Yêu nước bằng lòng trắc ẩn và cái đầu bốn chấm

LÊ CHÂN NHÂN (THỰC HIỆN) |

Không nói về lòng yêu nước như cách người khác vẫn thường định nghĩa, GSTS Trương Nguyện Thành cho rằng, ông không quan tâm đến khái niệm xa vời hão huyền, mà căn cứ vào những hành động cụ thể như trách nhiệm công dân với xã hội, với đất nước.

Và với GSTS Trương Nguyện Thành, yêu nước đôi khi chỉ là lòng trắc ẩn. Ông kể:

Một đêm, tôi đi lang thang trên phố Sài Gòn lúc ba, bốn giờ sáng. Đêm khuya lạnh, có nhiều người vẫn buôn bán kiếm sống, những phận người lam lũ, những đứa trẻ ngủ trong công viên, trên hè phố. Tôi thấy động lòng, xót thương cho những thân phận đó, với những người cùng chung nguồn gốc, và thấy nước mình còn quá nghèo. Hình như đó là lòng yêu nước chăng, tôi nghĩ đó là lòng trắc ẩn.

Nhiều người nói yêu nước thế này, thế nọ, nhưng tôi thấy lý thuyết xa vời, thiêng liêng hóa mà thiếu những điều gần gũi, chân thật và xác thực nhất.

Lòng yêu nước không chỉ là căm thù quân xâm lược, mỗi khi có giặc là sẵn sàng ra trận vui tươi như đi trẩy hội “đường ra trận mùa này đẹp lắm”. Vậy những nước không có giặc thì họ không có cơ hội để thể hiện lòng yêu nước hay sao? Và xin thưa không phải chỉ mình dám đánh giặc, các nước khác cũng vậy, nếu có giặc đến, họ cũng đánh cho tới cùng. 

Bàn luận với Trương Nguyện Thành về lòng yêu nước quả thú vị, khi ông chuyển “lòng yêu nước” sang tư duy của nhà khoa học. Ông cho rằng, yêu nước bây giờ là sáng tạo khoa học, làm ra sản phẩm có giá trị, Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ tụt hậu khủng khiếp. Giáo sư Trương Nguyện Thành nói:

Chúng ta đều thấy, Việt Nam xuất khẩu toàn sản phẩm thô, dầu thô, caosu thô, khoáng sản thô, nhưng nhập khẩu vào cũng sản phẩm đó sau tinh chế với giá cao hơn. Vậy thì chỉ có cạn kiệt tài nguyên và mãi mãi nghèo khổ. Đó là điều không thể chấp nhận, tôi không biết người khác tuyên ngôn yêu nước như thế nào, còn tôi nghĩ, phải làm sao để khai thác hiệu quả nhất tài nguyên của quốc gia. 

GSTS Trương Nguyện Thành và các sinh viên.
GSTS Trương Nguyện Thành và các sinh viên.

GSTS Trương Nguyện Thành hoạt động trong ngành giáo dục, nên ông dẫn dắt câu chuyện đi theo hướng đào tạo, giáo dục nguồn nhân lực trước khi nói đến cải cách, thay đổi. Ông phân tích: “Thị trường nhân lực cấp cao đang bị người nước ngoài chiếm lĩnh, mỗi năm tôi thấy người ngoại quốc làm quản lý nhiều hơn. Một ngày nào đó, vô tình chúng ta sẽ trở thành nô lệ cho giới quản lý, ông chủ ngoại quốc, một loại “nô lệ tự chọn”, đó là điều có thể nhìn thấy”. Chọn sự “nô lệ” thì không thể là yêu nước.

Vì sao gọi là “nô lệ tự chọn” thưa giáo sư?

Chúng ta không có nền khoa học kỹ thuật, khoa học công nghệ cao, phải nhập khẩu toàn bộ hệ thống dây chuyền sản xuất, không có nguồn nhân lực cao để quản lý điều hành hệ thống đó, phải phụ thuộc vào chuyên gia nước ngoài, còn đa số lao động Việt Nam chỉ đi làm thuê, vậy thì chúng ta đang chọn lựa phận làm thuê, một loại “nô lệ” của thời đại khoa học công nghệ tiên tiến. Đừng ngại ngần né tránh, mà phải đối diện với thân phận đó và tìm cách thoát ra.

