Giới trẻ nghĩ thế nào về chữ Hiếu trong mùa lễ Vu Lan?

Huyền Chi |

Vu Lan là dịp lễ quan trọng trong tháng 7 âm lịch. Vào ngày này, người trẻ nghĩ gì về truyền thống báo hiếu, tri ân công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ?

Lễ Vu Lan báo hiếu là một tục lệ gắn với Phật giáo, hình thành dựa trên truyền thống hiếu nghĩa của người Việt. Trong sách Bách khoa thư làng Việt cổ truyền có ghi, nghi lễ được thực hiện tại chùa để tích phước cầu an, cầu mong cho cha mẹ được tăng phúc tăng thọ.

Vào ngày này, các bạn trẻ tri ân, tỏ lòng biết ơn với cha mẹ theo nhiều cách khác nhau.

Nói về truyền thống lên chùa cầu may, bạn Nguyễn Thị Phương Anh - sinh viên năm cuối Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH KHXH&NV) - chia sẻ: "Là một người trẻ có nhân duyên biết đến đạo Phật, tôi nhận thấy rằng, lễ Vu Lan đã củng cố đạo lý uống nước nhớ nguồn, đặc biệt là việc hiếu kính đối với ông bà và cha mẹ. Thật vui mừng khi những năm gần đây, lễ Vu Lan không còn dừng lại là ngày lễ riêng của đạo Phật mà đã lan toả mạnh mẽ, trở thành đại lễ báo hiếu trên khắp cả nước.

Từ khi học cấp 3 đến nay, mỗi dịp Vu Lan hàng năm, tôi thường cùng người thân tới chùa tham gia vào các chương trình, nghi lễ truyền thống Phật giáo như: Lễ đặt bát cúng dường Tam Bảo, lễ dâng đăng tri ân cha mẹ, lễ quy y Tam Bảo… hoặc sẽ cùng bạn bè đăng ký hỗ trợ công tác tổ chức ngày lễ tại chùa".

Tham gia những chương trình tại chùa dịp lễ Vu Lan, Nguyễn Thị Phương Anh có cơ hội hiểu sâu hơn về đạo hiếu, về mười ân đức của mẹ cha, hiểu rằng việc báo hiếu cha mẹ không chỉ dừng lại ở phụng dưỡng về vật chất mà còn cả về tinh thần.

Phương Anh tham dự lễ thả đèn hoa đăng dịp Vu Lan báo hiếu. Ảnh: NVCC.
Phương Anh tham dự lễ thả đèn hoa đăng dịp Vu Lan báo hiếu. Ảnh: NVCC

Giống như Phương Anh, Vân Ngô (22 tuổi) và Trần Thịnh (25 tuổi) cũng có thói quen đi chùa cúng bái, cầu may cho cha mẹ mỗi dịp rằm tháng bảy.

"Khi tham gia lễ Vu Lan tại chùa, tôi có cơ hội nói lời xin lỗi và cảm ơn tới cha mẹ - điều mà tôi và nhiều bạn trẻ hiếm khi dám nói ra. Tôi được chứng kiến những giọt nước mắt hạnh phúc của cha mẹ khi thấy con hiếu thảo, những nụ cười của con cái khi còn cha mẹ ở bên.

Dù vẫn còn ngại ngùng khi nói lời yêu thương với mẹ, nhưng tôi rất vui vì được cùng mẹ tham gia các hoạt động hướng Phật, giải hạn, cầu may" - Trần Thịnh kể về kỷ niệm trong các mùa Vu Lan anh từng tham gia.

Từng tham gia nhiều hoạt động trong dịp Vu Lan, bạn Vân Ngô đưa ra quan điểm về chữ hiếu: "Quan điểm của tôi về chữ hiếu là xuất phát từ lòng tri ân và báo hiếu cha mẹ - người đã sinh ra, nuôi nấng và dạy dỗ mình trưởng thành. Hiếu thuận là bổn phận làm con mà cũng là đạo làm người.

Lúc còn trẻ, con cần quan tâm, nghe lời cha mẹ. Khi cha mẹ tuổi già, con cái phải biết phụng dưỡng chăm sóc, sớm thăm tối viếng. Đó mới là điều đáng trân trọng của chữ hiếu".

