Bạn đọc kể thêm những người “bị bỏ rơi” phụ cấp ưu đãi nghề

Quế Chi (T/H) |

Loạt bài liên quan đến phụ cấp ưu đãi nghề theo Nghị định 05 tiếp tục thu hút được sự quan tâm của bạn đọc. Gửi bình luận đến Báo Lao Động, nhiều ý kiến chỉ ra một số đối tượng khác cũng “bị bỏ rơi”, không được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề.

Bạn đọc tranthuthu...168@gmail.com cho biết, Phòng Y tế là cơ quan chuyên môn trực thuộc Uỷ ban nhân dân huyện/thành phố/thị xã. Nhân sự của Phòng Y tế là các công chức và đều có chuyên môn thuộc lĩnh vực y tế (y, dược, công nghệ thực phẩm). Đây là những đối tượng làm công tác, nhiệm vụ y tế nhưng chưa được xem như 1 nhân viên y tế.

Trong thời gian chống dịch, Phòng Y tế đóng vai trò hết sức quan trọng. Theo đó, khi có rất nhiều Trung tâm Y tế huyện, thành phố, thị xã bị phong toả, công việc chống dịch phải dồn cho các Phòng Y tế, từ phối hợp kiểm soát các khu cách ly, trực tiếp dấn thân vào các ổ dịch, phụ trách điều hành, chỉ đạo, thực hiện lấy mẫu xét nghiệm...

“Các anh em phải ở tập trung tại cơ quan trong suốt thời gian dịch, sáng dậy thật sớm tiến hành việc đảm bảo phong toả, xét nghiệm... cho người dân ở trong các khu cách ly tạm thời của địa phương” – bạn đọc này kể.

Theo bạn đọc này, rất nhiều mồ hôi, nước mắt của những người công tác ở các Phòng Y tế đã đổ xuống, nhưng họ cũng là những người bị bỏ rơi.

Họ không được coi là nhân viên ngành y tế, họ cũng không được nhắc đến, kế cả chế độ cũng không.

“Tôi cũng mong rằng quý báo có thể tiến hành đi thực tế và viết về công trạng thầm lặng của những người học y, làm y nhưng chưa được nhìn nhận đúng là người của y tế” - bạn đọc bày tỏ.

Bạn đọc VIT chia sẻ: Bản thân mình cũng đang công tác tại phòng Tổ chức hành chính của một Trung tâm y tế quận.

“Khi dịch bệnh bùng phát, mọi người làm việc tại đơn vị tôi đều được huy động để tập trung vào công tác chống dịch không kể là có chuyên môn y tế hay không. Riêng phòng của chúng tôi là đơn vị phải chuẩn bị các khâu đầu tiên như chuẩn bị các khu cách ly tập trung và các chốt kiểm dịch, đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất để phục vụ bệnh nhân và nhân viên y tế...

Trong phòng không kể là lãnh đạo hay nhân viên đều phải cùng nhau khiêng từng cái giường, dán từng cái thùng rác, đóng từng cái bảng biểu cảnh báo… Rồi khi kết thúc hoạt động các khu điều trị, cách ly bệnh nhân, chúng tôi lại cùng thu dọn mà không biết mình có nguy cơ bị lây nhiễm hay không. Những khi đợt dịch cao điểm, tình trạng thiếu cán bộ y tế lấy mẫu diễn ra thì nhân viên khối hành chính chúng tôi vẫn phải tập huấn và tham gia lấy mẫu như bao cán bộ y tế khác” - bạn đọc này nhớ lại.

Từ thực tế trên, bạn đọc này đề nghị Bộ Y tế nên nắm bắt thông tin tình hình thực tế những vướng mắc, khó khăn của nhân viên y tế cơ sở để tham mưu Chính phủ ban hành những văn bản cụ thể nhằm hướng dẫn thực hiện Nghị định 05 một cách có tính có lý nhất.

Bạn đọc Quốc Phương lưu ý việc "bỏ quên" các tài xế, hộ lý. “Hãy suy nghĩ xem họ đã làm gì, khổ cực và nguy hiểm thế nào trong thời gian đó! Ai đã bất kể ngày đêm lái xe vào khu vực cách ly COVID-19? Ai vận chuyển bệnh phẩm và chuyển viện bệnh nhân COVID-19? Ai quét dọn chất thải bệnh nhân COVID-19? Sao không lên tiếng mà "bỏ quên" họ” - bạn đọc Quốc Phương hỏi.

Giống với bạn đọc Quốc Phương, bạn đọc DrDanh giúp chỉ ra những đối tượng khác bị bỏ quên.

“Không chỉ các đối tượng trong bài viết bị "quên", mà ngay cả Ban Giám đốc CDC tỉnh, Trung tâm Y tế tuyến huyện, nhân viên khối hành chính nói chung… cũng bị "quên" theo.

Trong lúc chống dịch, Ban giám đốc (viên chức quản lý) phải trực tiếp đi đến ổ dịch tham gia xử lý rất nhiều, nhưng cũng không được hưởng theo Nghị định 05” - bạn đọc bình luận và đề xuất hướng xử lý: “Cách công bằng, theo tôi là căn cứ trên bảng chấm công, giấy đi đường trong thời gian dịch xảy ra, ai có tham gia bao nhiêu thì được hưởng bấy nhiêu”.

Bạn đọc hien...25@gmail.com bình luận, nếu đã quan tâm thì nên hỗ trợ đúng và đầy đủ các đối tượng: Dân số, viên chức hợp đồng, cán bộ làm hành chính, kế toán... Vì mọi người đều có tham gia chống dịch.

Quế Chi (T/H)
TIN LIÊN QUAN

Viên chức thuộc khối hành chính cũng bị “bỏ quên” phụ cấp ưu đãi nghề

Quế Chi (T/H) |

Bạn đọc tiếp tục gửi phản hồi về Báo Lao Động liên quan đến phụ cấp ưu đãi nghề cho viên chức y tế trong Nghị định 05. Trong đó, nhiều ý kiến còn đưa ra một đối tượng khác cũng bị “bỏ quên”, đó là viên chức thuộc khối hành chính trong cơ sở y tế.

Nhân viên y tế hợp đồng cũng mong được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề

Quế Chi (T/H) |

Nhân viên y tế hợp đồng làm việc tâm huyết, không thua kém nhân viên biên chế, cũng tham gia chống dịch, vậy sao lại không được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề theo Nghị định 05?

Thêm nhiều đối tượng mong được hưởng 100% phụ cấp ưu đãi theo nghề

Quế Chi |

Không chỉ cán bộ dân số, nhiều đối tượng như cán bộ truyền thông, lái xe trong các cơ sở y tế… cũng mong được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề 100% tại Nghị định số 05/2023/NĐ-CP.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Mưa ngập, hơn 11.000 học sinh vùng trũng ở Hà Tĩnh nghỉ học

TRẦN TUẤN |

Sáng 20.9, tại huyện Hương Khê và Hương Sơn (Hà Tĩnh) xảy ra mưa lớn, ngập cục bộ nên hơn 11.000 học sinh ở khu vực trũng thấp được cho nghỉ học.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.