Các nhà khoa học Việt Nam tiếp cận Nobel Y học 2018 trong điều trị ung thư như thế nào?

Trường Hùng |

Viện Công nghệ sinh học đã cử một số cán bộ sang học tập và làm việc trực tiếp với nhóm học trò của ông Honjo- một trong hai tác giả của Nobel Y học 2018 về nghiên cứu trên.

Giải thưởng Nobel Y học 2018 được trao cho 2 nhà khoa học James P. Allison (Mỹ) và Tasuku Honjo (Nhật Bản) vào ngày 1.10 về phương pháp điều trị ung thư bằng cơ chế “ức chế miễn dịch âm tính” đã mở ra nguyên lý mới trong điều trị căn bệnh này.
 

Đó là đánh giá của PGS, TS. Chu Hoàng Hà – Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Cũng theo PGS, TS. Hà, tế bào miễn dịch vốn có thể tiêu diệt tế bào lạ, nhưng khi tế bào lạ này là tế bào ung thư phát triển cơ chế ức chế phần nhận biết của tế bào miễn dịch, làm cho tế bào miễn dịch coi tế bào ung thư là tế bào bình thường và không tiêu diệt tế bào ung thư.

Bởi vậy, bằng việc phát hiện ra loại protein CTLA-4 và protein PD-1 hai nhà khoa học trên đã tìm ra cơ chế giải phóng ức chế của tế bào ung thư, làm cho tế bào miễn dịch nhận biết được và tiêu diệt tế bào ung thư.

Cơ chế hoạt động của protein CTLA - 4 trong việc điều trị ung thư, phát hiện của ông Allison. Ảnh: Twitter/Nobel Prize.
Cơ chế hoạt động của protein CTLA - 4 trong việc điều trị ung thư, phát hiện của ông Allison. Ảnh: Twitter/Nobel Prize.
Tuy rằng hai nhà khoa học tìm thấy phương pháp này trên 2 loại ung thư khác nhau nhưng đều cung cấp một nguyên lý chung “cơ chế ức chế miễn dịch âm tính” giúp cho các nhà khoa học đi sâu nghiên cứu điều trị các loại ung thư khác.

Cơ chế hoạt động của protein PD-1 trong việc điều trị ung thư, phát hiện của ông Honjo. Ảnh: Twitter/Nobel Prize.
Cơ chế hoạt động của protein PD-1 trong việc điều trị ung thư, phát hiện của ông Honjo. Ảnh: Twitter/Nobel Prize.
Với thành tựu này, chúng ta có thể phát triển các loại thuốc có khả năng ức chế phân tử làm mù tế bào miễn dịch, làm cho tế bào miễn dịch có thể nhận biết và tiêu diệt tế bào ung thư.

Hiện nay trên thế giới thuốc từ phương pháp này đang được phát triển, điển hình là những thử nghiệm thuốc ở Viện Nghiên cứu Ung thư (Mỹ) và Đại học Kyoto (Nhật Bản).

Còn ở Việt Nam hiện nay, theo PGS. TS Chu Hoàng Hà, do đây là thành tựu mới nên chúng ta chưa tiếp cận được nhiều. Nhận thức được điều đó, Viện Công nghệ sinh học đã cử một số cán bộ sang học tập và làm việc trực tiếp với nhóm học trò của ông Honjo về nghiên cứu trên.

Ngoài ra nghiên cứu trên về bệnh ung thư, các viện nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam như viện Công nghệ sinh học, viện Hóa sinh biển, viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên,… còn phát triển các nghiên cứu về sàng lọc các hợp chất tự nhiên (cây thuốc, cây cỏ, vi sinh vật, sinh vật biển...) có khả năng tiêu diệt và ức chế tế bào ung thư, phát triển các vật liệu nano sinh học để tạo ra các phân tử thuốc hướng đích tiêu diệt tế bào ung thư nhưng ít gây ảnh hưởng xấu tới các tế bào bình thường.

Trường Hùng
TIN LIÊN QUAN

Giải Nobel y học 2018: Đột phá điều trị ung thư đã được ứng dụng tại Việt Nam

Thùy Linh |

Tính tới năm 2018, mỗi năm ở nước ta có khoảng 164.671 ca mới mắc ung thư, tỉ lệ mới mắc/100.000 dân là 151,4 ca, đứng thứ 87/186 quốc gia có báo cáo số liệu ung thư; và 114.871 ca tử vong do ung thư, tỉ lệ tử vong/100.000 dân là 104,4 đứng thứ 130/186 quốc gia có báo cáo số liệu ung thư. Những con số trên là hồi chuông cảnh báo thực trạng người bệnh thường đến khám và điều trị ở giai đoạn muộn. Rất nhiều bệnh nhân ung thư đã mất hy vọng khi phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối. 

Từ giải Nobel Y học 2018, con đường nào cho bệnh nhân ung thư Việt Nam?

Đ.P |

Vừa qua, giải Nobel Y học 2018 đã được trao cho hai nhà khoa học James P.Allison (Mỹ) và Tasuku Honjo (Nhật Bản) nhờ tìm ra liệu pháp điều trị ung thư bằng cách ức chế chốt kiểm miễn dịch (liệu pháp miễn dịch). Tại Việt Nam, liệu pháp này đã được đưa vào điều trị một số loại bệnh ung thư và có những kết quả nhất định.

Giải Nobel Y học 2018 với đột phá điều trị ung thư: Hy vọng mới của hàng triệu bệnh nhân ung thư

Giang TL |

Giải thưởng Nobel Y học 2018 đã được trao cho hai nhà khoa học, James Allison (Mỹ) và Tasuku Honjo (Nhật Bản), vì những khám phá trong điều trị ung thư bằng cách ức chế điều hòa miễn dịch âm tính, mang lại hy vọng sống cho nhiều bệnh nhân ung thư.

Man City giữ ngôi đầu Premier League sau hòa kịch tính với Arsenal

Nhóm PV |

Man City thoát thua ngay trên sân nhà trước Arsenal nhờ bàn thắng ở phút 90+8 ở vòng 5 Premier League vào rạng sáng 23.9.

Bàn giao túi vàng bỏ quên trong thùng từ thiện gửi vùng lũ

Đinh Đại |

Lào Cai - Tối 22.9, thông tin từ Công an huyện Bảo Thắng, Công an xã Xuân Quang đã tổ chức bàn giao túi đồ trang sức bằng vàng bỏ quên trong thùng đồ từ thiện.

Thanh Hóa di dời khẩn cấp hơn 200 học sinh ra khỏi điểm sạt lở

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Mưa lớn khiến sạt lở đất vào khu ký túc xá học sinh, ngay sau đó lực lượng chức năng đã di dời khẩn cấp hơn 200 học sinh đến nơi an toàn.

Thể Công Viettel thắng ngược Hà Nội FC tại sân Mỹ Đình

NHÓM PV |

Tối 22.9, Thể Công Viettel đã đánh bại Hà Nội FC với tỉ số 2-1 tại vòng 2 LPBank V.League 2024-2025.

Áo mưa miễn phí ấm lòng người lao động giữa mùa mưa ở TPHCM

NHƯ QUỲNH |

TPHCM - Những chiếc áo mưa được anh Đỗ Thanh Long phát miễn phí cho người lao động khiến mọi người cảm thấy ấm lòng giữa mùa mưa bão.