TPHCM giảm còn 22 quận, huyện: Vì sao phải sáp nhập 3 quận, 19 phường?

MINH QUÂN |

TPHCM dự kiến sáp nhập 3 quận (gồm quận 2, 9 và Thủ Đức) để hình thành 1 đơn vị hành chính mới tạm gọi là thành phố phía Đông và sáp nhập 19 phường thành 9 phường. Đâu là lý do những quận, phường này được chọn để sáp nhập?

Khu vực dẫn dắt kinh tế

TPHCM dự kiến sáp nhập 3 quận (gồm quận 2, 9 và Thủ Đức) để hình thành 1 đơn vị hành chính mới tạm gọi là thành phố phía Đông.

Theo Sở Nội vụ TPHCM lý do sáp nhập là để xây dựng khu đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông thành phố nhằm phát huy những lợi thế về vị trí mang tính cửa ngõ, các hạ tầng dịch vụ sẵn có như các khu đại học (đào tạo bậc cao), Khu công nghệ cao (sản xuất tiên tiến), Khu đô thị mới Thủ Thiêm (trung tâm tài chính và kinh doanh).

Ngoài ra, khu vực này có hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung đã và đang được hoàn thiện như Xa lộ Hà Nội, cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành - Dầu Giây, tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên, đường Phạm Văn Đồng...

Khu vực phía Đông còn là nơi tập trung nhiều đầu tư hạ tầng. Tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chạy dọc theo Xa lộ Hà Nội. Ảnh: Ban quản lý đường sắt đô thị TPHCM.
Khu vực phía Đông là nơi được tập trung đầu tư hạ tầng. Tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chạy dọc theo Xa lộ Hà Nội. Ảnh: Ban quản lý đường sắt đô thị TPHCM.

Do đó, việc sáp nhập 3 quận và hình thành thành phố phía Đông để trở thành khu vực dẫn dắt kinh tế, với mũi nhọn là ngành kinh tế tri thức, trung tâm đổi mới sáng tạo, thúc đẩy sự phát triển của TPHCM và vùng Đông Nam Bộ.

Ngoài ra, việc quy hoạch khu đô thị sáng tạo, tương tác phía Đông thành phố cũng phù hợp với định hướng phát triển không gian Vùng TPHCM được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2076/QĐ-TTg ngày 22/12/2017 và các nhiệm vụ, giải pháp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 1/8/2018 về Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025, định hướng đến năm 2030.

Về tiêu chuẩn đơn vị hành chính, Sở Nội vụ cho biết cả 3 quận đều đạt 100% tiêu chuẩn dân số và diện tích.

Sau khi sáp nhập để hình thành đơn vị hành chính là thành phố phía Đông trực thuộc TPHCM, có tiêu chuẩn quy mô dân số hơn 1 triệu người, diện tích tự nhiên gần 212 km2.

Chọn phương án ít xáo trộn nhất

Đối với cấp phường, xã trên địa bàn TPHCM có 19 phường thuộc các quận 2, 3, 4, 5, 10, Phú Nhuận có thể phải sắp xếp lại.

Tại quận 2 dự kiến sáp nhập phường An Khánh, phường Thủ Thiêm; sáp nhập phường Bình Khánh vào phường Bình An.

Lý do là các phường nói trên đều là phường giải tỏa trắng hoặc giải tỏa một phần trong dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, có vị trí tiếp giáp nhau, đều được tách ra từ xã An Khánh thuộc huyện Thủ Đức cũ, nên việc sáp nhập với nhau sẽ thuận lợi, đồng bộ sau khi hình thành Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Tại quận 3 dự kiến thành phố sẽ sáp nhập phường 6 với phường 7 và phường 8. Lý do là 3 phường này nằm liền nhau, đảm bảo đúng quy định của Trung ương.

Tại quận 4 dự kiến sẽ sáp nhập phường 5 với phường 2, sáp nhập phường 12 với phường 13. Theo Sở Nội vụ TPHCM, cả phường 2 và phường 5 đa số nhà dân là nhà ở riêng lẻ tạo thuận lợi cho công tác quản lý và sinh hoạt của người dân.

Đối với việc sáp nhập phường 12 vào phường 13, Sở Nội vụ cho biết việc sáp nhập này là phù hợp vì cả hai phường đều nằm trên tuyến hành lang cảng Sài Gòn, được biên phòng cảng TPHCM chịu trách nhiệm bảo vệ an ninh trật tự. Đồng thời, cả hai phường này đều có một phần được quy hoạch thành khu trung tâm hiện hữu TPHCM (903ha) sẽ tạo thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước, phát triển đô thị khu vực và sinh hoạt của người dân.

Sở Nội vụ TPHCM cho biết đã chọn phương án có lợi nhất cho dân khi sáp nhập phường.  Ảnh: Minh Quân
Sở Nội vụ TPHCM cho biết đã chọn phương án có lợi nhất cho dân khi sáp nhập phường. Ảnh: Minh Quân

Tại quận 5 dự kiến sẽ sáp nhập phường 12 và phường 15. Lý do là hai phường này giáp ranh với nhau thông qua tuyến đường Thuận Kiều sẽ thuận lợi và ổn định khi sáp nhập. Mật độ dân số đảm bảo hơn 15.000 người.

Tại quận 10 dự kiến sáp nhập phường 3 với phường 2. Lý do sáp nhập vì 2 phường này có địa giới hành chính và quy mô dân số có tính chất dân cư tương đồng (chung cư). Vì vậy, sau khi xây dựng chung cư mới và thực hiện tái định cư thì ảnh hưởng không đáng kể đến công tác quản lý, đồng thời giải quyết cán bộ dôi dư sau khi sáp nhập tương đối ít.