Tôi xin nói thêm, năm đến mười năm nữa, robot làm hết tất cả công việc của lao động trong nhà máy hiện nay từ  lắp ráp ôtô, rồi dệt may, giày da, cho đến đóng bàn ghế. Vậy thì lúc đó, người lao động của chúng ta làm gì để sống? Yêu nước chính là phải làm sao cho mỗi người dân của nước mình được sống, sống đầy đủ, tự do và no ấm.

Giáo sư Trương Nguyện Thành cảnh báo, điều sẽ xảy ra nay mai, đó là Việt Nam cũng sẽ nhập các loại thực phẩm, đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh, chất lượng cao, giá thành rẻ. Lúc đó, người nông dân làm gì để sống, đất đai bị bỏ hoang. Israel biến hoang mạc thành bờ xôi ruộng mật, còn chúng ta biến bờ xôi ruộng mật thành hoang mạc. 

GSTS Trương Nguyện Thành trong một buổi giao lưu.
GSTS Trương Nguyện Thành trong một buổi giao lưu.

Xin giáo sư đưa ra giải pháp?

- Trước mắt, phải nâng chất lượng lao động Việt Nam từ cấp thấp lên cấp trung và cấp cao, giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học là chìa khóa. Theo định nghĩa quốc tế, 1.0 là giáo dục từ chương, 2.0 là giáo dục tích hợp với trực tuyến, 3.0 là kinh tế tri thức, có nghĩa là tôi đi bán tri thức, 4.0 là trí tuệ sáng tạo.

Trong 5 năm nữa, anh mua một con robot khoảng  1.000 USD, nó sẽ dạy cho anh tất cả những gì anh muốn biết, ví dụ như Sài Gòn ở đâu, dân số, món ăn, phong cảnh, nó sẽ nói và chiếu hình ảnh cho anh xem. Lúc đó thì tới trường với kiến thức từ chương để làm gì? Mà phải giáo dục làm sao để con người thông minh hơn robot, giải quyết được những vấn đề mà robot không giải quyết được.

Tôi xin lưu ý rằng, rồi đây con người sống chung với robot, nó là đồng nghiệp của anh, cùng làm  việc trong dây chuyền, anh làm  sai nó biết. Với sự phát triển khoa học công nghệ như vậy, còn cách nào khác hơn là tập trung mọi nguồn lực, xây dựng chính sách để đuổi kịp những thành tựu đó.

Cụ thể hơn, như tôi đã nói, giáo dục là hàng đầu, giáo dục thời kỳ 4.0 là bỏ từ chương áp đặt mà tôn trọng cá biệt, chấp nhận và khuyến khích sự cá biệt. Trong xã hội 4.0, người có tư duy cá biệt là người tồn tại. Hãy yêu nước bằng lòng trắc ẩn và cái đầu bốn chấm.

Xin cám ơn giáo sư!

GSTS Trương Nguyện Thành, sinh năm 1961; Tiến sĩ ngành Hóa và Tính toán; hai bằng sáng chế quốc tế về công nghệ thông tin; xuất bản 180 bài báo khoa học đăng trên các tạp chí chuyên ngành hóa và công nghệ thông tin; xuất bản hơn 150 bài báo trình bày tại các hội thảo chuyên ngành quốc tế.

LÊ CHÂN NHÂN (THỰC HIỆN)
TIN LIÊN QUAN

GS Trương Nguyện Thành: Từ U23 Việt Nam và bài học cho phát triển khoa học, giáo dục

GS Trương Nguyện Thành (Phó hiệu trưởng ĐH Hoa Sen) |

U23 Việt Nam đã chiến thắng chính mình khi phải đấu trong điều kiện thời tiết không quen thuộc, nếu không gọi là khắc nghiệt và không chùn bước khi phải đối đầu với đối thủ, mà cả HLV Park Hang-seo và các cầu thủ Việt Nam đều rõ hơn ai hết về thể lực cũng như độ điêu luyện.