Vân Ngô và Trần Thịnh vẫn giữ thói quen đi chùa cùng gia đình, bạn bè hàng năm. Ảnh: NVCC.
Vân Ngô và Trần Thịnh vẫn giữ thói quen đi chùa cùng gia đình, bạn bè hàng năm. Ảnh: NVCC

Trong khi đó, không ít bạn trẻ vẫn khá xa lạ với ngày lễ báo hiếu, không có thói quen đi chùa, cúng bái dịp Vu Lan. Bạn Võ Huyền Trang - sinh viên khoa Báo chí, trường ĐH KHXH&NV - cho hay: "Theo tôi, quan trọng vẫn là tấm lòng chân thành, không nhất thiết cứ phải đi chùa chiền, cúng bái mới là hiếu thuận. Đối với người không theo đạo Phật, tôi nghĩ chỉ cần tặng quà và cảm ơn bố mẹ là đã thể hiện lòng thành rồi.

Hơn nữa, tôi cũng bận đi học, đi làm nên không có thời gian đến chùa nghe giảng đạo, làm mâm thờ cúng. Gia đình tôi cũng chưa từng tới chùa những ngày này nhưng có cách riêng để mừng ngày Vu Lan, phù hợp với điều kiện và gia cảnh".

"Tôi không hiểu rõ về nguồn gốc của lễ Vu Lan nhưng tôi được bố mẹ dạy rằng, việc hiếu kính phải thực hiện cả năm, thậm chí cả đời.

Thay vào đó, gia đình tôi coi ngày rằm tháng bảy là ngày Xá tội vong nhân, làm mâm cúng chúng sinh để giải hạn, làm phước chứ không hướng về ý nghĩa báo hiếu như nhiều nơi.

Tuy nhiên, cả nhà mình sẽ quây quần, xem các chương trình về đạo hiếu được phát trên TV để gắn kết, trân trọng tình cảm gia đình hơn" - bạn Vũ Vân Anh, 19 tuổi, ở Hải Phòng, cho hay.

Vũ Vân Anh
Vũ Vân Anh không đến chùa cúng bái mà cùng gia đình theo dõi các nghi lễ, sự kiện qua màn hình nhỏ. Ảnh: NVCC
Huyền Chi
TIN LIÊN QUAN

Hiểu thêm về nguồn gốc và ý nghĩa Vu Lan báo hiếu

LÝ VIẾT TRƯỜNG |

Vu Lan là ngày của các nước Á Đông thường được tổ chức vào ngày rằm tháng 7, với mục đích lễ tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tỏ lòng hiếu thuận với các bậc sinh thành.

Thông điệp ý nghĩa mùa Vu Lan

THANH HƯƠNG |

“Ơn nghĩa sinh thành” - chương trình nghệ thuật do Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp cùng các đơn vị liên quan sẽ diễn ra vào 20h15 ngày 10.8 tại Cung Văn hóa Lao Động Hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội).

“Ơn nghĩa sinh thành 2022”–Chương trình nghệ thuật đặc biệt nhân mùa Vu Lan

Thanh Hương |

Chiều 2.8, báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Oscar Media, Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC tổ chức gặp mặt báo chí thông tin về chương trình nghệ thuật báo hiếu cha mẹ nhân mùa Vu Lan với chủ đề “Ơn nghĩa sinh thành".

Hình ảnh vợ chồng địu con giữa nước lũ là dàn dựng câu view

Lam Thanh |

Hà Giang - Bức ảnh cặp vợ chồng địu con nhỏ sơ tán giữa dòng nước lũ thực chất chỉ để làm content câu view.

Đại tướng Phan Văn Giang gửi thư động viên cán bộ, chiến sĩ

Vương Trần |

Đại tướng Phan Văn Giang đã gửi thư động viên cán bộ, chiến sĩ toàn quân và dân quân tự vệ đang thực hiện nhiệm vụ khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

Thủ tướng bổ nhiệm 2 Thứ trưởng Bộ Xây dựng

PHẠM ĐÔNG |

Ông Phạm Minh Hà và ông Nguyễn Việt Hùng vừa được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng.

Lô hàng cứu trợ khẩn cấp đầu tiên từ Australia về Việt Nam

Phạm Huyền |

Chính phủ Australia công bố cung cấp cho Việt Nam khoản viện trợ ban đầu trị giá 3 triệu AUD nhằm ứng phó với các thiệt hại do siêu bão Yagi gây ra.

Phê chuẩn ông Trần Hồng Thái giữ chức Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ đã phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đối với ông Trần Hồng Thái, Phó Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng.