Thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và các nước Châu Phi-Trung Đông hậu COVID-19

Bích Hà |

Chiều 11.11, Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông (IAMES), thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (VASS) tổ chức Hội thảo quốc tế Thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam với các nước Châu Phi và Trung Đông hậu COVID-19.

Hội thảo nhận được nhiều báo cáo tham luận có chất lượng của các đại biểu. Các báo cáo xoay quanh chủ đề: Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước châu Phi -Trung Đông trong bối cảnh đại dịch COVID-19; Tác động của COVID-19 đối với tình hình phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam và một số nước Châu Phi - Trung Đông; Thúc đẩy quan hệ hợp tác dựa trên các lợi thế giữa Việt Nam với châu Phi -Trung Đông thời kỳ hậu COVID-19.

Các báo cáo tham luận và trao đổi, thảo luận đã cung cấp nhiều thông tin, phân tích, đánh giá thực trạng, tác động COVID-19 tại các nước Châu Phi và Trung Đông và Việt Nam. Qua đó, chia sẻ kinh nghiệm ứng phó và tìm cách tháo gỡ những khó khăn trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các nước châu Phi – Trung Đông trong thời gian COVID-19.

Hội thảo không chỉ là diễn đàn để các chuyên gia nghiên cứu, các chuyên gia trao đổi, đánh giá về những tác động của COVID-19 đối với các nước Châu Phi – Trung Đông và Việt Nam mà còn tìm cách tháo gỡ và chủ động các giải pháp để thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và các nước Châu Phi – Trung Đông hậu COVID-19.

Đây cũng là cơ hội để Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông củng cố các quan hệ hợp tác với các đối tác có liên quan đến Châu Phi – Trung Đông vốn có của Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, cũng như tranh thủ sự ủng hộ của các quỹ tài trợ, cụ thể là Quỹ Brenthurst, Nam Phi, AUF, JICA và các Đại sứ quán của các nước Châu Phi và Trung Đông để tìm kiếm cơ hội hợp tác mới trong giai đoạn hậu COVID-19.

Đặc biệt, Hội thảo cũng là cơ hội để kết nối các bên với nhau, là dịp củng cố và phát triển các mối quan hệ hợp tác nghiên cứu khoa học giữa Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông với các viện nghiên cứu và trường đại học của các nước Châu Phi - Trung Đông.

Đồng thời, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước Châu Phi, Trung Đông để thực hiện tốt Đề án “Phát triển quan hệ giữa Việt Nam và các nước Trung Đông – Châu Phi giai đoạn 2016-2025” của Chính phủ.

Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Di chứng lâu dài hậu COVID-19 gây ra thách thức toàn cầu

Phương Linh |

Di chứng sau khi bình phục COVID-19 có thể kéo dài tới 12 tháng ở một số bệnh nhân, theo nhiều nghiên cứu trên thế giới.

Doanh nghiệp dịch chuyển thị trường, phục hồi và tìm kiếm cơ hội phát triển thời hậu COVID-19

Thiên An |

Cuộc khủng hoảng Covid-19 đã gây ra khó khăn cho mọi doanh nghiệp thuộc tất cả các lĩnh vực. Để thích ứng với bối cảnh mới, phục hồi sản xuất và phát triển, các doanh nghiệp cần đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, tái cấu trúc doanh nghiệp, điều chỉnh và thay đổi mô hình kinh doanh.

Bài toán nhân lực “hậu COVID-19”: Thách thức và cơ hội của ĐBSCL

TH.S LÂM BÁ KHÁNH TOÀN (KHOA LUẬT, TRƯỜNG ĐH CẦN THƠ) |

Hơn hai thập kỷ qua, quá trình đô thị hóa đã dịch chuyển dòng lao động từ khu vực nông nghiệp sang các khu vực kinh tế khác. Sau đại dịch, nhiều giá trị sẽ được xác định lại. Nguồn nhân lực được bổ sung đáng kể từ một bộ phận người dân trở về từ TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương,... Thực trạng đó đặt các tỉnh, thành ở vùng ĐBSCL nếu như trước đây phải giải bài toán thiếu lao động thì thời gian tới lại là bài toán thiếu việc làm.

Đề án thí điểm sắp xếp mô hình tổ chức CĐ trực thuộc CĐ Ngân hàng Việt Nam

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 30.9, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN họp lần thứ 7, khóa XIII dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN. Một trong những nội dung được thảo luận, cho ý kiến là Tờ trình Đề án thí điểm sắp xếp mô hình tổ chức công đoàn trực thuộc Công đoàn Ngân hàng Việt Nam tập trung, xuyên suốt, hiệu quả.

Di dời dân khỏi quả đồi nứt toác ở Thanh Hóa

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Sau khi phát hiện quả đồi nứt toác, ngành chức năng đã khẩn trương di dời hơn 20 hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm.

Tọa đàm "Để ô nhiễm môi trường sau bão lũ không còn là nỗi lo"

Nhóm PV |

Bên cạnh những mất mát, đau thương về người và của, một vấn đề khác nhận được rất nhiều sự quan tâm đó chính là vấn ô nhiễm môi trường sau bão lũ. Và một trong những nơi đang phải chịu áp lực từ nguồn rác thải khổng lồ đó chính là Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh). Trước tình hình này, Báo Lao Động đã tổ chức buổi tọa đàm "Để ô nhiễm môi trường sau bão lũ không còn là nỗi lo".

Erik ten Hag chưa nghĩ đến chuyện bị Man United sa thải

NGUYỄN ĐĂNG |

Huấn luyện viên Erik ten Hag vẫn có những phát biểu cứng rắn, dù Man United phải trải qua trận thua 0-3 trước Tottenham.

Vỡ mộng trung tâm thương mại lớn bậc nhất vùng biên

An Khánh |

Lạng Sơn - Dù mang nhiều kỳ vọng, nhưng Trung tâm thương mại - Chợ Đồng Đăng sớm đóng cửa. Tiểu thương hoặc bỏ nghề hoặc dạt sang xung quanh để buôn bán.

Di chứng lâu dài hậu COVID-19 gây ra thách thức toàn cầu

Phương Linh |

Di chứng sau khi bình phục COVID-19 có thể kéo dài tới 12 tháng ở một số bệnh nhân, theo nhiều nghiên cứu trên thế giới.

Doanh nghiệp dịch chuyển thị trường, phục hồi và tìm kiếm cơ hội phát triển thời hậu COVID-19

Thiên An |

Cuộc khủng hoảng Covid-19 đã gây ra khó khăn cho mọi doanh nghiệp thuộc tất cả các lĩnh vực. Để thích ứng với bối cảnh mới, phục hồi sản xuất và phát triển, các doanh nghiệp cần đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, tái cấu trúc doanh nghiệp, điều chỉnh và thay đổi mô hình kinh doanh.

Bài toán nhân lực “hậu COVID-19”: Thách thức và cơ hội của ĐBSCL

TH.S LÂM BÁ KHÁNH TOÀN (KHOA LUẬT, TRƯỜNG ĐH CẦN THƠ) |

Hơn hai thập kỷ qua, quá trình đô thị hóa đã dịch chuyển dòng lao động từ khu vực nông nghiệp sang các khu vực kinh tế khác. Sau đại dịch, nhiều giá trị sẽ được xác định lại. Nguồn nhân lực được bổ sung đáng kể từ một bộ phận người dân trở về từ TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương,... Thực trạng đó đặt các tỉnh, thành ở vùng ĐBSCL nếu như trước đây phải giải bài toán thiếu lao động thì thời gian tới lại là bài toán thiếu việc làm.