Giáo sư Trương Nguyện Thành đã thắng

Thủy Lâm |

Cần phải cảm ơn thái độ ầm ĩ quan tâm của dư luận, thậm chí còn mong mọi người hãy ầm ĩ thêm nữa đi, càng nhiều càng tốt. Vì sao như vậy? Bởi chính nhờ sự ầm ĩ thái quá ấy mà bài học chỉ dành cho một đối tượng sinh viên của Đại học Hoa Sen có được cơ hội mở rộng ra toàn xã hội, mở rộng ra nhiều lớp người, cả trí thức và những người bình dân. Vậy chẳng phải chính nhờ sự ồn ào của đám đông hay sao!

Giáo sư mặc quần cộc giảng bài: Đừng để định kiến xã hội ngăn cản tư duy sáng tạo

Cao Lâm |

Hình ảnh Giáo sư Trương Nguyện Thành – Hiệu phó Trường Đại học Hoa sen trong bộ trang phục quần soóc, áo vest bước lên bục giảng, có lẽ khó mà được xã hội chấp nhận, bởi ký ức về người Thầy trong tâm tưởng của tôi và nhiều người phải là một điều gì đó thanh cao, đức độ và mẫu mực. Và đó cũng chính là sự mặc định của xã hội về hình ảnh người Thầy giáo khi tới trường học.

Xe tải bốc cháy ngùn ngụt trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Duy Tuấn |

Bình Thuận - Xe tải đang lưu thông thì bốc cháy ngùn ngụt trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết.

Tin 20h: Yên Bái kiểm tra nhà hàng "chặt chém" đoàn từ thiện

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 19.9: Bà Nguyễn Phương Hằng được ra tù vào hôm nay; Yên Bái kiểm tra nhà hàng bị tố chặt chém đoàn từ thiện...

Phía Miss Universe nói về thông tin Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp

Huyền Chi |

Thông tin Hoa hậu Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Thương gây xôn xao mạng xã hội.

Thể Công Tân Cảng bảo vệ thành công chức vô địch giải bóng chuyền U23 Quốc gia 2024

Nhóm PV |

U23 Thể Công Tân Cảng thắng U23 Ninh Bình 3-1 tại chung kết giải bóng chuyền U23 quốc gia vào tối 19.9.

Chậu hoa giấy trên phố đi bộ ở Đà Nẵng đồng loạt "nằm" tránh bão

Nguyễn Linh |

UBND quận Hải Châu, TP Đà Nẵng cho biết đã chủ động đặt nằm các chậu hoa giấy tại phố đi bộ Bạch Đằng để tránh thiệt hại bởi ảnh hưởng của cơn bão số 4.

GS Trương Nguyện Thành: Từ U23 Việt Nam và bài học cho phát triển khoa học, giáo dục

GS Trương Nguyện Thành (Phó hiệu trưởng ĐH Hoa Sen) |

U23 Việt Nam đã chiến thắng chính mình khi phải đấu trong điều kiện thời tiết không quen thuộc, nếu không gọi là khắc nghiệt và không chùn bước khi phải đối đầu với đối thủ, mà cả HLV Park Hang-seo và các cầu thủ Việt Nam đều rõ hơn ai hết về thể lực cũng như độ điêu luyện.

Giáo sư Trương Nguyện Thành đã thắng

Thủy Lâm |

Cần phải cảm ơn thái độ ầm ĩ quan tâm của dư luận, thậm chí còn mong mọi người hãy ầm ĩ thêm nữa đi, càng nhiều càng tốt. Vì sao như vậy? Bởi chính nhờ sự ầm ĩ thái quá ấy mà bài học chỉ dành cho một đối tượng sinh viên của Đại học Hoa Sen có được cơ hội mở rộng ra toàn xã hội, mở rộng ra nhiều lớp người, cả trí thức và những người bình dân. Vậy chẳng phải chính nhờ sự ồn ào của đám đông hay sao!

Giáo sư mặc quần cộc giảng bài: Đừng để định kiến xã hội ngăn cản tư duy sáng tạo

Cao Lâm |

Hình ảnh Giáo sư Trương Nguyện Thành – Hiệu phó Trường Đại học Hoa sen trong bộ trang phục quần soóc, áo vest bước lên bục giảng, có lẽ khó mà được xã hội chấp nhận, bởi ký ức về người Thầy trong tâm tưởng của tôi và nhiều người phải là một điều gì đó thanh cao, đức độ và mẫu mực. Và đó cũng chính là sự mặc định của xã hội về hình ảnh người Thầy giáo khi tới trường học.