Bác sĩ chia sẻ cách phát hiện di chứng hậu COVID-19 ở trẻ em

Trang Thiều |

Theo các chuyên gia y tế, triệu chứng COVID-19 ở trẻ em nhẹ hơn so với người lớn, số chuyển nặng và nhập viện ít, nhưng vẫn có nhiều trường hợp trẻ sau mắc COVID-19 xuất hiện triệu chứng kéo dài.

Hậu COVID-19 là gì?

Theo PGS.TS Trần Minh Điển - Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, hiện nay có rất nhiều thuật ngữ cùng tồn tại như: hậu COVID-19 (post-COVID-19), COVID-19 mạn tính (chronic COVID-19) hay tình trạng COVID-19 kéo dài (long COVID-19). Tuy nhiên, thuật ngữ hậu COVID-19 được sử dụng phổ biến.

Với trẻ em, hậu COVID-19 là thuật ngữ để chỉ một nhóm triệu chứng tồn tại lâu dài như mệt mỏi, rối loạn vị giác, đau đầu, ho, khó thở… trẻ gặp phải sau mắc COVID-19 trong vòng 3 tháng và có ảnh hưởng đến hoạt động hằng ngày của trẻ.

Các triệu chứng này có thể tồn tại từ lúc mắc bệnh ban đầu hoặc mới xuất hiện sau khi đã khỏi bệnh và không do các căn nguyên khác gây ra.

Các tổn thương hậu COVID-19

Bác sĩ Nhi khoa Nguyễn Mạnh Cường - Bệnh viện Quân Y 103 đã chia sẻ cụ thể về các tổn thương hậu COVID-19 như sau:

Về hô hấp, trẻ có biểu hiện đau ngực, ho kéo dài, đau rát họng và ho đờm. Đặc biệt khó thở hơn khi tập thể dục. Theo đó, một số triệu chứng này có thể kéo dài trong 3 tháng hoặc lâu hơn.

Về tim mạch, trẻ đau ngực, khó thở, nhịp tim không đều hoặc rối loạn nhịp, hồi hộp trống ngực và mệt mỏi nhanh; huyết áp và nhịp tim thay đổi (cần đo tại cơ sở y tế).

Về vị giác, khứu giác, trẻ có biểu hiện là bỏ bú, bỏ ăn (do không nhận ra mùi vị của sữa mẹ). Giai đoạn hiện nay triệu chứng này ít gặp hơn, thay vào đó là ho kéo dài, đau rát họng và sốt phát ban lành tính.

Về hệ thần kinh - tâm thần, trẻ có thể khó ngủ, ngủ không sâu giấc, khó tập trung, hay lơ đãng, giảm trí nhớ hoặc hay cáu gắt. Có thể đau đầu nhưng tỉ lệ rất thấp.

Về hệ tiêu hóa, COVID-19 có khả năng làm thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột, bao gồm làm giàu các sinh vật cơ hội (bất lợi) và làm cạn kiệt các chủng vi sinh thường trú (có lợi) dẫn đến bé có thể buồn nôn, nôn, đi ngoài phân lỏng (thường không lẫn máu), rối loạn đại tràng.

Về da, niêm mạc, tóc và móng tay, trẻ xuất hiện mề đay, mẩn, sẩn đỏ, móng tay móng chân COVID-19, rụng tóc nhiều.

Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em do COVID-19 - tình trạng viêm hiếm gặp và nghiêm trọng, có thể xuất hiện vài tuần sau khi trẻ khỏi bệnh COVID-19. Hội chứng này gây ra tình trạng viêm sâu khắp cơ thể trẻ, ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng lớn trong cơ thể.

Phát hiện di chứng hậu COVID-19 ở trẻ

Theo tài liệu hướng dẫn của Trung tâm bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương và Hội thầy thuốc Trẻ Việt Nam, trẻ cần đi khám tại bệnh viện nếu đã từng mắc COVID-19 hoặc tiếp xúc với người mắc COVID-19 hoặc sống trong vùng dịch và có một trong các dấu hiệu sau:

Sốt cao liên tục, nổi ban đỏ hoặc xung huyết kết mạc, phù nề niêm mạc miệng, bàn tay, chân; nôn, đau bụng, tiêu chảy, lơ mơ, li bì, co giật, tiểu ít; phù chân, phù mí mắt.

Các chuyên gia của Bệnh viện Nhi Trung ương cũng khuyến cáo, khi cha mẹ thấy trẻ xuất hiện bất kỳ dấu hiệu/ triệu chứng nào mà trước khi mắc COVID-19 trẻ không có, cần cho trẻ đi khám tại các cơ sở y tế để xác định bệnh cũng như có chế độ điều trị, can thiệp, và chăm sóc hợp lý.

Trường hợp trẻ phải nhập viện trong đợt mắc COVID-19 cấp tính, nên cho trẻ đi khám lại theo lịch hẹn của cơ sở y tế (nếu có). Ngoài ra, dù trẻ không có các triệu chứng nghi ngờ của hậu COVID-19, cha mẹ có thể đưa trẻ tới khám bác sĩ nhi khoa vào khoảng thời gian 4 – 12 tuần sau mắc COVID-19 để được kiểm tra, tư vấn về các vấn đề sức khỏe của trẻ.

Trang Thiều
TIN LIÊN QUAN

Phụ huynh cần làm gì để trẻ không mắc COVID-19 khi đi học trực tiếp?

Thiều Trang |

Với mong muốn giúp đỡ phụ huynh trang bị kỹ các kiến thức phòng chống dịch COVID-19 cho con trẻ, bác sĩ Nhi khoa Nguyễn Mạnh Cường - Bệnh viện Quân y 103 đã chia sẻ các biện pháp đưa con đến trường an toàn, hạn chế trường hợp trẻ mắc COVID-19.

Chuyên gia nói về hội chứng hậu COVID-19 ở trẻ em

Thùy Linh |

Trong thời gian gần đây, số trẻ em mắc COVID-19 ở nước ta tăng cao. Mặc dù triệu chứng của COVID-19 ở trẻ em nhẹ hơn so với người lớn, số chuyển nặng và nhập viện ít, nhưng một tỉ lệ nhất định trẻ sau khi mắc COVID-19 tồn tại kéo dài các triệu chứng như ho, đau đầu, mệt mỏi, rối loạn hành vi, mất vị giác…

Cảnh báo hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em do COVID-19

Thiều Trang |

Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C) là tình trạng viêm hiếm gặp và nghiêm trọng, có thể xuất hiện vài tuần sau khi trẻ khỏi COVID-19. Theo các chuyên gia, hội chứng này ít gặp nhưng phải theo dõi và cấp cứu kịp thời cho trẻ, nếu không sẽ để lại hậu quả khó lường.

Cả gia đình thoát nạn lở đất nhờ sơ tán kịp thời

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Một gia đình may mắn thoát nạn bởi mới di dời khỏi căn nhà được vài chục phút thì lở đất ập tới làm sập nhà.

Nhanh chóng khắc phục sự cố rò rỉ bờ đê sông Mã ở Thanh Hóa

QUÁCH DU |

Sau nỗ lực xuyên đêm, lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa đã cơ bản khắc phục xong sự cố rò rỉ bờ đê sông Mã (đoạn qua xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc).

Loạt bất động sản khủng Trương Mỹ Lan dùng để khắc phục

NHÓM PV |

TPHCM - Trương Mỹ Lan bày tỏ sự hối hận sâu sắc về hậu quả vụ án gây ra, khẳng định sẵn sàng dùng các siêu dự án để khắc phục hậu quả cho trái chủ.

Hình ảnh giản dị của phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp

VƯƠNG TRẦN - Ảnh: Đại tá Trần Hồng |

Những hình ảnh giản dị đời thường của Phó Giáo sư Đặng Bích Hà - phu nhân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp được ghi lại qua ống kính của Đại tá Trần Hồng.

Google hỗ trợ quảng bá du lịch, văn hóa Việt Nam ra thế giới

Chí Long |

Đoàn công tác của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao đổi với đại diện Google về khả năng hợp tác để quảng bá văn hóa, du lịch, chuyển đổi kỹ thuật số...