Xóa bỏ hủ tục trọng nam khinh nữ của một bộ phận người dân vùng sâu vùng xa

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Trong thời gian qua, các cán bộ chuyên trách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tại các địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã nỗ lực tuyên truyền, vận động một bộ phận người dân trên địa bàn xóa bỏ hủ tục "trọng nam khinh nữ", vốn ăn sâu trong tiềm thức suốt một thời gian dài.

Mong đẻ bằng được con trai

Gặp chúng tôi, chị Lý Thị Trợ (buôn H Mông, xã Ea Kiết, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk) tay phải bế đứa con thứ 5, còn tay trái xoa bụng bầu đứa thứ 6 đang đạp dữ dội. Chỉ vì tìm kiếm con trai nên vợ chồng chị Trợ những năm qua hầu như không dùng biện pháp tránh thai.

Cả hai người chung sống trong căn nhà lụp xụp, không có gì đáng giá, không đủ tiền mua sữa, đồ ăn nhưng vẫn cứ sinh con đông. Mấy đứa con trong nhà chị Trợ, đứa thì bỏ học, đứa thì lấy chồng sớm.

Chị Lý Thị Trợ, xã Ea Kiết, huyện Cư M’Gar, tỉnh Đắk Lắk - tâm sự: "Dẫu biết đẻ nhiều con rất vất vả nhưng vì chồng tôi thích con trai nên cứ chấp nhận sinh tiếp thêm đứa khác. Tuy nhiên, khi có đứa thứ 5 là con trai, tôi đã không muốn đẻ nữa nhưng lại lỡ kế hoạch và cũng không dám phá thai. Vì thế, đẻ xong đứa này, tôi sẽ dùng biện pháp tránh thai để không sinh nữa".

Nhiều gia đình người Mông ở Đắk Lắk chỉ vì đông con nên dẫn đến cảnh nghèo đói kéo dài. Ảnh: Bảo Trung
Nhiều gia đình người Mông ở Đắk Lắk chỉ vì đông con nên dẫn đến cảnh nghèo đói kéo dài. Ảnh: Bảo Trung

Thực tế, đồng bào dân tộc thiểu số người Mông tại Đắk Lắk vẫn còn lưu giữ nhiều nét văn hoá truyền thống, phong tục độc đáo. Tuy nhiên, nhiều hủ tục, quan niệm lạc hậu đã ăn sâu, bén rễ từ đời này qua đời khác, nhất là nếp tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, bắt buộc có con trai nối dõi, sinh con không có kế hoạch.

Chị Cư Thị Dợ (thôn Cư Tề, xã Cư Pui, huyện Krông Bông) vô tư nói: "Tôi lấy chồng từ năm 16 tuổi, chỉ khi sinh được đứa con trai mới bắt đầu dùng biện pháp tránh thai. Tôi hiện có 6 đứa con gái, 1 đứa con trai.

Vì chồng tôi thích con trai nên buộc phải sinh nhiều. Nhà đông miệng ăn, hai vợ chồng làm bao nhiêu cũng không đủ lấp đầy cái dạ dày của mấy đứa nhỏ nên cái nghèo, khổ cứ đeo bám mãi không buông".

Cố gắng xóa bỏ hủ tục

Chị Nguyễn Thị Thảo, cán bộ chuyên trách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, xã Ea Kiết, huyện Cư M’Gar, tỉnh Đắk Lắk thông tin, tháng nào, cán bộ xã cũng đi tuyên truyền nhưng khó khăn ở suy nghĩ của người dân. Tư tưởng phải có con trai ăn sâu vào người dân. Sau khi có con trai phải có anh em nữa mới được. Suy nghĩ này đã ăn sâu vào tiềm thức nên rất khó tuyên truyền, khiến cán bộ địa phương rất vất vả.

Quan niệm “trọng nam khinh nữ”, “trời sinh voi sinh cỏ” đã ăn sâu vào tiềm thức của một số người dân.

Được biết, mỗi năm, tỉnh Đắk Lắk có hơn 32.000 trẻ em được sinh ra. Đáng chú ý, 6 tháng đầu năm 2023, tỷ lệ sinh con thứ 3 là 28%, cao gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.

Tỉnh Đắk Lắk đã và đang nỗ lực giảm tỉ lệ sinh con thứ 3 ở một bộ phận cư dân trên địa bàn. Ảnh: Bảo Trung
Tỉnh Đắk Lắk đã và đang nỗ lực giảm tỉ lệ sinh con thứ 3 ở một bộ phận cư dân trên địa bàn. Ảnh: Bảo Trung

Chị Nguyễn Thị Thùy Linh - Cán bộ chuyên trách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, xã Cư Pui, huyện Krông Bông - nhận định: "Tôi cùng các đơn vị, thôn, buôn, cộng tác viên dân số cũng đi tuyên truyền nhưng nhiều gia đình đồng bào dân tộc thiểu số theo phong tục truyền thống là phải lấy chồng sớm, đẻ con trai. Nhiều hộ gia đình mặc dù con gái có nhiều nhưng rồi họ vẫn cố để đẻ cho bằng được đứa con trai. Hiện, chúng tôi vẫn đang rất nỗ lực để cải thiện tình hình, giúp dẹp bỏ những hủ tục này của bà con".

BẢO TRUNG
TIN LIÊN QUAN

Mức phạt hành chính về thời hạn làm thủ tục hải quan, nộp hồ sơ thuế

LƯƠNG HẠNH |

Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt hành chính về thời hạn làm thủ tục hải quan, nộp hồ sơ thuế.

Hành trình xóa bỏ những hủ tục lạc hậu nơi vùng cao biên giới

Nguyễn Tùng |

Hà Giang - Khi những hủ tục dần được xoá bỏ cũng là lúc ánh sáng của sự văn minh hiện hữu trên từng nóc nhà nơi vùng cao biên giới, quan trọng hơn cả là tư duy mới đã giúp đồng bào có cuộc sống ấm no hơn.

Học sinh vùng cao thiết kế website tuyên truyền bài trừ hủ tục lạc hậu

HOÀI ANH |

Hai học sinh lớp 10 tại Hà Giang đã cùng nhau lên ý tưởng thiết kế website tuyên truyền bài trừ hủ tục lạc hậu.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Nguyện vọng của trái chủ trong vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

NHÓM PV |

TPHCM - Nhiều bị hại liên quan đến sai phạm xảy ra ở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã có mặt tại TAND TPHCM để theo dõi phiên xét xử.

Mưa ngập, hơn 11.000 học sinh vùng trũng ở Hà Tĩnh nghỉ học

TRẦN TUẤN |

Sáng 20.9, tại huyện Hương Khê và Hương Sơn (Hà Tĩnh) xảy ra mưa lớn, ngập cục bộ nên hơn 11.000 học sinh ở khu vực trũng thấp được cho nghỉ học.

So sánh hình ảnh TP Yên Bái hiện tại và thời điểm bão lũ lịch sử

Trần Bùi - Vũ Bảo |

Trận đại hồng thủy đã đi qua TP Yên Bái gần 10 ngày, hiện nước đã rút, đường đã khô, cuộc sống người dân đã dần ổn định trở lại.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.