Vinh Quang Việt Nam 2024: Cúc Phương - Vườn Quốc gia hàng đầu châu Á

NGUYỄN TRƯỜNG |

Tự hào với 5 năm liên tiếp được được Giải thưởng du lịch Thế giới trao tặng danh hiệu "Vườn quốc gia hàng đầu châu Á" (từ năm 2019 - 2023), trên hành trình phát triển, Vườn Quốc gia Cúc Phương đang phấn đấu ghi tên mình vào Danh lục xanh của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (UICN).

5 năm liền được nhận danh hiệu “Vườn Quốc gia hàng đầu châu Á”

Vườn Quốc gia Cúc Phương được thành lập năm 1962, là Vườn Quốc gia đầu tiên trong hệ thống các Vườn Quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam.

Với diện tích hơn 22.000ha trải rộng trên địa bàn 3 tỉnh gồm: Ninh Bình, Hòa Bình và Thanh Hóa, Vườn Quốc gia Cúc Phương có hệ động thực vật phong phú đa dạng mang đặc trưng rừng mưa nhiệt đới. Nhiều loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao được phát hiện và bảo tồn tại đây.

Việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên gắn kết chặt chẽ với bảo tồn những giá trị văn hóa bản địa đặc sắc đó chính là những yếu tố tạo nên sự hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Nhờ đó mà trong 5 năm liền (2019 - 2023), Vườn Quốc gia Cúc Phương được World Travel Awards (Giải thưởng du lịch Thế giới) bình chọn là "Vườn Quốc gia hàng đầu Châu Á".

Ảnh: Đức Cường
Vườn Quốc gia Cúc Phương đang lưu giữ và bảo tồn hơn 2.000 loài động vật quý hiếm. Ảnh: Đức Cường

Ông Nguyễn Văn Chính - Giám đốc Vườn Quốc gia Cúc Phương cho biết: Với những nỗ lực không mệt mọi của lực lượng kiểm lâm và sự chung tay của cộng đồng địa phương, đến nay, tại Vườn Quốc gia Cúc Phương đã chấm dứt hoàn toàn nạn phá rừng làm rẫy, số vụ vi phạm lâm luật giảm trên 70% so với trước đây, mức độ thiệt hại về tài nguyên rừng rất nhỏ.

Đặc biệt, không có điểm nóng phá rừng xảy ra trên địa bàn. Đây chính là nền tảng quan trọng để Vườn Quốc gia Cúc Phương bảo vệ, phát triển hệ sinh thái rừng và đa dạng sinh học.

"Hiện nay, với diện tích hơn 22.000ha, Vườn Quốc gia Cúc Phương đang lưu giữ và bảo tồn hơn 2.000 loài thực vật thuộc 117 bộ và hơn 2.000 loài động vật quý hiếm, đặc biệt là Voọc Mông Trắng, Báo Gấm, Gấu Ngựa..." - ông Chính chia sẻ.

Từ năm 1985, Vườn Quốc gia Cúc Phương đã xây dựng vườn cây thực vật với diện tích 167ha và là một trong ba vườn thực vật đầu tiên của Việt Nam được ghi trong danh mục Vườn thực vật Quốc tế.

Đặc biệt, năm 2013, Vườn Quốc gia Cúc Phương đã hợp tác với Hội Động vật Frankfurt (CHLB Đức) để triển khai dự án bảo tồn các loài thú Linh trưởng quý hiếm của Việt Nam.

Bên cạnh đó còn có 2 chương trình cứu hộ lớn khác đó là: Bảo tồn thú ăn thịt và tê tê, bảo tồn rùa. Đây cũng là đơn vị đi đầu trong công tác nghiên cứu và chăm sóc tê tê trong môi trường nuôi nhốt, được thế giới ghi nhận, đánh giá cao.

Không chỉ làm nhiệm vụ bảo tồn, Vườn Quốc gia Cúc Phương còn quan tâm đến việc huấn luyện để giúp các cá thể quý hiếm đủ khả năng quay về tự nhiên và tái hoang dã.

Đây cũng là cơ sở quan trọng để Vườn Quốc gia Cúc Phương đưa ra sáng kiến làm du lịch sinh thái với các sản phẩm du lịch độc đáo như: Tour "Về Nhà", "Hành trình hồi sinh", Hội xuân "Thêm xanh cho cánh rừng già", Tour về đêm… Tất cả đều nhất quán với phương châm: "Mỗi khách tham quan là một sứ giả lan tỏa tình yêu thiên nhiên!".

