác theo tính chất, kết quả và chất lượng công việc, phù hợp với vùng, miền; chế độ ưu đãi với GV, nhà giáo làm quản lý giáo dục. Nghiên cứu, sửa đổi văn bản liên quan đến định mức biên chế đối với cơ sở GDĐT công lập. TTCP kiến nghị ban hành văn bản quy định điều kiện, tiêu chuẩn, nội dung, hình thức, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho viên chức ngành giáo dục. Đồng thời, TTCP cũng yêu cầu các đơn vị có biện pháp, chấn chỉnh, khắc phục những khuyết điểm, thiếu sót trong kết luận thanh tra.

HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Ghế của quan chức là lực cản sáp nhập các bộ

LÊ THANH PHONG |

Nhập Bộ KHĐT với Bộ Tài chính thành Bộ Kế hoạch - Tài chính; thành lập Bộ Giáo dục và Khoa học trên cơ sở nhập Bộ GDĐT và Bộ KHCN; thành lập Bộ Đất đai - Thủy lợi - Xây dựng - Môi trường trên cơ sở nhập Tổng cục Thuỷ lợi của Bộ NNPTNT với phần môi trường, đất đai của Bộ TNMT vào Bộ Xây dựng.

Vì sao giáo dục đang lao đao, điêu đứng?

HUYÊN NGUYỄN |

Theo PGS.TS Trần Kiều – nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam - nhận định: “Chúng ta đang lao đao, điêu đứng bởi nền giáo dục ứng thí. Chính vì thế, cho đến bây giờ, Bộ GDĐT luôn loay hoay về việc thi cử”.

Nhiều lãnh đạo sử dụng bằng cấp không được công nhận: Bộ GDĐT đưa ra cảnh báo

HUYÊN NGUYỄN |

Người học không nên theo các chương trình đào tạo từ xa do cơ sở giáo dục của nước ngoài cấp bằng, theo một lãnh đạo của Cục Quản lý Chất lượng, Bộ GDĐT.

Trực tiếp bóng đá Thể Công Viettel vs Hà Nội FC tại V.League

NHÓM PV |

Trực tiếp trận đấu giữa Thể Công Viettel vs Hà Nội FC tại vòng 2 V.League 2024-2025, diễn ra lúc 19h15 hôm nay (22.9).

Áo mưa miễn phí ấm lòng người lao động giữa mùa mưa ở TPHCM

NHƯ QUỲNH |

TPHCM - Những chiếc áo mưa được anh Đỗ Thanh Long phát miễn phí cho người lao động khiến mọi người cảm thấy ấm lòng giữa mùa mưa bão.

Tái diễn nạn lang thang ở Cần Thơ, giải pháp nào để tháo gỡ?

Phong Linh - Ngân Tâm |

Trung tâm Bảo trợ xã hội TP Cần Thơ đề xuất giải pháp giúp giảm tình trạng nạn lang thang, ăn xin ở thành phố.

Tổ công tác đặc biệt ở Hà Nội xử lý gần 5.000 vi phạm/tháng

Tô Thế |

10 Tổ công tác đặc biệt của Công an TP Hà Nội đã xử lý 4.780 trường hợp vi phạm, phạt tiền (ước tính) 3,688 tỉ đồng trong 1 tháng qua.

Nhiều tài sản công ở Quảng Ngãi bị bỏ hoang

VIÊN NGUYỄN |

Nhiều tài sản công tại Quảng Ngãi bị bỏ hoang hơn 6 năm, gây lãng phí rất lớn.

Ghế của quan chức là lực cản sáp nhập các bộ

LÊ THANH PHONG |

Nhập Bộ KHĐT với Bộ Tài chính thành Bộ Kế hoạch - Tài chính; thành lập Bộ Giáo dục và Khoa học trên cơ sở nhập Bộ GDĐT và Bộ KHCN; thành lập Bộ Đất đai - Thủy lợi - Xây dựng - Môi trường trên cơ sở nhập Tổng cục Thuỷ lợi của Bộ NNPTNT với phần môi trường, đất đai của Bộ TNMT vào Bộ Xây dựng.

Vì sao giáo dục đang lao đao, điêu đứng?

HUYÊN NGUYỄN |

Theo PGS.TS Trần Kiều – nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam - nhận định: “Chúng ta đang lao đao, điêu đứng bởi nền giáo dục ứng thí. Chính vì thế, cho đến bây giờ, Bộ GDĐT luôn loay hoay về việc thi cử”.

Nhiều lãnh đạo sử dụng bằng cấp không được công nhận: Bộ GDĐT đưa ra cảnh báo

HUYÊN NGUYỄN |

Người học không nên theo các chương trình đào tạo từ xa do cơ sở giáo dục của nước ngoài cấp bằng, theo một lãnh đạo của Cục Quản lý Chất lượng, Bộ GDĐT.