Tại quận Phú Nhuận dự kiến sáp nhập phường 12 với phường 11 và phường 14 với phường 13. Lý do đề xuất là có lượng cán bộ, công chức phải sắp xếp sau khi sáo nhập ít hơn phương án sáp nhập 3 phường. Đồng thời hạn chế, ít gây xáo trộn lớn đến đời sống người dân do số lượng cá nhân, tổ chức chuyển đổi các loại giấy tờ khi thay đổi địa giới hành chính do sắp xếp ít hơn phương án sáp nhập 3 phường.

Theo quy định của Ủy ban thường vụ Quốc hội, tiêu chuẩn của huyện miền núi, vùng cao là dân số 80.000 người và diện tích 850 km2 trở lên; huyện đồng bằng từ 450 km2; quận từ 35 km2 với dân số ít nhất 150.000 người. Còn quy mô dân số của phường (thuộc quận) từ 15.000 người trở lên; diện tích từ 5,5 km2 trở lên; xã là 5.000 người đến 8.000 người trở lên, diện tích từ 30 km2. Tất cả những đơn vị không đạt hai tiêu chí này phải sắp xếp lại.

MINH QUÂN
TIN LIÊN QUAN

TPHCM sẽ giảm còn 22 quận, huyện sau khi sáp nhập

MINH QUÂN |

Sau khi sáp nhập, TPHCM sẽ giảm từ 24 xuống còn 22 quận huyện và giảm từ 322 xã, phường, thị trấn xuống còn 312 phường, xã, thị trấn.

“Thành phố phía Đông” trong tương lai của TPHCM đã có những gì?

MINH QUÂN |

"Thành phố phía Đông" trong tương lai trực thuộc TPHCM trên cơ sở sát nhập ba quận 2, 9, Thủ Đức trở thành một Khu đô thị sáng tạo dựa trên các lợi thế có sẵn như Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2), Khu công nghệ cao (quận 9) và Đại học Quốc gia TPHCM (quận Thủ Đức).

TPHCM đề xuất lập thành phố khu Đông: Kỳ vọng xây dựng khu đô thị sáng tạo

Minh Quân |

Chính quyền TPHCM đang xúc tiến xin thành lập Thành phố khu Đông (quận 2, 9, Thủ Đức) trực thuộc thành phố hiện hữu. Thành phố khu Đông được kỳ vọng là hạt nhân sẽ tạo ra giá trị mới, cơ hội mới thúc đẩy kinh tế TPHCM và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, dựa trên những nền tảng trụ cột có sẵn (Đại học Quốc gia TPHCM, Khu Công nghệ cao và Khu đô thị mới Thủ Thiêm) để xây dựng thành khu đô thị sáng tạo.

Sửa Luật Công đoàn phải phù hợp với thể chế chính trị

Bảo Hân - Hải Nguyễn |

Chiều 8.10, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức tham vấn ý kiến các đồng chí nguyên lãnh đạo Tổng Liên đoàn về dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).

Lật xe khách ở Nghệ An, 2 người phụ nữ tử vong

QUANG ĐẠI |

Nghệ An - Đang lưu thông trên Quốc lộ 7C, xe khách mất lái lao xuống ruộng làm 2 người tử vong.

Sinh viên "tố" phải ăn cơm thừa canh cặn, ĐH Bách khoa Hà Nội nói gì?

Tường Vân |

Phó Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội khẳng định, việc cho sinh viên ăn canh thừa là không thể chấp nhận và kiên quyết sẽ xử lí, khắc phục tình trạng trên.

Bò thả rông, rượt nhau giữa đường phố ở Đà Nẵng

Trần Thi |

Dù đã được kiến nghị nhiều năm nay nhưng tình trạng bò thả rông tại một số tuyến đường ở TP Đà Nẵng vẫn xảy ra, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Em họ Trương Mỹ Lan giúp chị gái chiếm đoạt hơn 26.000 tỉ

Tâm Tú |

TPHCM - Trong phần tranh luận tại phiên tòa ngày 8.10, em họ Trương Mỹ Lan - Trương Vincent Kinh hối hận khi giúp sức chị gái chiếm đoạt hơn 26.000 tỉ đồng.

TPHCM sẽ giảm còn 22 quận, huyện sau khi sáp nhập

MINH QUÂN |

Sau khi sáp nhập, TPHCM sẽ giảm từ 24 xuống còn 22 quận huyện và giảm từ 322 xã, phường, thị trấn xuống còn 312 phường, xã, thị trấn.

“Thành phố phía Đông” trong tương lai của TPHCM đã có những gì?

MINH QUÂN |

"Thành phố phía Đông" trong tương lai trực thuộc TPHCM trên cơ sở sát nhập ba quận 2, 9, Thủ Đức trở thành một Khu đô thị sáng tạo dựa trên các lợi thế có sẵn như Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2), Khu công nghệ cao (quận 9) và Đại học Quốc gia TPHCM (quận Thủ Đức).

TPHCM đề xuất lập thành phố khu Đông: Kỳ vọng xây dựng khu đô thị sáng tạo

Minh Quân |

Chính quyền TPHCM đang xúc tiến xin thành lập Thành phố khu Đông (quận 2, 9, Thủ Đức) trực thuộc thành phố hiện hữu. Thành phố khu Đông được kỳ vọng là hạt nhân sẽ tạo ra giá trị mới, cơ hội mới thúc đẩy kinh tế TPHCM và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, dựa trên những nền tảng trụ cột có sẵn (Đại học Quốc gia TPHCM, Khu Công nghệ cao và Khu đô thị mới Thủ Thiêm) để xây dựng thành khu đô thị sáng tạo.