Phấn đấu ghi tên mình vào Danh lục xanh của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế

Với sự hỗ trợ từ nguồn ngân sách Nhà nước và Chương trình Bảo vệ và Phát triển rừng, những năm qua, Vườn Quốc gia Cúc Phương đã thực hiện hỗ trợ phát triển sinh kế nhằm nâng cao đời sống của người dân địa phương, từ đó giảm áp lực vào nguồn tài nguyên. Đến nay, đã hỗ trợ kinh phí cho 62 thôn giáp ranh xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển du lịch sinh thái, cung cấp kỹ thuật, giống cây trồng vật nuôi, phát triển kinh tế nhằm giảm áp lực vào nguồn tài nguyên của Vườn.

Đặc biệt, Vườn Quốc gia Cúc Phương đã hợp tác với tổ chức IUCN, Planeterra, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF), Ban quản lý các dự án lâm nghiệp thực hiện các dự án hỗ trợ phục hồi du lịch sinh thái tại một số thôn, bản trong vùng lõi của Vườn Quốc gia.

Dự án tập trung vào đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái, đào tạo nguồn nhân lực cho người dân địa phương, khôi phục và xây dựng sản phẩm địa phương lồng ghép các thế mạnh về du lịch của thôn, bản, tập huấn an toàn du lịch, kết nối các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, kết nối hoạt động du lịch tại đây.

Ảnh: Đức Cường
Vườn Quốc gia Cúc Phương đang phấn đấu ghi tên mình vào Danh lục xanh của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế. Ảnh: Đức Cường

Thời gian tới, Vườn Quốc gia Cúc Phương tiếp tục tập trung bảo tồn hiệu quả và cải thiện quản lý công bằng, phát triển năng lực quản lý, hợp tác và đầu tư.

Đồng thời, gắn kết các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của địa phương thông qua phát triển du lịch sinh thái nhằm cải thiện đời sống của người dân. Khuyến khích cộng đồng dân tộc Mường địa phương tham gia vào các hoạt động bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học của Vườn.

“Công tác quản lý, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên đã được Ban lãnh đạo Vườn Quốc gia Cúc Phương thực hiện tốt trong nhiều năm qua trên 4 phương diện: Quản trị tốt, Thiết kế và quy hoạch tốt, Quản lý hiệu quả và Bảo tồn thành công. Chúng tôi đang nỗ lực hoàn thiện 50 chỉ số theo các khuyến nghị của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (UICN) để được công nhận là Danh lục xanh” - Giám đốc Vườn Quốc gia Cúc Phương Nguyễn Văn Chính khẳng định.

NGUYỄN TRƯỜNG
TIN LIÊN QUAN

Hoàng hôn, vào Vườn Quốc gia Tràm Chim ngắm nghìn con chim bay lượn

PHONG LINH - BÍCH NGỌC |

Trời càng ngả về chiều, hàng nghìn chim, cò, vạc rủ nhau bay về Vườn Quốc gia Tràm Chim (tỉnh Đồng Tháp) khiến cả một vùng sông nước ánh bạc lên rạng rỡ.

Đắm mình trước vẻ đẹp hoang dã của Vườn Quốc gia Tràm Chim

NGỌC LINH |

Vườn Quốc gia Tràm Chim (tỉnh Đồng Tháp) khiến du khách đắm mình, xuýt xoa trước vẻ đẹp thiên nhiên hoang dã cùng các loài chim quý.

Đắm mình trong màu xanh của vườn quốc gia Cúc Phương

Hương Chi |

Chỉ trong một ngày nghỉ giỗ Tổ Hùng Vương, bạn có thể đi gần hết các điểm tham quan chính của vườn quốc gia Cúc Phương, trải nghiệm khám phá rừng và những loài động thực vật độc đáo.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Lào Cai phạt quán ăn tăng giá bất thường mùa mưa lũ

Đinh Đại |

Lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai đã tiến hành lập biên bản và xử phạt cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại huyện Bảo Thắng.

Trường sạt lở nghiêm trọng, hàng trăm học sinh Thanh Hóa nghỉ học

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Do ảnh hưởng của mưa bão, một trường học đang xây dựng thì bị sạt lở nghiêm trọng. Ngay sau đó, ngành chức năng đã cho toàn bộ học sinh nghỉ học.