Một số ý kiến góp ý đối với Luật Dầu khí (sửa đổi)

ThS Phạm Văn Chung - Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum |

Luật Dầu khí là đạo luật quan trọng, được ban hành ngày 6.7.1993, được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2000, 2008 đã tạo điều kiện cơ sở pháp lý cho sự phát triển của ngành dầu khí.

Sau khi nghiên cứu dự thảo, Luật Dầu khí (sửa đổi), tôi xin tham gia một số ý kiến để hoàn thiện dự thảo Luật này. Cụ thể:

Thứ nhất, tại Khoản 1 Điều 5 dự thảo, Nhà nước có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài đầu tư để tiến hành điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí tại Việt Nam. Khoản 3 Điều 12 quy định cá nhân phải liên danh với tổ chức để thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí.

Tuy nhiên, toàn bộ dự thảo không quy định về quyền và nghĩa vụ của cá nhân khi liên danh với tổ chức để tiến hành điều tra cơ bản về dầu khí tại Việt Nam.

Dự thảo cũng không quy định hình thức tổ chức thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí khi cá nhân liên danh với tổ chức để thực hiện (Khoản 3 Điều 10 dự thảo chỉ quy định hình thức tổ chức thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí trong trường hợp cơ quan, doanh nghiệp nhà nước và tổ chức khác chủ trì thực hiện đề án).

Vì vậy, để bảo vệ quyền của cá nhân cũng như cụ thể về nghĩa vụ của cá nhân khi liên danh với tổ chức để tiến hành điều tra cơ bản về dầu khí tại Việt Nam; làm rõ hình thức tổ chức thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí khi cá nhân liên danh với tổ chức, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, bổ sung.

Thứ hai, theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 dự thảo, một trong các hành vi bị nghiêm cấm. Tuy nhiên, dự thảo chưa quy định cụ thể cơ quan có thẩm quyền cho phép điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí.

Vì vậy, đề nghị cần làm rõ danh mục đề án điều tra cơ bản về dầu khí được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy định tại Điều 10 dự thảo; hợp đồng dầu khí được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 dự thảo hay giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được quy định tại Điều 27 có là hình thức cho phép thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí hoặc hoạt động dầu khí không?

Nếu coi đây là hình thức cho phép thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí hoặc hoạt động dầu khí, đề nghị quy định rõ để đảm bảo tính minh bạch của văn bản pháp luật.

Thứ ba, tại Điều 26 dự thảo quy định trường hợp bất khả kháng là một trong các trường hợp tạm dừng thực hiện một số quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí (Khoản 6 Điều 26).

Thời gian tạm dừng thực hiện một số quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí trong trường hợp bất khả kháng không tính vào thời hạn hợp đồng dầu khí (Khoản 7 Điều 26).

Dự thảo không quy định cụ thể những trường hợp được công nhận là trường hợp bất khả kháng. Nội dung chính của hợp đồng dầu khí quy định tại Điều 30 cũng không quy định các bên thỏa thuận về trường hợp bất khả kháng trong hoạt động dầu khí. Dự thảo cũng không giao Chính phủ quy định về trường hợp bất khả kháng.

Sở Tư pháp nhận thấy, sự kiện bất khả kháng là sự kiện rất quan trọng. Sự kiện này xuất hiện dẫn tới tạm dừng thực hiện một số quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí; kéo dài thời gian thực hiện một số hoạt động khác có liên quan.

Đề nghị xem xét, quy định trường hợp bất khả kháng trong hoạt động dầu khí được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự năm 2015 hoặc quy định các bên trong hợp đồng dầu khí thỏa thuận về trường hợp bất khả kháng và thỏa thuận về trường hợp bất khả kháng là một trong các nội dung cơ bản của hợp đồng dầu khí.

Thứ tư, tại Điều 15, việc lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí được thực hiện bằng một trong các hình thức. Theo đó, chào thầu cạnh tranh được thực hiện khi không nằm trong kế hoạch đấu thầu và kèm theo một số tiêu chí cụ thể.

Tuy nhiên, dự thảo không thể hiện trường hợp đấu thầu hạn chế có trong kế hoạch đấu thầu hay không có kế hoạch đấu thầu? Ngoài ra, trách nhiệm đề xuất đấu thầu hạn chế, chào thầu cạnh tranh; thẩm quyền quyết định đấu thầu hạn chế, chào thầu cạnh tranh cũng chưa được quy định.

