COVID-19 chính thức được xem là bệnh nghề nghiệp

Thùy Linh |

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 02 quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng Bảo hiểm xã hội (BHXH). Trong đó, Bộ Y tế đã bổ sung COVID-19 vào danh sách các bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH.

Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương ký ban hành sẽ có hiệu lực từ 1.4.2023. Như vậy COVID-19 trở thành bệnh nghề nghiệp thứ 35.

Bộ Y tế nêu rõ bệnh COVID-19 được xem là một loại bệnh nghề nghiệp. Bệnh phát sinh trong quá trình lao động do người lao động phải tiếp xúc với virus SARS-CoV-2 có trong môi trường lao động.

Theo Bộ Y tế, người lao động làm nghề, công việc thường gặp và nguồn tiếp xúc với virus SARS-CoV-2 bao gồm 6 nhóm cơ bản:

Người làm nghề, công việc tại cơ sở y tế.

Người làm nghề, công việc trong phòng thí nghiệm, lấy mẫu, vận chuyển mẫu, xử lý, bảo quản và tiêu hủy mẫu có chứa virus SARS-CoV-2.

Người làm nghề, công việc phòng chống dịch, phục vụ, cứu trợ người nhiễm virus SARS-CoV-2 bao gồm: Người làm nghề, công việc trực tiếp trong khu cách ly tập trung, cách ly y tế tại nhà, cách ly y tế vùng có dịch, hỗ trợ chăm sóc người bệnh COVID-19 tại nhà; Người vận chuyển, phục vụ người bệnh COVID-19 Người vận chuyển, khâm liệm, bảo quản, hỏa táng, mai táng thi hài người bệnh COVID-19; Người giám sát, điều tra, xác minh dịch COVID-19 Nhân viên hải quan, ngoại giao, nhân viên làm công tác xuất nhập cảnh.

Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân, công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng và viên chức quốc phòng.

Chiến sĩ, sĩ quan thuộc lực lượng công an.

Người làm nghề, công việc khác được cử tham gia phòng chống dịch COVID-19.

Theo Bộ Y tế, thời gian tiếp xúc tối thiểu (thời gian tiếp xúc ngắn nhất với yếu tố có hại trong quá trình lao động để có thể gây bệnh nghề nghiệp) là 1 lần. Thời gian bảo đảm (khoảng thời gian kể từ khi người lao động đã thôi tiếp xúc với nguồn lây đến thời điểm phát bệnh là 28 ngày.

Việc chẩn đoán xác định bệnh COVID-19 theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tại Quyết định số 250/QĐ-BYT ngày 28.1.2022 về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 và Quyết định số 437/QĐ-BYT ngày 27.2.2022 về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm của Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19.

Bộ Y tế nêu rõ thời gian khám xác định di chứng: Sau tối thiểu sáu tháng kể từ khi mắc bệnh COVID-19 và được điều trị ổn định. Trường hợp không điều trị ổn định được thực hiện theo quy định hiện hành.

Bộ Y tế hướng dẫn những người làm nghề, công việc trên được chẩn đoán xác định mắc bệnh COVID-19 do tiếp xúc trong quá trình lao động trong thời gian từ ngày 1.2.2020 đến trước ngày 1.4.2023 được lập hồ sơ bệnh nghề nghiệp để khám giám định và được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp theo các quy định hiện hành.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.526.627 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 117/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.485 ca nhiễm). Tổng số người mắc COVID-19 ở nước ta đã khỏi là: 10.614.644 ca.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Thử nghiệm phương pháp mới điều trị COVID-19 cho kết quả khả quan

Ngọc Vân |

Phương pháp điều trị COVID-19 bằng thuốc kháng virus một mũi tiêm cho bệnh nhân mới bị mắc có tác dụng giảm một nửa nguy cơ nhập viện.

Dịch COVID-19 giảm nhiệt, cần tiếp tục phòng dịch, cảnh giác biến thể mới

Thùy Linh |

Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, biến thể phụ mới của Omicron là Orthrus đã xuất hiện tại gần 70 quốc gia, thì ngành y tế và các địa phương cần hết sức cảnh giác với dịch.

Bộ Y tế: Hạn chế tối đa dịch COVID-19 lây lan trong bệnh viện

Thùy Linh |

Bộ Y tế yêu cầu tại các cơ sở điều trị tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm COVID-19, hạn chế tối đa lây lan dịch bệnh trong bệnh viện, đặc biệt tăng cường bảo vệ người bệnh thuộc nhóm có nguy cơ cao, khu hồi sức tích cực, tim mạch, thận nhân tạo, phẫu thuật...


Đã tìm thấy 3 cháu bé bị mất tích nhiều ngày tại Ninh Bình

NGUYỄN TRƯỜNG |

Sau nhiều ngày tìm kiếm, lực lượng chức năng đã tìm thấy 3 cháu bé bị mất tích tại xã Kim Tân, huyện Kim Sơn (Ninh Bình).

Chủ tịch Tân Hoàng Minh được giảm 1 năm tù

Việt Dũng |

Ông Đỗ Anh Dũng - Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh được ghi nhận có các tình tiết mới nên được giảm án, bị hại duy nhất kháng cáo bị bác đơn.

Tài xế khai chuyện chở thùng tiền từ SCB về Vạn Thịnh Phát

Tâm Tú |

TPHCM - Lái xe của Trương Mỹ Lan khai, nhiều lần đến Ngân hàng SCB vận chuyển những thùng tiền đã được đóng sẵn đưa về Vạn Thịnh Phát hoặc nhà riêng của Lan.

Bỏ giấy chuyển tuyến bệnh hiểm nghèo, giảm tiền túi cho dân

ANH HUY |

Trong dự Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi có đưa ra việc bỏ thủ tục chuyển tuyến với một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... để giảm chi tiền túi cho dân.

Mực nước gần 61m, hồ thủy điện lớn nhất miền Nam xả lũ 4 cửa

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Hồ Thủy điện Trị An tiếp tục xả lũ qua đập tràn với tổng lưu lượng xả xuống hạ du tăng từ 1.440 m3/giây - 1.490m3/giây, xả 4 cửa.

Thử nghiệm phương pháp mới điều trị COVID-19 cho kết quả khả quan

Ngọc Vân |

Phương pháp điều trị COVID-19 bằng thuốc kháng virus một mũi tiêm cho bệnh nhân mới bị mắc có tác dụng giảm một nửa nguy cơ nhập viện.

Dịch COVID-19 giảm nhiệt, cần tiếp tục phòng dịch, cảnh giác biến thể mới

Thùy Linh |

Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, biến thể phụ mới của Omicron là Orthrus đã xuất hiện tại gần 70 quốc gia, thì ngành y tế và các địa phương cần hết sức cảnh giác với dịch.

Bộ Y tế: Hạn chế tối đa dịch COVID-19 lây lan trong bệnh viện

Thùy Linh |

Bộ Y tế yêu cầu tại các cơ sở điều trị tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm COVID-19, hạn chế tối đa lây lan dịch bệnh trong bệnh viện, đặc biệt tăng cường bảo vệ người bệnh thuộc nhóm có nguy cơ cao, khu hồi sức tích cực, tim mạch, thận nhân tạo, phẫu thuật...