Vì vậy, để đảm bảo thực hiện được việc đấu thầu hạn chế, chào thầu cạnh tranh trong hoạt động dầu khí, đề nghị nghiên cứu, bổ sung, làm rõ các vấn đề nêu trên.

Thứ năm, thực tế sản lượng dầu khí ở Việt Nam đang dần suy giảm, việc ban hành chính sách khuyến khích thu gom khí đồng hành và phát triển khai thác các mỏ cận biên là hết sức cần thiết để tiếp tục duy trì và gia tăng sản lượng khai thác dầu khí ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, ngoài việc góp phần phát triển kinh tế, hoạt động dầu khí còn gắn kết chặt chẽ với lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại, chủ quyền biển đảo quốc gia...

Vì vậy, để thực sự đẩy mạnh, thu hút đầu tư vào hoạt động dầu khí, tăng tính cạnh tranh, sức hấp dẫn của môi trường đầu tư, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, tôi cho rằng việc quy định chính sách khai thác tài nguyên đối với mỏ dầu khí khai thác tận thu là cần thiết (Điều 55 dự thảo).

Tuy nhiên, đề nghị xem xét quy định cụ thể ngay trong Luật mức thu hồi chi phí tối đa sản lượng dầu khí khai thác được trong năm thay vì quy định nguyên tắc thu nộp ngân sách nhà nước đối với mỏ dầu khí khai thác tận thu như dự thảo.

ThS Phạm Văn Chung - Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum
TIN LIÊN QUAN

Kỳ vọng Luật Dầu khí như hoàng tử đánh thức nàng công chúa dầu khí đang ngủ

Vương Trần |

Luật Dầu khí nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư vào hoạt động dầu khí, bảo đảm tính cạnh tranh và tăng sức hấp dẫn của môi trường đầu tư.

Sửa Luật Dầu khí: Ý kiến khác nhau về thẩm quyền phê duyệt hợp đồng dầu khí

PHẠM ĐÔNG |

Theo Chủ tịch Quốc hội, hợp đồng dầu khí rất quan trọng, ràng buộc trách nhiệm và nghĩa vụ, có tính chất dài hạn hàng chục năm. Do vậy nên để Thủ tướng phê duyệt toàn bộ nội dung hợp đồng, còn phân cấp thì luật quy định nguyên tắc cơ bản để Bộ Công Thương chịu trách nhiệm.

Luật Dầu khí (sửa đổi) góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tự chủ năng lượng

NHÓM PV |

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, việc xây dựng dự án Luật Dầu khí (sửa đổi) góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế, nhất là về năng lượng. Sửa đổi Luật Dầu khí sẽ giải quyết 6 nhóm chính sách đã được thông qua.

Vinafco lãi 2,8 tỉ, chưa bồi thường vụ rơi pin xuống biển

Lục Giang |

Vinafco đang phối hợp cùng các chủ hàng, công ty bảo hiểm và các cơ quan chức năng giải quyết sự cố vụ 37 container rơi xuống biển, trong đó có hơn 10 tấn pin.

Xuất hiện clip đánh, đá trẻ tại nhà trẻ, công an vào cuộc

Phan Thành |

Bình Thuận - Từ hình ảnh bảo mẫu đánh bầm tím trẻ nhỏ và đoạn camera cảnh đánh, đá trẻ nhỏ tại nhà trẻ, công an vào cuộc làm rõ.

Người dân Huế di chuyển ôtô lên chỗ cao đề phòng ngập do mưa to

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Trong trưa và chiều 18.9, mưa to đã khiến một số đoạn đường tại TP Huế bị ngập, nhiều người dân di chuyển ôtô lên chỗ cao đề phòng thiệt hại.

Bão chưa vào nhưng một số nhà dân ở Quảng Ngãi đã tốc mái

VIÊN NGUYỄN |

Gió lốc trong đêm làm tốc mái 3 ngôi nhà của người dân ở xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Báo chí đang theo xu thế không chỉ phản ánh mà phải cung cấp luận giải và giải pháp

Theo Hồng Sâm/Nhà báo & Công luận |

Báo chí thế giới giờ cũng đi theo xu hướng báo chí xây dựng, báo chí giải pháp, chứ không chạy theo câu khẩu hiệu “ở nơi nào có máu chảy là ở đó có tin” để sản xuất ra những thông tin giật gân như trước”, đó là nhấn mạnh của Nhà báo Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam trước thềm Diễn đàn Tổng Biên tập 2024 “Báo chí giải pháp: Hướng đi cho báo chí truyền thống?” (diễn ra ngày 21.9 tới tại Bình Thuận).